26 Tết, cầu Mỹ Thuận và phà Đình Khao đông kín người miền Tây về quê
Ngày 26 Tết, người dân miền Tây từ khắp nơi đã trở về quê. Ghi nhận của Thanh Niên tại cầu Mỹ Thuận và phà Đình khao chật kín người.
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, ngày 28.1 (26 Tết), tại phà Đình Khao (H.Long Hồ, Vĩnh Long) nhiều phương tiện ùn ứ, xe máy chen chúc giữa các ô tô trọng tải lớn khiến nhiều người “lạnh sống lưng”. Nhiều xe ô tô nối đuôi thành hàng dài trên QL57 phía hai bờ chờ xuống phà Đình Khao.
Đèn tín hiệu giao thông trở nên vô nghĩa ở ngã tư trước phà Đình Khao. Ảnh XUÂN PHÚC
Nguyên nhân việc ùn ứ này một phần là do nhiều người dân đi về quê ăn Tết và đơn vị thi công đang thực hiện nâng cấp QL57, khiến một làn đường bị ‘phong tỏa’ các phương tiện từ hai hướng chỉ di chuyển trên một làn đường khiến tình trạng giao thông càng trở nên phức tạp.
Một người dân điều khiển xe máy biển số tỉnh Bến Tre cho biết, anh cùng vợ và gia đình đang về quê ăn Tết qua khu vực này thì gặp cảnh ùn ứ, bụi bặm mịt mù rất khó chịu.
Đơn vị thi công bịt kín một làn đường khiến các phương tiện chen chúc nhau trên làn đường còn lại tại phà Đình Khao. Ảnh XUÂN PHÚC
Đáng chú ý, tại khu vực ngã tư, đoạn giao nhau giữa QL57 và đường tỉnh 902 – đường 14/9 có hệ thống đèn tín hiệu nhưng dường như mất tác dụng trước dòng người từ 4 hướng đổ về, gây ra cảnh hỗn loạn tại khu vực này. Các ô tô đậu chờ xuống phà Đình Khao đậu gần bít ngã tư khiến các phương tiện, nhất là các xe ô tô tải trọng lớn, di chuyển hết sức khó khăn khi đi từ hướng đường 14/9, đường tỉnh 902 và hướng từ phà Đình Khao đi lên.
Video đang HOT
Càng về trưa, tình trạng hỗn loạn này càng phức tạp, bởi một số tài xế thiếu ý thức, nhưng không thấy xuất hiện bóng dáng lực lượng chức năng điều tiết giao thông ở khu vực này.
Tại khu vực cầu Mỹ Thuận, hướng Tiền Giang – Vĩnh Long, lượng phương tiện tăng đáng kể, chật kín người và phương tiện khiến các phương tiện qua khu vực di chuyển chậm. Bên cạnh đó, phần do một số người điều khiển xe máy thiếu ý thức dừng xe trên cầu để nghỉ ngơi, ngắm cảnh, chụp ảnh….và “đội” bán hàng rong.
Ùn ứ giao thông do một số người dân dừng trên cầu Mỹ Thuận chụp ảnh, nghỉ ngơi…Ảnh XUÂN PHÚC
Ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV (Bộ GTVT), cho biết những ngày này, lượng phương tiện hướng từ TP.HCM đổ về các tỉnh ĐBSCL tăng đột biến. Các công tác họp bàn nhằm đảm bảo công tác an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần cũng đã được triển khai. Tuy nhiên, trên QL57, hướng từ Bến Tre đến Vĩnh Long và ngược lại cũng “ nóng” dần lên khi lượng phương tiện tăng lên từng ngày.
“Không riêng gì bến phà Đình Khao mà các bến phà khác tại miền Tây cũng bị áp lực quá tải, đây là tình trạng chung. Duy nhất phà Đình Khao, có các phương tiện hết niên hạn sử dụng, đơn vị đang triển khai đóng mới. Do số lượng phà ít (chỉ có 2 phương tiện phà) nên khi xảy ra ùn tắc sẽ huy động một số thiết bị, phương tiện ở nơi khác về hỗ trợ. Đồng thời, những phà hết niên hạn (còn thời gian đăng kiểm, kiểm tra) sẽ đứng ra ứng cứu giải tỏa ùn tắc dịp lễ tết”, ông Thành nói thêm.
Ấm áp 'xăng 0 đồng', sửa xe xuyên đêm giúp người miền Tây về quê
Hình ảnh những điểm hỗ trợ thức ăn, nước suối, xăng... dọc đường miền Tây tiếp sức người từ TP.HCM về quê được lan tỏa khắp các diễn đàn mạng xã hội khiến nhiều cư dân mạng rơi nước mắt.
Vì dịch Covid-19, thất nghiệp hơn 4 tháng không có tiền đóng trọ nên anh Dương Quang Tấn (34 tuổi, quê Cà Mau) cùng vợ đi từ TP.HCM về quê miền Tây. Dừng ở trạm xăng 0 đồng nhận được quà tiếp sức, anh vô cùng cảm kích. Trạm xăng 0 đồng với tấm biển: "Xăng 0đ, Bạc Liêu: 2 chai, Cà Mau: 3 chai" được đặt trước trụ sở UBND P.2 (TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) khiến dân mạng không khỏi xúc động.
"8 giờ sáng tôi đi từ Sài Gòn về quê, cách hơn 300 km nhưng đành đi xe máy. Trước vợ chồng tôi phụ giúp quán ăn nhưng dịch bệnh thất nghiệp. Được tặng sữa, bánh tét, xe được đổ xăng thấy quý quá, xúc động không biết nói gì hơn ngoài gửi lời cảm ơn đến các tấm lòng hảo tâm", anh Tấn rưng rưng.
Thành viên nhóm tình nguyện của anh Đức mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn phòng dịch trong quá trình tiếp sức người dân. Ảnh NVCC
Ông Phạm Đình Nguyên, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN P.2, TX.Ngã Năm, cho biết trên đường về quê, nhiều người hết xăng, xe hỏng nên ông đề xuất với Đảng ủy, vận động các tấm lòng hảo tâm đặt trạm xăng miễn phí cho bà con.
"Xe được đổ xăng lúc về quê nên bà con xúc động lắm, nhiều người còn rơi nước mắt. Nửa đêm không có chỗ đổ xăng thấy được tặng miễn phí, họ mừng vì như có nguồn giúp họ tiếp tục hành trình", ông Nguyên nói.
Trạm tiếp tế bánh mì, nước suối khiến nhiều người ấm lòng trên hành trình về quê
Ngoài tặng xăng, bà con còn được hỗ trợ thêm bánh, sữa, áo mưa, nước đóng chai... Chi phí thực hiện được vận động quyên góp từ các tấm lòng hảo tâm và người dân trong phường. Để đảm bảo an toàn, những chai xăng, gói bánh được để sẵn trên bàn, bà con tự lấy. Ngoài ra, trạm xăng cũng chuẩn bị đầy đủ thiết bị phòng cháy. Dự kiến trạm xăng sẽ được đặt thêm 3 ngày, đến khi số lượng người dân miền Tây về quê tránh dịch vắng hơn.
"Mỗi ngày có khoảng 300 - 400 lít xăng được phát cho bà con. Tấm biển viết vậy nhưng nếu ai cần xin thêm trạm vẫn cho, không để bà con hết xăng dọc đường. Hy vọng mọi người sẽ tiếp tục chung tay để bà con đỡ vất vả", ông Nguyên nói.
Trạm xăng 0 đồng khiến nhiều người rưng rưng
Mong người miền Tây sớm quay lại TP.HCM
Nhóm anh Nguyễn Đăng Khoa (39 tuổi, ngụ xã Điềm Hy, H.Châu Thành, Tiền Giang) đã phát bánh mì, nước suối, cháo và sửa xe miễn phí cho người dân về quê trên QL1A (đoạn qua Tiền Giang) từ ngày 3.10. Nhóm hơn 20 người, trong đó có 10 phụ nữ lo chuyện hậu cần, còn lại phụ trách phát quà và sửa xe. "Bà con anh em xung quanh xóm hùn tiền, rau, thịt... ai có gì góp nấy. Phụ nữ thì nấu nướng, mấy anh em chạy tới chạy lui và phát quà, sửa xe", anh kể.
Buổi sáng, nhóm phát bánh mì, sữa, nước suối, buổi chiều đến tối thì phát cháo. Ngày đầu phát 10 thùng sữa, 200 ổ bánh mì và 2.200 phần cháo. Ngày thứ hai nhóm tăng lên 500 ổ bánh mì, 1.700 phần cháo, đến ngày 5.10 phát hơn 2.000 phần cháo và nước suối.
Nhóm xin phép chính quyền địa phương được phát trễ hơn so với giờ quy định là 22 giờ để có thể hỗ trợ được những người chạy xe xuyên đêm về tận Bạc Liêu, An Giang, Cà Mau... Có hai đêm liên tục nhóm anh Khoa phát đến 2 giờ 30 và 3 giờ sáng. Nhóm chia nhau đứng vẫy cờ mời bà con, trời tối thì cầm đèn dạ quang để chiếu sáng. Những người trong nhóm cũng thực hiện đầy đủ 5K để phòng dịch. Nhiều người dân ghé lại sửa xe bị hư bóng đèn, thủng lốp...
"Mình cũng là người dân đi làm xa, mùa dịch thất nghiệp ở nhà, thấy bà con nằm ngoài đường ăn mì gói khổ lắm, mình giúp được gì thì mình giúp", anh Khoa nói.
Tương tự, nhóm thiện nguyện của anh Nguyễn Minh Đức (ở Long An) cũng phát quà cho người dân về quê từ ngày 3.10 với 10 người, phát xôi, cháo, bánh mì cho người lớn và sữa, bánh cho trẻ em. Để an toàn phòng dịch Covid-19, mỗi thành viên đều mặc đồ bảo hộ và xịt khuẩn đầy đủ. Anh Đức cho biết anh từng học tập và làm việc ở TP.HCM nên rất đồng cảm với bà con.
"Mình bàn với nhóm tìm kiếm thêm nhà hảo tâm để gửi ít thực phẩm đi đường cho người miền Tây. Để sau này khi TP hết dịch họ còn lưu luyến và sớm trở lại mảnh đất Sài Gòn", anh bày tỏ.
Hàng chục nghìn người tiếp tục đổ về miền Tây, nhiều tỉnh lo bùng dịch Một số tỉnh miền Tây có đến 30.000 người về quê cùng lúc, nên các địa phương kiến nghị Chính phủ có phương án can thiệp. Trưa 3/10, dòng người chạy xe máy từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương... tiếp tục đổ về miền Tây khiến cửa ngõ của nhiều địa phương bị ùn tắc cục bộ. Không kịp xét nghiệm Trao đổi...