257 miếng kim loại thu giữ tại Công ty Alibaba là vàng, trị giá 743 triệu
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện và 22 đồng phạm về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền.
Theo đó, Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và 19 bị can khác bị đề nghị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị can Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty cổ phần Alibaba Law Firm), Nguyễn Thái Lực (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Địa Ốc Xanh) bị đề nghị truy tố về 2 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và rửa tiền.
Bị can Huỳnh Thị Kim Thắng (kế toán trưởng Công ty Alibaba) bị đề nghị truy tố tội rửa tiền.
Nguyễn Thái Luyện trước khi bị bắt (ảnh: TL).
Theo kết luận điều tra bổ sung, Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm đã thành lập 22 pháp nhân, vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận, tự phân lô, tách thửa trái pháp luật để bán cho 5.671 bị hại, chiếm đoạt số tiền 2.435 tỷ đồng.
Để đảm bảo quá trình thi hành án, Công an TPHCM đã kê biên các bất động sản tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng trị giá là 1.536 tỷ đồng.
Nhà chức trách đã phong tỏa, tạm giữ 45,4 tỷ đồng từ các tài khoản ngân hàng của các bị cáo và các công ty con thuộc Công ty Alibaba .
Đồng thời, Công ty Alibaba cũng có 23 chiếc xe ô tô. Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận 23 chiếc xe này có giá trị 15,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Quá trình khám xét tại trụ sở Công ty Alibaba, Công an TPHCM thu giữ 257 miếng kim loại màu vàng. Kết quả cho thấy 257 miếng vàng này được hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận có giá trị 743 triệu đồng.
Riêng 20 thỏi kim loại màu vàng, trọng lượng 7,3kg, kết quả giám định toàn bộ số hợp kim trên không phải là vàng.
Ngày 5/3/2020, nhà chức trách thu giữ 15 miếng vàng khi thi hành lệnh khám xét đối với Võ Thị Thanh Mai. Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố kết luận 15 miếng vàng này trị giá 359 triệu đồng.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng đã ra quyết định tạm giữ các khoản tiền do Công ty Alibaba đặt cọc cho các chủ nhà là 1,6 tỷ đồng.
Lừa ngoạn mục "chạy" biên chế lực lượng vũ trang, chiếm đoạt nửa tỷ đồng
Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng giới thiệu bản thân quen biết nhiều lãnh đạo công an, quân đội và hẹn "con mồi" đến quán cà phê ngay cạnh đơn vị quân đội để bàn bạc, thương thảo số tiền "chạy ngành".
Kịch bản lừa đảo của hai cụ già
Đứng trước tòa án là người đàn ông 67 tuổi, tóc bạc trắng và người phụ nữ 64 tuổi. Họ là hai bị cáo, bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". "Cặp bài trùng" này đã liên thủ, thực hiện vụ lừa đảo bằng hình thức "chạy ngành" vào lực lượng vũ trang cách đây 4 năm.
Bị cáo Trần Huy Phòng "nổ" quen lãnh đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhằm lừa đảo tiền "chạy ngành" (Ảnh: Hoàng Lam).
Không có nghề nghiệp ổn định nhưng Trần Huy Phòng (SN 1953, trú phường Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) lại có tài khua môi múa mép. Chẳng biết Phòng tài giỏi đến đâu nhưng nói như rót mật vào tai, khiến nhiều người có phần vị nể.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Phòng vốn là bạn cũ của Trần Thị Hồng (SN 1957, trú phường Trung Đô, TP Vinh) nhưng phải đến cuối năm 2017 mới trở nên thân thiết, thường xuyên liên lạc với nhau. Trần Huy Phòng "nổ" bản thân quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an và Bộ quốc phòng, có khả năng xin chuyển biên chế vào các lực lượng vũ trang. Phòng đặt vấn đề với Hồng tìm mối làm ăn bằng cách "chạy ngành".
Để người khác tin, Hồng cũng giới thiệu mình quen biết lãnh đạo Quân khu 4 và Bộ quốc phòng, có thể xin được vào chuyên nghiệp biên phòng. Thông qua một người quen, chị M. (trú tại TP Vinh) hẹn gặp bà Hồng để xin cho cậu con trai tên Q. vào biên chế lực lượng biên phòng. Nghe người phụ nữ này cam đoan chắc chắn có thể "giúp" được, giá 300 triệu đồng, chị M. đồng ý giao trước một nửa tiền. Sau khi nhận tiền, Hồng viết giấy biên nhận trước sự chứng kiến của bên thứ 3.
Giữa tháng 10/2017, Hồng hẹn chị M. đến một quán cà phê gần Bảo tàng Quân khu 4 để gặp người có thể giúp đỡ. Tại đây, Hồng giới thiệu chị M. với Trần Huy Phòng, làm việc ở Bộ quốc phòng, người sẽ trực tiếp lo việc cho Q.
Cả hai cam kết trong vòng một năm, con trai chị M. sẽ nhận được quyết định tuyển dụng vào biên chế của lực lượng biên phòng và yêu cầu chồng nốt số tiền còn lại. Đầu năm 2018, anh Q. thực hiện nghĩa vụ quân sự tại một Đồn biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An, mà theo Phòng và Hồng thì đây là "bước đệm" để cặp đôi này lo chuyển biên chế theo cam kết với chị M. trước đó.
Trong thời gian này, Trần Huy Phòng biết một người con trai khác của vợ chồng chị M. là anh V.M. đang thực hiện nghĩa vụ tại một trại giam nên nảy sinh ý định tiếp tục lừa người phụ nữ này.
Phòng "nổ" rằng quen biết nhiều lãnh đạo Bộ Công an, cam đoan chạy được vào biên chế công an cho con trai chị M. với giá 500 triệu đồng, đưa trước 200 triệu, số còn lại thanh toán khi có quyết định tuyển dụng vào biên chế công an. Bị "đánh gục" trước khả năng "buôn nước bọt" của Trần Huy Phòng, chị M. giao cho người đàn ông này 200 triệu đồng như yêu cầu.
Tháng 2/2019, khi hết thời gian phục vụ trong công an, người con trai của chị M. có quyết định xuất ngũ. Đến đầu năm 2020, anh Q. cũng không xin được vào biên chế biên phòng như Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng cam kết trước đó.
Trả giá
Sau nhiều lần đòi lại tiền không được, tháng 12/2020, chị M. làm đơn tố cáo hành vi của Hồng và Phòng đến cơ quan cảnh sát điều tra. Khi biết chị M. tố cáo, Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng đến công an đầu thú. Cơ quan điều tra thu giữ tại chỗ ở của Trần Huy Phòng nhiều bộ hồ sơ xin việc của các cá nhân khác.
Bị cáo Trần Thị Hồng bị truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" với vai trò đồng phạm của Trần Huy Phòng (Ảnh: Hoàng Lam).
Quá trình điều tra, trong khi Trần Huy Phòng thừa nhận hành vi phạm tội của mình thì Trần Thị Hồng một mực kêu oan, tố bị điều tra viên ép cung, mớm cung nên mới nhận tội. Sau khi có kết luận điều tra, bị can Trần Thị Hồng đã làm đơn kêu oan, không thừa nhận là đồng phạm của Trần Huy Phòng trong việc lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị M.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Thị Hồng giữ nguyên quan điểm này và cho rằng bản thân chỉ nhận tiền giúp Phòng, không biết người đàn ông này đang có hành vi lừa chạy vào biên chế lực lượng vũ trang.
Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả điều tra, các tài liệu, chứng cứ thu thập được và tranh luận công khai tại phiên tòa, hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định việc Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An truy tố Trần Huy Phòng, Trần Thị Hồng tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Cơ quan điều tra xác định Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng đã câu kết, chiếm đoạt của chị M. là 500 triệu đồng. Trong đó, Trần Thị Hồng tham gia trong vụ việc thứ nhất, cùng Trần Huy Phòng chiếm đoạt 300 triệu đồng. Bị cáo Trần Huy Phòng độc lập thực hiện vụ lừa đảo thứ 2, chiếm đoạt thêm 200 triệu đồng của nạn nhân.
Vì muốn con có nghề nghiệp ổn định, chị M. đưa nửa tỷ đồng cho Trần Huy Phòng và Trần Thị Hồng để "chạy" biên chế cho con vào ngành công an và quân đội (Ảnh: Hoàng Lam).
Quá trình điều tra gia đình bị cáo Hồng đã bồi thường 150 triệu đồng, gia đình bị cáo Phòng bồi thương 50 triệu đồng cho bị hại. Các bị cáo đều từng tham gia cách mạng, được tặng thưởng Huân, Huy chương, ra đầu thú... nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định.
Xem xét toàn diện vụ án, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ cũng như phân hóa vai trò của từng bị cáo, trong phiên xử diễn ra vào ngày 27/9, HĐXX Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt Trần Huy Phòng 8 năm tù, Trần Thị Hồng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Thủ đoạn đưa 4.130 bị hại "vào tròng" của Nguyễn Thái Luyện Với thủ đoạn bán các dự án "ma", Nguyễn Thái Luyện đã lừa 4.130 người, chiếm đoạt số tiền 2.503 tỷ đồng. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và 23 đồng phạm về các tội lừa đảo chiếm...