25 năm tới sẽ không ai mua ô tô riêng
Trong chỉ vài thập kỷ nữa, sẽ không còn ai mua ô tô nữa. Bởi vì, vào lúc đó, sở hữu một chiếc ô tô cũng giống như bây giờ sở hữu một con ngựa – chủ yếu chỉ để phục vụ sở thích đặc biệt chứ không thực sự cần thiết, hữu ích cho việc đi lại, giao thông.
Jamais Cascio, một người theo thuyết vị lai và là cán bộ cấp cao của Viện nghiên cứu các công nghệ mới nổi (IEET) của Mỹ dự báo các công nghệ như xe hơi tự lái cùng với các mạng lưới giao thông như Uber sẽ thực sự xóa bỏ nhu cầu sở hữu xe hơi trong 25 đến 30 năm nữa.
Loạt xe Lexus tự lái của Google ở ngoài Bảo tàng Lịch sử Công nghệ ở California, Mỹ.
Và điều đó chắc chắn sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về xe hơi.
“Thay đổi này sẽ mang tính chất thay đổi về văn hóa nhiều hơn là thay đổi về mặt công nghệ, bởi vì chúng ta vốn có nền văn hóa lãng mạn, đam mê xe hơi và chúng ta sẽ nhìn lại những đam mê này như cách chúng ta đã và đang nhìn lại mối quan hệ giữa con người và những chú ngựa dũng mãnh”, Cascio nói. “Mọi người sẽ mua và sở hữu xe hơi cá nhân như một sở thích lãng mạn, chứ không phải như một tiện ích”.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại, rất khó để nghĩ đến việc chia tay hay không dùng xe hơi riêng nữa. Cascio cho rằng các mẫu xe hơi truyền thống sẽ trở nên lỗi thời, cổ xưa vì đơn giản là các mẫu xe tự lái hiệu quả hơn nhiều. Mọi người sẽ không sở hữu xe hơi nữa bởi việc sở hữu mạng lưới các xe hơi tự lái sẽ có ý nghĩa hơn và đáp ứng nhu cầu hơn.
Video đang HOT
Theo báo cáo gần đây của Lux Research, trong vòng 15 năm tới (tức là vào năm 2030), thị trường xe hơi tự lái dự kiến sẽ đạt giá trị khổng lồ 87 tỷ USD. Điều này giúp giải thích tại sao ngoài các đại gia công nghệ như Google và Uber, hầu như mọi nhà sản xuất xe hơi đều đang phát triển công nghệ này.
Mặc dù chỉ một số nơi đã thông qua luật về việc để các phương tiện tự động lưu thông trên đường phố, song cũng đã có hơn 10 bang tại Mỹ đang xem xét các điều luật liên quan đến xe hơi tự lái.
Tuy vậy, Cascio cho rằng loại mô hình dịch vụ theo nhu cầu này có thể sẽ được ứng dụng phù hợp nhất tại các khu vực thành phố và thị trấn. Để di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, các hệ thống giao thông tiên tiến khác như đường sắt cao tốc sẽ được áp dụng.
Theo Vnreview/Business Insider
Đủ cái "nhục" khi đi ôtô ở Việt Nam
Tích cóp mãi mới "tậu" được chiếc ôtô. Khi mua về đi mới thấy, "sướng thì ít, nhục thì đủ đường".
Nhục nhất là chuyện tắc đường. Sống ở mấy thành phố lớn. Sáng tắc, trưa tan tầm tắc, chiều về lại tiếp tục... tắc đường. Khi tắc đường, những chiếc ôtô là "nạn nhân" phải chờ đợi lâu nhất, bởi không có được sự linh động như xe gắn máy.
Dù xe có điều hòa nhiệt độ, cửa kính kín mít không sợ khói bụi, nhưng cái giá phải trả là hàng giờ đồng hồ chờ đợi. Đó là còn chưa kể đến chuyện, hôm nào lái xe về nhà mà cũng căng như dây đàn. Cả ngày làm việc về lái xe lại thêm ức chế vì tắc đường. Nào thì "ông" xe máy tạt đầu, "ông" xe tự chế cồng kềnh chen lấn, còi inh ỏi. Lúc đó chỉ muốn vứt quách cái ôtô đi cho xong.
Đi ôtô, sau nỗi lo tắc đường, việc tìm được nơi đỗ xe phù hợp cũng khiến nhiều người "lao tâm khổ tứ". Ở thời buổi đất chật, người đông, chỗ ở còn chẳng có huống hồ đậu xe. Nếu chỉ có xe máy thì còn đỡ, vì ít ra nó cũng không chiếm diện tích lắm, nhưng ôtô thì lại là vấn đề khác. Không chỉ cần diện tích đậu xe, nó cũng cần có đường vào ra đủ rộng. Vì thế, những người có nhà trong hẻm hoặc phố nhỏ muốn sở hữu ôtô thì trước hết phải tìm được bãi đậu xe gần nhà, và chấp nhận ngày ngày đi bộ từ nhà ra bãi và ngược lại.
Nhưng điều đó vẫn là chưa đủ. Cơ quan hoặc nơi công tác cũng phải có chỗ đậu xe thuận tiện. Ngoài ra, các nhà hàng, nơi mua sắm... cũng phải có chỗ đậu ôtô. Đôi khi, muốn ăn bát phở ngon hay thưởng thức ly cà phê nóng hổi mà mình yêu thích ở nơi trung tâm thành phố, rất khó đạt được vì không có điểm đỗ xe. Chỗ nào có điểm đỗ thì không tiện cho mình hoặc món ăn, thức uống vừa đắt vừa không ra gì.
Ở ta, lái xe hết lo tắc đường, lo chỗ đỗ xe lại còn phải lo chuyện bị vặt đồ. Chả ở đâu như ở Việt Nam. Đỗ xe ngoài cổng nhà mình mà sáng ra mất 3/4 cái bánh. Rồi nay mất đôi gương, biển số, mai mất cần gạt nước, logo. Ông nào xe "xịn" tìm mua mà thay cho đủ đồ bị mất thì cũng "ốm đòn".
Đó là mấy cái "nỗi lo thường trực". Lái ôtô trên đường còn gặp đủ chuyện "ấm ức" khác mà chỉ có "người trong cuộc" mới thấu. Nào là chuyện va chạm với mấy ông xe máy, xe đạp. Có khi lỗi của họ đấy, nhưng mình không bắt đền được, thậm chí còn bị đền ngược vì "ai bảo mày đi ôtô". "Từ trước đến nay, hễ cứ "húc" nhau thì chỉ có "xe to đền xe nhỏ" là gì" - người ta quan niệm thế.
Lại còn chuyện rất nực cười ở xứ ta, phàm là những người đi ôtô thường phải trả phí cho các dịch vụ cao hơn hẳn so với những người đi xe máy hay phương tiện công cộng khác. Điều này ở thành phố thì ít gặp, nhưng cứ lái xe ra tỉnh hoặc đi du lịch là "biết mặt nhau ngay".
Đi đường ăn bát phở, mua chai nước, cái bánh cũng bị đắt hơn chỉ vì đi ôtô. Ra đến tỉnh, mua chút quà lưu niệm, thuê khách sạn cũng bị lấy thêm tiền với cái lí do "đã đi ôtô nghĩa là sang chảnh, có tiền". "Có tiền thì phải "chém đẹp", ai bảo anh đi ôtô".
Nhục vì người ta cứ tâng người đi ôtô lên để mà "chém", lại còn nhục vì "lỡ" hơn người ta. Anh nào đỗ xe trong ngõ mà vội quá không nhìn trước nhìn sau, chỉ độ một lúc đi ra là thấy "xế yêu" của mình bị quây bởi hơn chục cái xe rác, hoặc bị xì lốp, hoặc cảnh cáo bằng gạch lên nóc xe, hoặc bị dán giấy ghi bậy lên kính hay bị chửi vì cái tội đỗ xe "mất dạy" che mất cửa hàng, bịt lối ra vào của nhà ai đó. Đấy là còn nhẹ, gặp cái hội làng nào, có khi xe tan nát như chơi vì lí do "thánh giận, thánh phá xe".
"Lái xe ra đường không sợ tông nhau mà chỉ sợ mấy bóng áo vàng". Đó còn là một cái nhục khác. Có người vừa mua xe tháng đầu về bị CSGT bắt 3 lần vì tội không biết đường, không nhìn biển. Mỗi lần phạt cũng đến 1 - 2 triệu đồng. Nhiều tài xế vì thế mà đi lại cẩn thận lắm, đọc luật, nắm đường kỹ càng. Thế mà cũng chẳng thoát. Vì nay đường này mới cấm, mai phố kia kẻ lại vạch.
Thế mới có chuyện, mấy bác tỉnh lẻ, có xe "xịn" mà chẳng dám lái lên phố. Cứ liều lên lần nào là bị "tuýt" lần đó vì không quen đường cấm, không hay chỗ đỗ. Ai đời, chủ nhân xế hộp đàng hoàng mà cứ lên phố là phải gửi xe tận ngoại thành, bắt taxi hay xe ôm đi công việc.
Đi ôtô ở Việt Nam, đúng là đủ cái "nhục"!
Theo Vietnamnet
Ô tô chất lượng cao của Ấn Độ sẽ được lắp ráp tại Việt Nam TATA Motors - Tập đoàn ô tô lớn nhất của Ấn Độ đã chọn đối tác là Công ty CP Ô tô TMT (TMT) của Việt Nam để phân phối và lắp ráp các sản phẩm của TATA Motors. Hợp đồng hợp tác này đã được ký kết và công bố ngày 11/5. Mẫu xe Bolt của Tata Motors Ông Bùi Văn Hữu...