25 năm Ngày thành lập BHXH Việt Nam: Khẳng định vị trí quan trọng bảo đảm an sinh xã hội
Trên nền tảng ứng dụng CNTT những năm qua, BHXH khẩn trương xây dựng hệ sinh thái 4.0, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn, hướng tới mục tiêu toàn dân tham gia bảo hiểm.
Sau 25 năm thành lập Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, với chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH; bảo hiểm y tế (BHYT); tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN); quản lý và sử dụng các quỹ BH… BHXH Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu, vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khẳng định được vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Bảo hiểm xã hội mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động và xã hội.
Chung tay xây dựng phát triển BHXH, BHYT vì sức khỏe người dân
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho hay, trong suốt 25 năm xây dựng và phát triển (16/02/1995 -16/02/2020), BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Nếu như năm 1995 chỉ có 2,2 triệu người tham gia BHXH thì đến tháng 8/2019 đạt con số 14,65 triệu người, tăng khoảng 5,7 lần. Năm 2008, năm đầu tiên triển khai BHXH tự nguyện, có 6,11 nghìn người tham gia, thì đến tháng 8/2019, con số này 437 nghìn người, tăng 70 lần.
Cùng với đó, số người tham gia BHTN cũng tăng nhanh, từ 5,9 triệu người khi bắt đầu triển khai năm 2009 lên tới 12,9 triệu người ở thời điểm tháng 8/2019. Đặc biệt, đến tháng 9 năm nay, số người và tỷ lệ tham gia BHYT trên tổng dân số tăng ấn tượng, vượt các chỉ tiêu được giao với hơn 85,2 triệu người tham gia, tương ứng với tỷ lệ bao phủ 89,8% dân số. Đi đôi với sự gia tăng của đối tượng tham gia, số thu BHXH, BHYT, BHTN cũng liên tục tăng theo thời gian. Năm 2018 tổng số thu toàn ngành đạt 332.006 tỷ đồng, tăng 11,26 lần so với năm 2006 và tăng 425,7 lần so với năm 1995.
Qua 25 năm hoạt động, ngành BHXH đã giải quyết cho hơn 112,5 triệu lượt người hưởng các chế độ BHXH. Còn sau gần 10 năm thực hiện chế độ BHTN, đã có gần 5 triệu lượt người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hơn 180 nghìn người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề, hơn 1,39 triệu lượt người được tư vấn giới thiệu việc làm. Trong lĩnh vực BHYT, từ năm 2003 đến 2018, ngành BHXH, ngành Y tế đã phối hợp để bảo đảm quyền lợi cho gần 1,75 tỷ triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT. Bình quân mỗi năm, hơn 109 triệu lượt người thanh toán chi phí KCB BHYT.
Video đang HOT
Cải cách thủ tục, hướng tới sự hài lòng của người dân
Trong khoảng 10 năm gần đây, ngành BHXH luôn tập trung quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC); nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, DN, từ việc tiếp nhận đến thụ lý giải quyết, trả kết quả. Cụ thể, bộ TTHC thuộc phạm vi quản lý của ngành BHXH được cắt giảm từ 263 xuống còn 27 thủ tục; thành phần hồ sơ giảm 32%; tiêu thức tờ khai, biểu mẫu giảm 42%; quy trình, thao tác thực hiện giảm 54%; thời gian giao dịch thực hiện TTHC về BHXH, BHYT của các DN giảm còn 51 giờ/năm…
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) xây dựng các cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc về hoạt động quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, hồ sơ lưu trữ; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4… Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới tại Báo cáo môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2018, chỉ số nộp thuế, BHXH xếp thứ 86/190 (tăng 81 bậc so với Báo cáo 2017) và Việt Nam đứng thứ 4, sau Singapore, Thái Lan, Malaysia. Cũng trong năm 2018, trong Bảng xếp hạng chung khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ công, BHXH Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu, đánh dấu bước tiến đáng kể của ngành BHXH trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý…
Trên nền tảng ứng dụng CNTT những năm qua, BHXH khẩn trương xây dựng hệ sinh thái 4.0, phục vụ người dân và DN ngày càng tốt hơn, hướng tới mục tiêu toàn dân tham gia bảo hiểm.
Theo kinhtedothi
TP.HCM chính thức tăng giá nước sinh hoạt
Sawaco đưa ra đơn giá nước sinh hoạt và ngoài sinh hoạt trong ba năm liên tiếp.
Theo quyết định của UBND TP.HCM ban hành về giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP, lộ trình từ năm 2019 đến 2022, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco) chính thức đưa ra đơn giá nước sinh hoạt và ngoài sinh hoạt theo lộ trình từ nay đến năm 2022.
Sawaco cho biết việc tăng giá nước là nhằm tạo nguồn lực hướng đến công tác cấp nước an toàn, đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Đồng thời để bù đắp các chi phí đầu vào trong hoạt động cấp nước đang phát sinh tăng hằng năm theo thị trường...
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá nước giúp Sawaco và các đơn vị thành viên đảm bảo được công tác an toàn cấp nước trong điều kiện biến đổi khí hậu và suy giảm chất lượng nguồn nước mặt.
Sawaco cho biết giá nước năm 2019 trong định mức (4 m3/người/tháng) của đối tượng sử dụng là hộ nghèo và hộ cận nghèo không tăng so với giá sinh hoạt hộ dân cư và những năm tiếp theo.
TP.HCM chính thức tăng giá nước sinh hoạt từ ngày 15-11. Ảnh: Đ.TRANG
Theo đó, để hưởng ưu đãi này, hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn TP (căn cứ sổ hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú) được UBND phường, xã công nhận cần liên hệ địa phương để được cung cấp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở điều chỉnh giá biểu.
Đối với hộ gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước thì doanh nghiệp cấp nước và khách hàng thỏa thuận tỉ lệ nước sử dụng cho các đối tượng khác nhau.
Đối với đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh - dịch vụ, doanh nghiệp cấp nước thỏa thuận với khách hàng xác định tỉ lệ sử dụng nước cho hoạt động kinh doanh - dịch vụ.
Đối với khách hàng mua nước sạch và phân phối lại cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau thì cần xác định tỉ lệ nước sử dụng cho các đối tượng khác nhau.
Trước đó Sawaco đã có văn bản gửi UBND TP, trong đó đơn vị này cho biết giá nước từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh. Từ năm 2015, tình hình tài chính của tổng công ty bị ảnh hưởng khi triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND TP về đảm bảo, duy trì 100% tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch và thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội. Tổng công ty đã phải sử dụng tất cả nguồn lực, đồng thời vay vốn thương mại để đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới cấp nước, gắn với đồng hồ nước nhằm hoàn thành nhiệm vụ TP giao.
Theo đó, UBND TP đã ban hành giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP, lộ trình từ năm 2019 đến 2022. Đồng thời UBND TP cũng đã có quyết định về bảng giá nước sinh hoạt được điều chỉnh trên địa bàn. Quyết định này chính thức có hiệu lực từ ngày 15-11.
Khung giá mới (theo quyết định ban hành của UBND TP có hiệu lực từ ngày 15-11) được tính như sau:
Về giá nước sạch sinh hoạt: Đối với định mức 1 m2/người/tháng, từ các năm 2019, 2020, 2021, 2022, theo hộ dân sẽ có mức giá lần lượt là 5.600 đồng/m3; 6.000 đồng/m3; 6.300 đồng/m3; 6.700 đồng/m3.
Riêng hộ nghèo: Năm 2019 là 5.300 đồng/m3; năm 2020 là 5.600 đồng/m3; năm 2021 là 6.000 đồng/m3; năm 2022 là 6.300 đồng/m3.
Đối với định mức từ 4 m3 đến 6 m3/người/tháng: năm 2019 là 10.800 đồng/m3; năm 2020 là 11.500 đồng/m3; năm 2021 là 12.100 đồng/m3; năm 2022 là 12.900 đồng/m3.
Đối với định mức trên 6 m3/người/tháng: năm 2019 là 12.100 đồng/m3; năm 2020 là 12.800 đồng/m3; năm 2021 là 13.600 đồng/m3; năm 2022 là 14.400 đồng/m3.
ĐÀO TRANG
Theo PLO
TP.Hồ Chí Minh: Sawaco kiến nghị tăng giá nước sạch Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có văn bản gửi Sở Tài chính TP.Hồ Chí Minh xin được điều chỉnh giá bán lẻ nước. Nhân viên công ty cấp nước thực hiện trám lấp giếng khoan, giảm khai thác nước ngầm. Ảnh: Lê Phan Trong văn bản này, Sawaco nêu rõ những khó khăn của đơn vị hiện nay như, giá...