24ha tại Khu đô thị Nam An Khánh về tay chủ mới
Tập đoàn Vingroup vừa chính thức ra mắt dự án Vinhomes Thăng Long tại Hà Nội. Đây là dự án biệt thự sinh thái khép kín với hạ tầng hoàn hảo đầu tiên tại cửa ngõ phía Tây Thủ Đô. Dự án có diện tích 24ha nằm trong khu đô thị Nam An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.
Khu đô thị mới Nam An Khánh
Vinhomes Thăng Long tọa lạc tại giao điểm đại lộ Thăng Long và đường Lê Trọng Tấn, cách Trung tâm Hội nghị Quốc gia khoảng hơn 5km. Tổng diện tích của Vinhomes Thăng Long là 24ha với quy mô gần 800 căn biệt thự, nhà liền kề, shophouse….
Được biết, dự án được quy hoạch theo hướng sinh thái, được bao quanh bởi không gian mặt nước, cây xanh, mật độ dân số thấp với 10ha hồ điều hòa và hệ thống cảnh quan, vườn bốn mùa, bể bơi xanh mát.
Theo tiết lộ từ đại diện Vingroup, dự án Vinhomes Thăng Long sẽ được xây dựng thành một khu đô thị phức hợp với hệ thống tiện ích và dịch vụ đồng bộ gồm trường liên cấp Vinschool, siêu thị VinMart, hệ thống khu thể thao, bể bơi và khu clubhouse hiện đại…
Khánh An
Theo_VnMedia
Bỏ 3 tỷ đồng mua biệt thự 'ba không' ở Hà Nội
Hơn 100 hộ dân tại khu đô thị Ao Sào dù ở trong những ngôi nhà đẹp, hiện đại có giá 3-4 tỷ đồng một căn nhưng đang phải chịu cảnh không nước, không đường đi và không sổ đỏ.
Video đang HOT
Khu chức năng đô thị Ao Sào - Lexington Etaste (Hoàng Mai - Hà Nội) do Công ty Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư, được xây dựng năm 2011, bao gồm các nhà liền kề, biệt thự cao cấp và các tiện ích đầy đủ như vườn hoa, trường học... Năm 2013, dự án từng gây sốt với giá mỗi m2 biệt thự liền kề khoảng 18 triệu đồng. Theo giới thiệu, đây là một trong những khu đô thị vào loại hiện đại nhất phía Nam thủ đô. Hiện, chủ đầu tư đã bàn giao vài trăm căn liền kề, mỗi căn có diện tích từ 50 đến 70 m2 một sàn.
Tuy vậy, Ao Sào đang bị cư dân phàn nàn gọi là khu đô thị "3 không". Đường vào nhếch nhác, bụi mù suốt ngày, hệ thống nước sạch hoàn toàn không có, sổ đỏ cũng bặt vô âm tín... Điều này khiến hơn 100 hộ gia đình khóc dở, mếu dở suốt hai năm qua.
Theo phản ánh, người dân ở đây nhiều lần gửi đơn kiến nghị kêu cứu tới Ban quản lý dự án, nhưng chỉ nhận được sự im lặng. Để có thể sống được tại khu đô thị này, anh Lê Trung Hiếu ở nhà 12BTT1 phải đầu tư hệ thống giếng khoan cỡ lớn với đầy đủ giàn mưa, bể lọc, bể khử khuẩn... trị giá 65 triệu đồng.
Từ nguồn nước này, anh Hiếu còn cung cấp cho 40 hộ dân trong khu đô thị. "Nước ngầm ở đây rất bẩn, nhưng chúng tôi chẳng còn lựa chọn nào khác. Bà con bàn nhau mỗi tháng góp cho tôi tiền điện, tiền mua vật tư và khấu hao máy móc để có nước sinh hoạt hàng ngày. Đến nay, giếng khoan này đã phục vụ cư dân trong khu đô thị được gần một năm rồi", anh Hiếu nói.
Trong khi đó các hộ còn lại trong khu đô thị phải nối đường ống nước sang các khu dân cư bên cạnh và mua nước sạch với giá 50.000 đồng/m3.
Chị Hoa nhà số 4 TT5.2 ngán ngẩm cho biết, gia đình chị vừa chuyển đến ở được một tháng, mấy ngày nay phải thuê taxi chở các bình nước lớn trữ sẵn để dùng.
Theo cam kết ở hợp đồng, sau khi bàn giao nhà 3 tháng, cư dân sẽ nhận được sổ đỏ. Tuy nhiên, gần hai năm nay kể từ ngày nhận nhà, chưa một hộ gia đình nào tại Ao Sào được cầm trên tay tấm sổ đỏ.
Theo bản thiết kế, phía trước cổng khu đô thị có một con đường lớn, với đầy đủ đèn cao áp, thiết bị bồn hoa cây cảnh nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.
Cư dân Ao Sào giăng biểu ngữ yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành đúng cam kết trước cửa nhà.
Hàng trăm hộ dân phải góp tiền hơn 40 triệu đồng xây dựng con đường nhỏ để qua lại.
Trong năm 2015 và 2016, hàng loạt căn biệt thự được bàn giao nhưng các công trình phụ trợ xung quanh hầu như không có.
Khu vực theo thiết kế dùng để xây dựng nhà trẻ, công viên, nhưng lại ngổn ngang máy móc, thiết bị xây dựng.
Nhiều hộ dân đến đây sinh sống được hơn hai năm nhưng trước cổng nhà không có lối vào. Họ phải đổ đất để lấy mặt bằng, tiện cho việc di chuyển.
Trong khi đó, nhiều ngôi nhà bắt đầu xuất hiện vết nứt ngang dọc.
Trao đổi với pv, ông Nguyễn Thanh Sơn, Trưởng Ban đại diện khu dân cư Ao Sào cho biết, gần hai năm nay, cư dân sống trong cảnh biệt lập và thiếu thốn, hạ tầng nham nhở và chưa có gì hoàn thiện. Ngay cả một con đường tử tế dẫn vào khu đô thị cũng chưa có. Muốn ra ngoài chỉ có con đường cấp phối hoang vu, lầy lội và bẩn thỉu dài hơn 1 km qua dự án của Công ty Licogi tới đường Tân Mai, hoặc đi nhờ con đường bờ mương qua làng Giáp Tứ. "Trong khi đó nước sạch thì không có, các công trình phụ trợ làm chưa xong cũng khiến chủ đầu tư không thể cấp sổ đỏ", ông Sơn nói.
Còn ông Trần Xuân Nghiên, Phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Lũng Lô 5, chủ đầu tư dự án phân trần, trước khi bàn giao nhà cho các hộ dân (tháng 11/2014), đơn vị đã ký hợp đồng với Công ty nước sạch Hà Nội.
"Tuy nhiên chúng tôi bị một số người dân làng Giáp Tứ phản đối khi đấu nối họng nước ở làng Giáp Tứ. Vì nếu họng nước này cung cấp cho khu biệt thự, họ sẽ không có nước. Về giải pháp lâu dài, chúng tôi đã làm việc với bên nước sạch tìm một họng nước khác ở xa hơn, kinh phí lớn, nếu không gặp phải sự cản trở nào nữa thì trong khoảng một tháng tới người dân sẽ có nước sạch để sinh hoạt mà không phải đi mua", ông Nghiên khẳng định.
Theo quy hoạch khu dân cư Ao Sào sẽ có đường rộng 30 m đi ven sông Sét và tuyến đường này đang làm, còn khoảng 150 m nữa sẽ dẫn tới khu biệt thự. "Nhiệm vụ của chủ đầu tư là làm trong khu vực đất của mình thì đã thực hiện xong, còn phần kết nối đồng bộ với bên ngoài còn phải chờ các dự án của quận Hoàng Mai. Chính vì chưa có đường to nên giá biệt thự liền kề mới có giá 18 triệu đồng/m2, còn có đường rồi thì phải cả trăm triệu", vị này nói.
Theo_Zing News
TPBank nhận giải ngân hàng điện tử tốt nhất của Asian Banker Ngày 10/5 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đã nhận giải thưởng Best Internet banking (Ngân hàng điện tử tốt nhất) do The Asian Banker trao tặng. Giải thưởng danh giá này được trao trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng châu Á 2016 (The Asian Banker Summit 2016) do The Asian Banker tổ chức....