25 quốc gia đang chờ gia nhập BRICS
Đại sứ Nam Phi tại Nga Mzuvukile Geoff Maqetuka cho biết 25 quốc gia đang nằm trong danh sách chờ gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới ( BRICS).
“Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Kazan (Nga), tất nhiên sẽ có những thành viên mới. Tổng cộng, khoảng 25 quốc gia cho biết rằng họ sẵn sàng gia nhập khối”, hãng thông tấn TASS dẫn lời Đại sứ Maqetuka đưa tin.
Ông Maqetuka nói rằng các thành viên mới dự kiến được kết nạp vào khối tại hội nghị thượng đỉnh ở Kazan. Song ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phải làm rõ cách thức để một quốc gia có thể gia nhập BRICS.
Video đang HOT
“Để trở thành thành viên BRICS, có hai quy trình. Quy trình thứ nhất, quốc gia đó có thể bày tỏ ý định gia nhập khối. Quy trình thứ hai, quốc gia đó có thể trực tiếp đăng ký gia nhập khối. Hiện tại, 25 quốc gia đang chờ gia nhập khối và đến hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15, sáu trong số 25 quốc gia này sẽ được đề cử. Hiện giờ, tôi nghĩ chỉ có 12 quốc gia được xét trong số đó. Vì vậy, vẫn còn khoảng 11 quốc gia vẫn đang chờ đợi”, ông nói.
Theo đại sứ, đến hội nghị thượng đỉnh ở Kazan vào tháng 10, danh sách ứng cử viên sẽ rõ ràng hơn và BRICS sẽ mở rộng. Ông nói sẽ có thông báo về thành viên mới, đặc biệt là từ các nước đã nộp đơn gia nhập khối. Trong đó có Algeria, Belarus, Pakistan và nhiều quốc gia khác. Nhóm BRICS sẽ mở rộng ở Kazan, song không có cách nào để tất cả 11 quốc gia còn lại được chấp thuận trở thành thành viên của khối, quá trình này phải diễn ra từ từ.
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Johannesburg hồi tháng 8/2023, khối này đã mời 5 quốc gia gồm Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cùng với Argentina gia nhập. Các thành viên BRICS tin tưởng động thái này giúp định hình lại một trật tự thế giới mà nhóm cho là đã lỗi thời.
Từ ngày 1/1/2024, Nga tiếp quản vị trí chủ tịch luân phiên của BRICS – khối gồm 5 thành viên Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi – với chủ đề hoạt động của cả năm là “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì an ninh và phát triển toàn cầu công bằng”. Trong nhiệm kỳ này, Nga sẽ tập trung vào hợp tác tích cực và mang tính xây dựng với tất cả các nước liên quan.
Nga vạch ra tầm nhìn tương lai cho BRICS
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết BRICS gồm các nền kinh tế mới nổi lớn không cần phải chuyển đổi thành một tổ chức có ban thư ký.
Lãnh đạo các nước thành viên nhóm BRICS tại một diễn đàn trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) ngày 22/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc phỏng vấn với kênh NTV của Nga, Ngoại trưởng Sergey Lavrov nêu rõ: "BRICS không phải là một tổ chức mà là một hiệp hội. Chính vì vậy, BRICS không nên biến từ một tập hợp các quốc gia thành một tổ chức chính thức có ban thư ký".
Quan chức ngoại giao cấp cao của Nga lưu ý điều đó là không cần thiết, "ít nhất là ở giai đoạn này" và theo quan điểm của ông là sẽ không cần thiết trong một thời gian tương đối dài. Ngoại trưởng Lavrov miêu tả BRICS là biểu tượng và mong muốn của đa số thế giới trong việc phát triển các sáng kiến của họ, có tính đến lợi ích của nhau.
Nga sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch BRICS vào năm 2024. Nhóm BRICS hiện gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm 42% dân số thế giới và 1/4 GDP toàn cầu. Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) sẽ tham gia nhóm từ tháng 1/2024. Nhóm mở rộng, được gọi là BRICS , sẽ chiếm gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu vào năm 2040.
Theo Chủ tịch BRICS 2023 Nam Phi, tổng cộng có hơn 40 quan tâm đến việc thiết lập quan hệ đối tác với nhóm này. Hồi đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết BRICS có kế hoạch tổng hợp danh sách các ứng viên trước hội nghị thượng đỉnh sắp tới dự kiến tổ chức tại thành phố Kazan của Nga vào năm 2024. Theo quan chức này, một trong những ưu tiên trong năm chủ tịch BRICS của Nga vào năm tới sẽ tập trung vào việc mở rộng vòng tròn bạn bè BRICS hơn nữa, bao gồm các quốc gia ở Mỹ Latinh cũng như tăng cường thanh toán bằng tiền tệ quốc gia.
Trong cuộc phỏng vấn với China Media Group hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết BRICS đang được mở rộng theo nguyên tắc đa cực toàn cầu.
Theo nhà lãnh đạo, không quốc gia nào muốn đứng bên lề và hành động theo ý muốn của một số nước. BRICS là một nền tảng nơi các quốc gia có thể quan hệ với nhau một cách bình đẳng.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế. Ảnh minh hoạ: Getty Images Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ,...