2.500 lính Nga có thể chiếm đảo Thụy Điển chưa đầy 24 giờ
150 binh sĩ Thụy Điển được tăng cường đến đảo Gotland trên biển Baltic là không đủ trong trường hợp Nga mở cuộc tấn công chiếm đảo chớp nhoáng, chuyên gia quân sự nhận định.
Binh sĩ Thụy Điển tuần tra trên đảo Gotland.
Theo IB Times, Viện Khoa học Quân sự Hoàng gia Thụy Điển mới đây đã đăng tải nhận định của nhóm 8 chuyên gia quân sự, về khả năng và những hệ quả nếu Nga chiếm đảo Gotland. Đây là hòn đảo đóng vai trò quân sự chiến lược cũng như thu hút khách du lịch.
Chuyên gia cho rằng, 150 quân Thụy Điển tăng cường trên đảo Gotland không thể giúp chống lại đợt tấn công từ Nga. “Không có pháo và hệ thống phòng không, việc ngăn Nga chiếm đảo là điều bất khả thi. Số binh sĩ này chỉ có thể tiếp tục cầm cự trong khi chờ đợi tiếp viện”, chuyên gia Karlis Neretnieks, người từng chỉ huy quân đội Thụy Điển ở Gotland những năm 1990 bình luận.
Để thực hiện chiến lược tấn công, chiếm đảo chớp nhoáng, Nga có thể đưa đến đảo Gotland ít nhất 2.500 quân. Và như vậy, Moscow chiếm đảo trong chưa đầy một ngày, chuyên gia quân sự Thụy Điển cho biết.
Video đang HOT
Nga có thể bắt đầu đợt tấn công bằng cách điều 60 lính đặc nhiệm giả vờ là các kỹ sư đến sửa chữa đường ống dẫn khí đốt. Sau khi mở đường đổ bộ lên đảo, 2.000 binh sĩ Nga, 20 xe tăng và các hệ thống phòng không sẽ nhanh chóng xuất hiện, vô hiệu hóa khả năng phản công của Thụy Điển. 500 lính dù cũng đổ bộ lên đảo bằng đường hàng không nếu cần thiết.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr trong buổi diễn tập chiếm đảo của Nga.
Cựu sĩ quan quân đội Thụy Điển, Trung tá Jrgen Elfving đồng ý rằng một ngày nào đó, Gotland có thể bị đánh chiếm. Hòn đảo có thể bị tấn công từ đường không bằng sự kết hợp giữa lực lượng không quân Nga và lính thủy đánh bộ. Trong trường hợp này, nhiệm vụ tấn công được giao cho Sư đoàn dù số 76 đóng quân tại Pskov, gần biên giới Estonia và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 336, đóng quân ở thị trấn Baltiysk thuộc khu vực Kaliningrad.
“Nếu thành công, Nga sẽ đưa đến Gotland những hệ thống phòng không hiện đại nhất, khống chế vùng trời toàn bộ khu vực biển Baltic. Lực lượng không quân Thụy Điển và NATO sẽ rất khó để có thể giành lại quyền kiểm soát trên không”.
Nga được cho là đã nhắm tới đảo Gotland hơn một năm qua, bao gồm hai cuộc tập trận chiếm đảo trên biển Baltic. Máy bay ném bom Nga cũng xuất hiện trong khu vực.
Tuy vậy, chuyên gia quốc phòng Peter Mattsson nghi ngờ về tham vọng chiếm đảo Gotland của Nga. “Điều đó phụ thuộc vào mục đích của Nga, nhưng rõ ràng là hết sức tốn kém. Nga hoàn toàn có đủ khả năng chia cắt đảo Gotland khỏi Thụy Điển. Nhưng việc chiếm đảo là không cần thiết. Moscow có thể kiểm soát khu vực này từ xa bằng nhiều cách khác nhau”.
Theo Trung tá Hkan Edstrm, Thụy Điển tập trung binh lực tới Gotland là “một sai lầm”. “Năng lực quân sự Thụy Điển khá hạn chế và mỗi quân bài chiến lược một khi đã đưa ra cần phải tính toán kỹ”, ông Edstrm nói. “Việc Thụy Điển tập trung vào khả năng phòng thủ trên đảo Gotland cũng có thể là điều mà Nga dự tính từ trước”.
Mối quan hệ giữa Thụy Điển-Nga trở nên khá căng thẳng từ năm 2014 khi Nga tăng cường sự hiện diện quân sự tại biển Baltic. Đáp trả hành động của Nga, Thụy Điển tuyên bố cân nhắc khả năng gia nhập NATO.
Hồi tháng 5.2016, Quốc hội Thụy Điển đã phê duyệt “Hiệp định về hỗ trợ của nước chủ nhà”, cho phép NATO đưa lực lượng quân sự phản ứng nhanh tới lãnh thổ Thụy Điển và tiến hành tập trận quân sự.
Theo Đăng Nguyễn – IB Times (Dân Việt)
Thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn ở Philippines
Ngày 26-8, tại Oslo (Na uy), chính phủ Philippines và quân du kích cộng sản đã ký kết thỏa thuận ngừng bắn vô thời hạn trong khuôn khổ tiến trình kết thúc xung đột kéo dài 47 năm làm hơn 40.000 người thiệt mạng.
Thỏa thuận kéo dài không hạn chế thời hạn về lệnh ngừng bắn đã đạt được trước đó.
Ông Jose Maria Sison, người sáng lập đảng Cộng sản Philippines đang sống lưu vong ở Hà Lan, cho biết thỏa thuận ngừng bắn bao gồm lịch trình đàm phán về cải cách chính trị, kinh tế và hiến pháp, trong đó có dự kiến ân xá cho tù chính trị. Cuộc đàm phán lần tới sẽ được tổ chức vào ngày 8-10 ở Oslo.
Đây là cuộc đàm phán hòa bình chính thức đầu tiên giữa hai bên kể từ năm 2011. Cuộc đàm phán bị đình trệ dưới thời chính quyền trước và đã được nối lại sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền. Ông đang gia tăng nỗ lực để kết thúc các cuộc xung đột ly khai Hồi giáo và cộng sản. Theo AFP, ông Jose Maria Sison là bạn của Tổng thống Rodrigo Duterte.
Nhiều nhà quan sát đánh giá điều khó khăn chính trong tiến trình hòa bình là giải giáp tổ chức Quân đội Nhân dân mới với 4.000 quân, cánh vũ trang của đảng Cộng sản Philippines.
TNL
Theo PLO
Nhà thờ tính dùng UAV thả Kinh Thánh xuống nơi IS kiểm soát Một tổ chức nhà thờ ở Thụy Điển đang tính dùng máy bay không người lái (UAV) thả hàng nghìn cuốn Kinh Thánh xuống khu vực IS kiểm soát. Một tổ chức nhà thờ ở Thụy Điển nói họ có kế hoạch dùng UAV thả Kinh Thánh xuống khu vực do IS kiểm soát. Ảnh: Telegraph. Telegraph dẫn lời Christian kerhielm, đại diện...