26 dự án BOT sụt giảm doanh thu
Các dự án có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến có nguy cơ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu.
Báo cáo của Tổng cục Đường bộ VN cho biết, trong 57 dự án BOT do cơ quan này quản lý, có 27 dự án có doanh thu tăng và 26 dự án doanh thu giảm so với hợp đồng; 4 dự án còn lại do mới vận hành, khai thác nên chưa đánh giá.
Việc các dự án bị sụt giảm doanh thu có nhiều nguyên nhân, như do lưu lượng thực tế thấp hơn so với dự kiến hợp đồng; tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thực tế thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu dự kiến trong hợp đồng; phân lưu lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành; giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và giảm giá cho khu vực lân cận trạm thu phí; trạm thu phí chưa được đưa vào khai thác theo quy định trong hợp đồng hoặc thời gian đưa vào thu phí chậm so với hợp đồng.
Thậm chí, có những dự án, phương tiện qua lại trên tuyến tăng đều đặn, nhưng doanh thu vẫn sụt giảm do tỷ lệ sử dụng vé tháng/quý cao bất thường so với phương án tài chính hoặc do phải giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn giảm phí cho khu vực lân cận trạm thu phí như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, BOT QL1 qua Quảng Nam, BOT Nam Cầu Giẽ…
Thống kê từ các ngân hàng thương mại cho hay, hiện có 32% các dự án BOT đã hoàn thành, đi vào khai thác có doanh thu thu phí không đạt như dự kiến, dư nợ cho vay đối với các dự án này vào khoảng 43.000 tỉ đồng. Các dự án có doanh thu phí không đạt như phương án tài chính dự kiến có nguy cơ dẫn đến rủi ro phải cơ cấu nợ, chuyển nhóm nợ, phát sinh nợ xấu.
Mai Hà
Video đang HOT
Theo Thanhnien.vn
Lợi nhuận Sabeco sụt giảm khi về tay người Thái
Lợi nhuận gộp của SAB giảm 8,8% xuống còn 8.084 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm từ 26% trong năm 2017 xuống còn 22,5% trong năm 2018.
Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2018 và cả năm 2018.
Cụ thể, năm 2018, Sabeco đạt doanh thu thuần 35.948 tỷ đồng, chỉ tăng 5,1% so với năm 2017. Về chi phí, lớn nhất vẫn là chi phí bán hàng với 2.768 tỷ đồng (giảm 1,5%); kế đến là chi phí quản lý doanh nghiệp với 913 tỷ đồng (giảm 2,4%) và chi phí lãi vay với 35,2 tỷ đồng (giảm 16,4%).
Lợi nhuận gộp của SAB giảm 8,8% xuống còn 8.084 tỉ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm từ 26% trong năm 2017 xuống còn 22,5% trong năm 2018.
Mặc dù tiết giảm chi phí nhưng kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế của Sabeco vẫn giảm 11,4% xuống còn 5.387 tỷ đồng, dù vẫn vượt 10% so với kế hoạch đề ra. Phía Sabeco cho biết, sở dĩ tỷ lệ giá vốn tăng là do chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với năm trước.
Đây là điều mà giới phân tích đã nhận định từ trước. Theo thống kê của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018 của các doanh nghiệp ngành bia, cho thấy sự sụt giảm trong biên lợi nhuận.
Nguyên nhân khiến tỉ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành bia suy giảm trong năm 2018 chủ yếu đến từ chi phí đầu vào tăng. Cụ thể, giá thóc đại mạch đều tăng trong năm 2018.
Ngoài ra, một yếu tố tác động tiêu cực lên các doanh nghiệp ngành bia là việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 60% lên 65%, và các doanh nghiệp khó có chuyển khoản thuế này sang cho người tiêu dùng, do sự cạnh tranh ngày một gay gắt.
Bên cạnh đó, điều quan tâm với nhiều cổ đông của Sabeco gần đây liên quan đến việc cưỡng chế truy thu thuế dù Chính phủ đã có yêu cầu dừng việc này.
Trong Báo cáo tài chính, một lần nữa Sabeco nhắc lại việc nhận được các quyết định cưỡng chế hơn 3.100 tỉ đồng tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính với thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2007 - 2015 từ Cục Thuế TP HCM.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty khẳng định không có hành vi sai phạm trong việc kê khai và nộp thuế, đồng thời thực hiện đúng hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính và cơ quan thuế nên không ghi nhận số tiền này vào báo cáo tài chính.
Năm 2018, Sabeco đã nộp hơn 9.680 tỉ đồng tiền thuế các loại. Trong đó hơn 70% trong số này là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có cồn. Công ty đang còn nợ hơn 1.000 tỉ đồng tiền thuế các loại do tồn đọng từ các năm trước, chiếm gần 18% tổng nợ ngắn hạn.
Cổ đông Thái sau khi mua hơn 53% cổ phần tại Sabeco từ tay Bộ Công thương vào cuối năm 2017 đã chính thức tiếp quản và điều hành công ty này từ tháng 4/2018. Hiện phần lớn ban điều hành và Hội đồng quản trị đều thuộc người có liên quan đến Tập đoàn Thaibev - cổ đông ngoại sở hữu vốn chi phối tại Sabeco.
Nam Phong
Theo thuonghieuvaphapluat.vn
Năm 2019, VNI đặt mục tiêu tổng doanh thu 1.400 tỷ đồng Kết thúc năm 2018, Tổng Công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI) tổng doanh thu đạt 1.082 tỷ đồng, hoàn thành 116% kế hoạch, tăng trưởng 42% so với cùng kỳ. Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên. Báo cáo tại Hội nghị tổng kết kinh doanh năm 2018 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2019, VNI tiếp...