259 ứng viên cho giải Nobel hòa bình 2013
Số đề cử cho giả i Nobel hòa bình năm 2013 lên đến 259 ứng viên, nhiều nhất từ trước đến nay.
Viện Nobel Na Uy cho biết trong số các đề cử trên có 209 cá nhân và 50 tổ chức. Thời hạn đề cử ứng viên đã kết thúc từ ngày 1/2.
“Số đề cử ngày càng tăng. Điều này không phải xảy ra mỗi năm nhưng phần lớn là như vậy. Qua đó phản ánh sự quan tâm đặc biệt dành cho giải thưởng này. Đề cử đến từ khắp nơi trên thế giới” – chủ tịch Viện Nobel Geir Lundestad nói.
Đại diện Liên minh châu Âu nhận giải Nobel hòa bình năm 2012 – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Kỷ lục về đề số lượng cử trước đó là vào năm 2011 khi 241 ứng viên được đề cử. Danh sách các đề cử luôn được giữ bí mật trong 50 năm qua.
Tuy nhiên, những cá nhân được quyền đề cử – như những người từng đoạt giải Nobel, thành viên chính phủ hoặc quốc hội, giáo sư đại học hoặc đại diện các tổ chức quốc tế – có thể tiết lộ tên của ứng viên mà họ gửi gắm.
Do vậy, AFP cho biết một số cái tên đã được đề cử Nobel hòa bình năm nay gồm nhà hoạt động thiếu niên người Pakistan Malala Yousufzai từng bị Taliban bắn vào đầu, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton hoặc Tổng thống Myanmar Thein Sein.
Năm thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy sẽ công bố người chiến thắng vào đầu tháng 10 và trao giải vào ngày 10/12. Năm 2012, ủy ban này có quyết định gây tranh cãi khi trao giải Nobel hòa bình cho Liên minh châu Âu bất chấp liên minh này đang đối mặt với tình hình khủng hoảng tài chính nghiêm trọng.
Theo 24h
Bangladesh sắp mua tàu ngầm Trung Quốc?
Chỉ vài ngày sau khi ký kết thỏa thuận quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Bangladesh, Thủ tướng Sheikh Hasina ngày 24.1 tuyên bố nước này sẽ tiếp nhận những chiếc tàu ngầmđầu tiên nhằm tăng cường sức mạnh hải quân ở vịnh Bengal, theo hãng tin AFP.
"Chúng tôi đã quyết định sẽ sớm bổ sung tàu ngầm cùng các cơ sở căn cứ cho hải quân của Bangladesh nhằm biến nó thành một lực lượng ngăn chặn", bà Hasina nói khi ra lệnh biên chế chiếc tàu chiến được chế tạo nội địa đầu tiên của nước này tại một căn cứ ở thành phố miền nam Khulna.
Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina - Ảnh: AFP
"Chúng ta sẽ xây dựng một hải quân hiện đại cho các thế hệ tương lai vốn sẽ có khả năng đối mặt với bất kỳ thách thức nào trong cuộc chiến bảo vệ biên giới biển của Bangladesh", bà nhấn mạnh.
Tuyên bố trên là dấu hiệu mới nhất cho thấy mong muốn của bà Hasina chi mạnh cho quốc phòng, được đưa ra chỉ hơn một tuần sau khi bà ký một thỏa thuận quốc phòng trị giá 1 tỉ USD ở Nga để mua chiến đấu cơ huấn luyện, máy bay trực thăng và tên lửa chống tăng. Các chuyên gia phân tích nói rằng thỏa thuận với Moscow là thỏa thuận thu mua trang thiết bị quân sự lớn nhất kể từ khi quốc gia nghèo khổ này giành được độc lập vào năm 1971.
Bà Hasina không tiết lộ chi tiết về việc Bangladesh sẽ mua bao nhiêu tàu ngầm và mua của nước nào, nhưng một vị tướng quân đội cao cấp nói với các phóng viên rằng Bangladesh đang thương thảo với Trung Quốc về vấn đề này.
Bangladesh, với 1/3 trong tổng dân số 153 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, đã nỗ lực mở rộng năng lực quốc phòng trong những năm gần đây. Nước này đã xây dựng một căn cứ không quân mới gần nước láng giềng Myanmar và bổ sung các tàu chiến.
Một tòa án quốc tế đã chấm dứt một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Bangladesh và Myanmar hồi tháng 3.2012, nhưng cuộc tranh cãi đã đẩy hai nước đến bờ xung đột quân sự vào năm 2008, khi Myanmar điều các tàu hải quân đến hỗ trợ việc khoan thăm dò khí đốt. Bangladesh còn có một cuộc tranh cãi với nước láng giềng Ấn Độ về biên giới biển tại vịnh Bengal vốn nhiều tài nguyên.
Bà Hasina nói việc dàn xếp mang tính hòa giải cuộc tranh chấp trên biển với Myanmar đã đảm bảo chủ quyền của nước này đối với vùng biển rộng 111.631 km2, gần bằng kích cỡ của quốc gia này. Bà nói thêm rằng việc thu mua trang thiết bị quốc phòng là cần thiết nhằm bảo đảm an ninh của khu vực rộng lớn trên, trong đó Dhaka hồi tháng trước đã mời các công ty dầu khí quốc tế đấu thầu thăm dò và khai thác tài nguyên dầu khí của nước này.
Theo hãng thông tấn nhà nước Bangladesh BSS, chiếc tàu chiến vừa được bà Hasina chính thức ra lệnh biên chế vào ngày 24.1 được chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Khulna với sự giám sát của Hải quân Bangladesh. Chiếc BNS Padma được trang bị bốn khẩu đại bác 37 mm và hai khẩu 20 mm nhằm đối phó các cuộc tấn công bằng đường không và đường bộ, và có khả năng gài thủy lôi.
Theo TNO
Láng giềng hòa giải Quá trình hòa giải giữa Anh và Ireland tiến thêm một bước rất quan trọng. Đó là khi đại diện của chính phủ Ireland lần đầu tiên tham dự các nghi lễ thường niên tưởng niệm binh sĩ Anh tử trận. Cả Thủ tướng lẫn Phó thủ tướng Ireland đều tham dự và đặt vòng hoa. Suốt nhiều thập kỷ qua, dư luận...