25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh

Theo dõi VGT trên

Địch hạ cờ xuống, Lanh lại dựng lên, cho đến khi anh bị quân Trung Quốc dùng lưỡi lê đâ.m và bắ.n vào người…

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 1

Anh Lanh, anh Thống đến thăm nhà anh Nhuân (áo xanh), họ là những đồng đội trên tàu HQ 604

Trong cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma, chiến sĩ trẻ Nguyễn Văn Lanh đã anh dũng chiến đấu giữ ngọn cờ Việt Nam cắm trên đảo, kiên quyết giằng co không cho lính Trung Quốc cắm cờ. Địch hạ cờ xuống, Lanh lại dựng lên, cho đến khi anh bị quân Trung Quốc dùng lưỡi lê đâ.m và bắ.n vào người…

Từ buổi sáng 14/3/1988 bi hùng ở Gạc Ma, những người lính trên con tàu HQ 604 không còn uống chung chén nước, ăn chung chén cơm, ngủ chung giường nữa. Mỗi người lưu lạc một phương trời.

Những ngày đầu tháng 3/2013, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Lanh tranh thủ về thăm nhà tại làng quê yên bình Đại Phúc, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 2

Bữa cơm giản dị của gia đình Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tại quê nhà

Hiện mẹ anh, bà Nguyễn Thị Kỷ (77 tuổ.i) sống một mình trong ngôi nhà nhỏ, là nơi anh sinh ra và lớn lên. Những ngày anh Lanh về quê, nhà bà Kỷ lúc nào cũng đông vui như lễ tết. Mọi người tập trung lại ăn cơm, uống chén rượu gạo và chuyện trò.

Người vui nhất không ai khác là bà Kỷ, cái miệng móm mém của bà không lúc nào thôi cười. Bà nhớ như in chuyện cách đây 25 năm và kể với tôi rành mạch.

Ngày đó, khi mới xảy ra sự kiện quân Trung Quốc tấ.n côn.g chiếm đảo Gạc Ma, bà chỉ biết loáng thoáng tình hình qua Đài tiếng nói VN, càng về sau càng rõ hơn. “Nhưng họ cũng chỉ nói là một người tên Lanh, Lanh thì cả nước có biết bao nhiêu Lanh chứ. Lúc đó tui cũng lo lắm nhưng nghĩ thôi vì lòng căm thù giặc, vì nghĩa vụ với Tổ quốc, con mình có nằm xuống vì đất nước cũng đành” – bà Kỷ nhớ lại.

Mãi hơn 1 tháng sau, khi nhận được thông tin chính xác từ đơn vị, bố anh Lanh (đã mất) và người anh trai Nguyễn Thanh Long khăn gói vào miền Nam thăm anh tại đơn vị. Bà Kỷ cũng muốn đi nhưng vì hoàn cảnh, điều kiện nên phải ở nhà. Gặp lại nhau ở bệnh viện, mấy cha con mừng rơi nước mắt, cứ ôm nhau khóc.

Anh Nguyễn Văn Lanh tâm sự về chuyện muốn đi thăm bạn bè – những đồng đội cũ – trên con tàu lịch sử HQ 604 tại Quảng Bình. Anh bảo: “Bao nhiêu năm, mấy lần đi công tác, về quê nhà, đã hẹn với nhau rồi nhưng cuối cùng chẳng đi được vì trời trở rét, vết thương lại nhức buốt nên phải quay vô TP.HCM cho ấm hơn và để trị bệnh”.

Nghe thế, tôi nói ngay: “Anh muốn đi đâu em cũng đưa đi, má.u xương các anh đã đổ xuống vì Tổ quốc mà”. Anh nhìn tôi không nói lời nào nhưng ánh mắt sáng lên.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 3

Bà Kỷ (mẹ anh Lanh) nâng niu tấm danh hiệu của con trai

Ngày giỗ sống

Chúng tôi lên đường và từ đây, một cuộc trở về lịch sử không hẹn mà gặp bắt đầu. Từ xã Vạn Ninh, chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh về quốc lộ 1A, men theo đường biển Quang Phú rồi ra xã Nhân Trạch để đón anh Nguyễn Văn Thống, người bị Trung Quốc bắt 3 năm và gia đình đã nhận giấy báo tử. Tiếp tục theo QL 1A ra thị trấn Ba Đồn, đến vùng nam huyện Quảng Trạch đến nhà anh Trương Đức Nhuân ở thôn Thọ Hạ, xã Quảng Sơn.

Video đang HOT

Trên suốt quãng đường từ Vạn Ninh đến xã Quảng Sơn, điều tôi băn khoăn đó là 25 năm trôi qua, liệu các anh có còn nhận ra nhau. Anh Lanh khẳng định: “Nhớ chứ, mặc dù tụi anh không gặp nhau nhưng sao mà quên được từng nét mặt, hành động, cử chỉ và không gặp nhưng cũng thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Nghe tin bạn gặp ta.i nạ.n, anh cũng gửi tiề.n ra cho bạn, sống với nhau phải bằng tình cảm chân thật em à”.

Các anh gặp lại nhau ở nhà anh Nhuân trong niềm vui vỡ òa, 25 năm rồi chứ ít ỏi gì nữa. Điều đầu tiên là các anh xắn quần, vạch áo sờ lên từng vết sẹo của nhau.

Ngày ấy, ở tuổ.i đôi mươi, lứa tuổ.i vô tư hồn nhiên nhất, thì các anh đã gắn bó với nhau trong những buổi tập luyện trên thao trường, những lúc sinh hoạt trong doanh trại. Thời ấy, điều kiện kinh tế khó khăn, các anh nhường nhau từng miếng cơm, manh áo, có cái gì ngon cũng chia sẻ với nhau. Anh Lanh kể, mình làm nhiệm vụ đơm cơm cho cấp trên, thế là mình cố tình đơm cho thật nhiều, thành ra chỉ huy ăn không hết, phần thừa đó mình kêu mấy đứa lên lấy ăn. Ở nhà bếp còn cơm cháy, anh cũng kêu. Những trò “tăng gia sản xuất” có một không hai cũng được các anh ôn lại rồi cười vui vẻ.

Ở cái tuổ.i tóc đã muối tiêu, các anh vẫn gọi với nhau bằng “tau” và “mi”. “Gọi thế cho sướng miệng, bọn anh là bạn bè mà, gặp nhau chưa đầy 3 năm để rồi phải xa nhau từ đó cho đến bây giờ” – các anh bộc bạch.

Với anh Lanh, từ lúc còn ở đơn vị, mọi người gọi anh là “lép” bởi dáng người gầy ốm, mỏng manh. Đến bây giờ Lanh vẫn thế. Vừa chạm nhau, anh Nhuân đưa tay còn lại vỗ vai anh Lanh cái đốp rồi nói: “Hắn đúng là lép rồi, lép chừ vẫn là lép. Mẹ mi ơi, lấy cơm với thịt cho thằng lép hắn ăn”.

Lép nhưng lì. Nhớ lại ngày 14/3/1988, các anh Thống, Nhuân đều bảo: “Hắn lì lắm, có sợ chi lính Trung Quốc. Hắn giằng nhau với lính Trung Quốc để giữ cờ, khi bọn kia giơ sún.g, hắn nổi điên nhảy lên đạp một phát”.

Và má.u anh đã đổ xuống. Trong cơn sinh tử giữa biển khơi, đồng đội anh đã kịp cứu, mang sự sống đến với anh. Trong căn nhà nhỏ ở Quảng Sơn hôm ấy, anh Lanh nói: “Hôm nay là kỷ niệm ngày giỗ sống của chúng ta”.

Điều đặc biệt, một trong hai người đưa anh Lanh đang chìm lên tấm ván nổi trên mặt nước là chiến sĩ Nguyễn Văn Lục (ở xã Quảng Thủy, H.Quảng Trạch) hiện đang ngồi đối diện với anh Lanh.

Anh Lục kể: “Lúc đó, chúng tôi đưa Lanh và anh Tứ bỏ lên tấm ván, sau đó bỏ lên xuồng nhôm, cùng với anh em đồng đội còn sống chèo về đảo Sinh Tồn, đang chèo thì gặp một tàu dân sự làm nhiệm vụ cung cấp lương thực cho các đảo và được đưa lên tàu. Nhưng sau đó tàu Trung Quốc kè không cho đi nên mãi từ trưa cho đến 10 giờ tối cùng ngày mới đến được đảo Sinh Tồn. Tứ bị cụt 1 chân, má.u ra nhiều quá nên mất; còn Lanh may mắn qua khỏi”.

25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 4): Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh - Hình 4

Những chiến sĩ hải quân năm xưa (4 người ở giữa) chụp ảnh kỷ niệm cùng PV (thứ 2 từ trái qua)

Trà rượu một hồi, anh Lanh nổi hứng tinh nghịch như thời đang cùng nhau huấn luyện ở Đà Nẵng. Anh Lục cũng không chịu thua khi bảo: “Biết thế bữa đó tau không đưa hắn lên”. Rồi tất cả cùng cười vui.

Kể về anh Lanh, anh Nguyễn Đình Phùng (ở xã Quảng Tân, H.Quảng Trạch; lúc đó làm khí tài) vẫn không quên hình ảnh lúc tàu HQ 604 chuẩn bị rời bến ra đảo, anh Lanh còn tìm gặp để hỏi xin một lưỡi lê.

Chiều muộn, dù không muốn vẫn phải rời, Anh hùng Nguyễn Văn Lanh tạm biệt đồng đội trở lại quê nhà. Đã có những đôi mắt ứa nước khuất dưới mái tóc điểm bạc. Các anh mạnh mẽ sống chế.t cùng nhau vì Tổ quốc nhưng phút chia tay ai chẳng ngậm ngùi.

Theo xahoi

25 năm hải chiến Trường Sa Kỳ 1: Cuộc xâm lược bất ngờ của Trung Quốc

25 năm trước, ngày 14/3/1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng sún.g quân xâm lược Trung Quốc.

25 năm hải chiến Trường Sa Kỳ 1: Cuộc xâm lược bất ngờ của Trung Quốc - Hình 1

Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 đang được trưng bày tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân

Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.

Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau. Chúng tôi đã tìm gặp những người anh hùng năm xưa, những người thân nơi quê nhà của họ để nghe kể về cuộc chiến bi hùng này.

Tháng 3/2013, trời Đà Nẵng chuyển lạnh đột ngột vì gió mùa đông bắc, cơ thể hai cựu binh của trận hải chiến Gạc Ma 1988 là Phan Văn Đức và Dương Văn Dũng cũng trở chứng theo. Nhưng không chờ những cơn đau của những thương tích ấy "nhắc nhở", trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm qua.

Ra đi

Năm 1988 anh Phan Văn Đức chiến đấu ở Gạc Ma, Trường Sa. Nay, anh ở trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Hoàng Sa ven biển (P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

Càng đến gần ngày 14/3, anh Đức càng khó ngủ. Mờ sáng, anh bước vài bước ra quán cà phê Biển Đảo của ngư dân câu mực Trần Văn Mười và nhìn đăm đăm ra phía biển.

Anh Đức nguyên trú khu vực tổ 5 An Thị (P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà), lớn lên bằng nghề bốc xếp và đi biển. Tuổ.i đôi mươi, anh cùng người bạn thân là liệt sĩ Lê Thế ở gần nhà nhập ngũ vào tháng 3/1987.

25 năm hải chiến Trường Sa Kỳ 1: Cuộc xâm lược bất ngờ của Trung Quốc - Hình 2

Cựu binh Phan Văn Đức với vết sẹo trên vai trái do quân Trung Quốc bắ.n

Nhập ngũ cùng thời gian còn có anh nông dân Dương Văn Dũng, tạm biệt đám ruộng ở khu vực Bình An (nay thuộc P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Sau 6 tháng huấn luyện ở Hội An, họ được giao về Trung đoàn 83 công binh (Vùng 3 Hải quân) đóng tại Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.

Anh Đức được phân công làm anh nuôi cho đơn vị, còn anh Dũng là lính công binh. Một đêm đầu tháng 3.1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ 604 thẳng tiến ra Trường Sa.

Anh Dũng kể, 20h ngày 11/3, anh cùng mọi người lên tàu HQ 604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.

25 năm hải chiến Trường Sa Kỳ 1: Cuộc xâm lược bất ngờ của Trung Quốc - Hình 3

Anh Dương Văn Dũng trong ngôi nhà vừa mới xây dựng và cô con gái út

Khoảng 15h ngày 13/3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng.

Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ 604, dùng loa yêu cầu tàu HQ 604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.

"Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên, nói rằng vợ anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo", anh Phan Văn Đức nhớ lại.

Đến 21h cùng ngày, tàu HQ 604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó.

Lúc 3h sáng ngày 14/3/1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.

25 năm hải chiến Trường Sa Kỳ 1: Cuộc xâm lược bất ngờ của Trung Quốc - Hình 4

Hằng ngày, anh Đức đều cầu nguyện cho những đồng đội đã hy sinh

Anh Đức kể, đến 4h sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20 - 30 chiến sĩ bơi vô đảo nhưng chỉ mang theo 2 khẩu sún.g AK 47. Hai khẩu sún.g này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.

"Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp nhận, vì nghĩ núi rừng còn chạy được chứ trên trời dưới biển thì làm sao tránh được", anh Đức nói.

Chiến sự

Không khí lúc đó hết sức căng thẳng.

"Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắ.n chế.t. Ngay lúc ấy anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt sún.g, xô ngã tên bắ.n anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâ.m lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đán.h nha.u với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo" - anh Đức thuật lại.

"Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây sún.g AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây sún.g thôi thì ít nhất cũng bắ.n được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông", anh Đức sục sôi.

Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức. "Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắ.n một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ 604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắ.n liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ 604, quả còn lại làm tàu lật luôn".

25 năm hải chiến Trường Sa Kỳ 1: Cuộc xâm lược bất ngờ của Trung Quốc - Hình 5

Sau trận hải chiến Gạc Ma 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam - Ảnh tư liệu

Cùng đường, anh Đức ôm một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về đảo Sinh Tồn.

Còn về phần anh Dũng, tàu HQ 604 b.ị bắ.n chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu. Ngoi lên mặt nước thì đạn địch bắ.n rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa.

Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên. Họ trôi dạt đến 18h cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông. (còn tiếp)

"Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ bội của ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, họ đã dùng pháo lớn bắ.n vào các tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma, HQ 605 ở đảo Len Đao và HQ 505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, n.ổ sún.g vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất, 3 cán bộ hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương, 70 người mất tích... (sau đó Trung Quốc trao trả lại 9 người đã bắt giữ).

Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao, tiếp tục triển khai đóng giữ bảo vệ thắng lợi Đá Nam và Đá Thị ở phía bắc quần đảo (15-16/3/1988). Nhân dân cả nước đã tổ chức hàng trăm buổi mít tinh phản đối hành động xâm chiếm trái phép của nước ngoài, đồng thời quyên góp vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng ủng hộ chi viện Trường Sa... Trải qua hơn 5 tháng, Quân chủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CQ88, đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân". (Trích Lịch sử Vùng 3 hải quân)

Theo xahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Bóc giá outfit Nguyễn Phương Hằng, số tiề.n nữ CEO dát lên người làm CĐM sốc nặng
17:14:31 30/09/2024
Team Quang Linh hé lộ lý do cho anh Quý nghỉ việc: Lạm quyền và lười biếng?
16:49:55 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Hằng Du Mục tổ chức sinh nhật hoành tráng cho con trai, quẩy tung cùng 4 quý tử
16:56:35 30/09/2024
Phùng Thiệu Phong tái hôn?
16:57:18 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới

18:14:21 30/09/2024
Dự báo, trong 24 giờ tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân có nụ cười giả tạo nhất giới giải trí

Hậu trường phim

22:35:46 30/09/2024
Hiện tại, mỗi lần nhìn thấy máy ảnh của người hâm mộ hay truyền thông, nữ diễn viên lại nở nụ cười thật tươi. Nhưng QQ lại đán.h giá nụ cười của Vương Sở Nhiên hiện tại không tự nhiên, giả tạo.

Manbo: Thành viên GERDNANG đứng trước HIEUTHUHAI, 3 lần rớt casting Rap Việt

Sao việt

22:27:23 30/09/2024
Manbo được biết đến là một trong 3 thành viên sáng lập GERDNANG cùng với HIEUTHUHAI và Hurrykng. Nối gót người bạn cùng team, anh chàng vừa có màn chào sân cực kì ấn tượng tại Rap Việt mùa 4.

Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?

Nhạc việt

22:13:22 30/09/2024
Negav đã nhận sai. Trong trường hợp này, thay vì im lặng chờ mọi chuyện đi qua, thì fan Negav hỗn chiến trên các nền tảng MXH.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu

Netizen

21:32:02 30/09/2024
Những ngày qua, sự xuất hiện của anh trai trong các phiên bán hàng team Hằng Du Mục đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi trầm trồ vì gia đình nữ TikToker quá nhiều ẩn số .

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Sốc: Nữ VĐV xinh đẹp đột ngột qua đời ngay trước ngày tốt nghiệp

Sao thể thao

21:14:34 30/09/2024
Theo Daily Mail, nữ VĐV điền kinh xinh đẹp Shelby Daniele đã đột ngột qua đời vào hôm 24/9 vừa qua ở tuổ.i 23, chỉ vài tháng trước khi cô chính thức nhận bằng tốt nghiệp đại học. Nguyên nhân qua đời của cô không được tiết lộ.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành

Hoa sữa về trong gió tập 23: Linh bị đồng nghiệp chơi xấu

Phim việt

20:04:13 30/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 23, khi bị phát hiện dùng thủ đoạn để lấy hồ sơ khách VIP của Linh, Hoàn quyết trả thù bằng mưu hèn kế bẩn