25% cán bộ công chức năng lực yếu
Với 73,7% phiếu tán thành thông qua, Nghị quyết về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2013 giao chỉ tiêu biên chế hành chính cho các cơ quan của thành phố, quận, huyện, thị xã là 10.938 biên chế. Trong đó, biên chế công chức là 9.293 người; lao động hợp đồng là 941 chỉ tiêu; lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế là 704. Tổng biên chế sự nghiệp được giao trong năm là 143.610 chỉ tiêu.
Đồng ý với việc phải có thêm nhiều chỉ tiêu biên chế cho thành phố để đáp ứng lượng công việc ngày càng lớn, song nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại về việc bộ máy hành chính của thành phố đang phình to nhưng hoạt động lại chưa thực sự hiệu quả. Đại biểu Trần Trọng Dực – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội (đại biểu tổ Hoàng Mai) cho biết, qua theo dõi thì bộ máy hành chính không được tinh giản mà năm sau luôn phình to hơn năm trước. Đã thế 15-25% cán bộ công chức đang ăn lương ngân sách Nhà nước nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đại biểu này dẫn chứng, tại một cơ quan của thành phố, qua đánh giá chỉ có 30% cán bộ công chức, viên chức làm việc tốt; 35% có năng lực làm việc ở mức khá, trung bình; số cán bộ công chức còn lại “không yên tâm để giao việc”. Đó là chưa kể tình trạng sắp xếp, bố trí, phân bổ cán bộ công chức, viên chức ở nhiều đơn vị chưa hợp lý, mất cân đối. Chẳng hạn, UBND quận Long Biên có tổng số 203 biên chế công chức, viên chức thì trong đó riêng lực lượng thanh tra xây dựng đã là 75 người chiếm 1/3. Tương tự tại huyện Sóc Sơn, tổng biên chế là 274 thì riêng lực lượng thanh tra xây dựng là 121 người chiếm gần một nửa… “Số lượng thanh tra xây dựng nhiều như vậy, liệu đáp ứng yêu cầu công việc có tốt hơn? Tôi chắc chắn là chưa” – đại biểu Trần Trọng Dực nhấn mạnh.
Cũng theo đại biểu Trần Trọng Dực, việc phân cấp cho các quận, huyện tổ chức thi tuyển công chức, viên chức là đúng. Tuy nhiên, việc tổ chức thi tuyển này cần phải quản lý chặt chẽ, nếu không sẽ kém hiệu quả và dễ nảy sinh nhiều tiêu cực. Ông cho biết, ở nhiều địa phương, thi công chức được quy ra “tiền”, nếu dưới 100 triệu đồng thì không thể đỗ được.
Theo ANTD
Video đang HOT
Bí thư Đà Nẵng: 'Làm việc đừng hô khẩu hiệu'
Phát biểu tại kỳ họp thứ 5 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh yêu cầu UBND siết lại việc cho thuê nhà ở xã hội và giám sát việc giảm lãi suất của ngân hàng...
Ngày 5/12, tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu bức xúc về tình trạng hơn 2.000 căn nhà ở xã hội dành cho cán bộ công chức và người thu nhập thấp bị bỏ trống, trong khi hàng trăm người nghèo làm đơn 3-4 năm nay vẫn chưa được duyệt.
"Mới đây qua kiểm tra 673 căn hộ cấp cho cán bộ thì 111 căn cán bộ cho thuê lại kiếm lời, đến nay chỉ thu hồi được 3 căn. Thành phố cần có một tổ chức thống nhất việc phân phối và giám sát nhà ở xã hội xem có đúng mục đích? Nếu sai phải thu hồi", đại biểu Trần Văn Lĩnh nêu ý kiến.
Nhiều đại biểu lo lắng về việc phân bổ lại dân cư sẽ khó đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Ảnh:Nguyễn Đông
Cho rằng đây là vấn đề nổi cộm, nhiều hồ sơ xin nhà chung cư, nhưng qua xác minh thấy không xứng đáng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh dẫn chứng: "Có cán bộ công chức vợ làm giáo viên, chồng làm điện lực, hiện sống với bố mẹ ở biệt thự mà xin thuê nhà chung cư. Có người tôi còn phê thẳng là không khó khăn, nhà ở hiện tại rộng rãi, không bức xúc về chỗ ở nên không giải quyết".
Bí thư Thanh đề nghị UBND thành phố làm rõ việc tại sao chỉ thu hồi được 3 căn nhà sử dụng sai mục đích. "Cần phải siết lại việc quản lý chung cư. Phải cưỡng chế thu hồi hơn 100 căn chung cư sai phạm, đồng thời kỷ luật những cán bộ công chức này", ông Thanh nhấn mạnh.
Người đứng đầu HĐND thành phố cho biết thêm ông vừa giao cho đại tá Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Công an Đà Nẵng, bộ hồ sơ của một người nguyên là cán bộ công an, nhưng lại "mòi" 50 triệu đồng của dân xin chung cư để điều tra, khởi tố vụ án. "Không để cò chung cư lộng hành", ông Thanh nói.
Về đề án phân bổ lại dân cư với mục đích giãn dân ra ngoại thành, đối tượng hướng đến gồm người dân địa phương và người có nhu cầu nhập cư vào thành phố Đà Nẵng, ông Thanh nói luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội ban hành bao nhiêu năm nay nhưng không có hướng dẫn thực hiện thì thành phố không thể mãi ngồi chờ. "Không làm tốt vấn đề nhập cư, để thành phố quá tải, nhếch nhác thì bao nhiêu công sức bấy lâu nay đổ xuống sống, xuống biển. Vì vậy ai đủ chỉ tiêu có nhà ở và việc làm ổn định mới được nhập cư vào thành phố", Bí thư Thanh nói.
Ông lý giải thêm, không phải những người ở nhà thuê, ở nhờ nhà người khác thì được gọi là đạt tiêu chuẩn. Vì khi chủ nhà có việc, lấy lại nhà thì người thuê hay ở nhờ lại trở thành vô gia cư. Do đó người có việc làm cũng phải có chỗ ở ổn định, như thuê nhà chung cư của Công ty quản lý nhà chung cư TP Đà Nẵng.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng: "Tôi làm việc là phải có hiệu quả cụ thể, chứ không làm việc theo kiểu hô khẩu hiệu". Ảnh: Nguyễn Đông
Trước tình hình tội phạm đòi nợ thuê gia tăng, Bí thư Thanh nói công an cứ kêu gọi toàn dân tham gia trấn áp tội phạm, nhưng nhất quyết trách nhiệm phải do ngành công an. Những kẻ đòi nợ đều có tiền án tiền sự thì công an phải có hồ sơ quản lý. "Nhiều người phạm tội quá đáng nhưng chỉ xử mấy năm tù rồi lại đặc xá. Nói xã hội ta tốt đẹp thì phải cho người dân có một cuộc sống bình yên chứ không phải cứ nói tốt đẹp rồi lại không chịu làm", ông Thanh nhấn mạnh.
Nhiều cử tri và đại biểu nêu ý kiến dù thành phố đã tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và ngân hàng để yêu cầu ngân hàng giảm lãi suất, nhưng đến nay lại không thông báo rõ ràng số ngân hàng đã giảm lãi suất. Kéo theo đó là tình trạng nhiều doanh nghiệp nợ thuế nhà nước dẫn đến nguồn thu ngân sách giảm, nhiều doanh nghiệp phá sản khiến nhiều người lao động mất việc...
Ông Thanh thừa nhận bản thân rất mệt trong việc tháo gỡ cho doanh nghiệp, bởi đã giao cho UBND thành phố kiểm tra việc ngân hàng giảm lãi suất, nhưng đến nay vẫn không có động tĩnh gì. Bí thư Thành ủy yêu cầu UBND gấp rút lập danh sách ngân hàng chưa giảm lãi suất để trong phiên cuối cùng công bố cho người dân biết. Trong tháng 12 này, UBND thành phố phải lập danh sách doanh nghiệp hoạt động tốt, có thương hiệu, nhưng thiếu vốn gửi cho HĐND để thành phố đứng ra bảo lãnh cho vay vốn làm ăn.
"Tôi làm việc là phải có hiệu quả cụ thể, chứ không làm việc theo kiểu hô khẩu hiệu. Muốn cho doanh nghiệp phát triển, có nguồn thu ngân sách thì phải làm như tôi vừa nói", Bí thư Thanh khẳng định.
Bí thư Nguyễn Bá Thanh bày tỏ quan điểm nhất thiết phải tăng viện phí từ ngày 1/1/2013 để đảm bảo tăng chất lượng y tế. Ông cũng đề nghị ngành giáo dục phải phổ cập bơi cho học sinh tiểu học từ nay đến năm 2016 để học sinh không chỉ biết bơi mà còn có thể cứu được người chết đuối. Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu đến kỳ họp 6 tháng đầu năm sau mới thực hiện.
Theo VNE
Quy định kê khai tài sản chưa chặt chẽ Liên quan đến các quy định về kê khai tài sản trong dự luật Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Trường Thành - Đoàn luật sư TP.Cần Thơ. Tiếp xúc cử tri tại quận 1, TPHCM ngày 26.11, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định: "Không ai có...