24.820 website tại Việt Nam bị báo cáo không an toàn
Có tới 24.820 website tại Việt Nam bị báo cáo không an toàn. Trong số này, có tới 12.052 trang web bị Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) cảnh báo có yếu tố nguy hiểm, lừa đảo hoặc giả mạo.
Nhiều website tại Việt Nam bị báo cáo không an toàn
Chiến dịch “Khiên Xanh” được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT và Cốc Cốc khởi động từ 20/5 với trọng tâm kêu gọi mỗi cá nhân chủ động báo cáo trang web không an toàn để bảo vệ người dùng Internet tại Việt Nam.
Chiến dịch này đã kết thúc vào ngày 13/6 vừa qua với nhiều số liệu đáng chú ý. Tính đến ngày 14/6/2021, sau 26 ngày phát động, chiến dịch “Khiên Xanh” thu hút hơn 22.168.698 lượt tiếp cận. Theo thông tin từ Cốc Cốc, chiến dịch này nhận hơn 24.820 website bị báo cáo trang web không an toàn.
Phía Cốc Cốc cũng cho biết: Thông qua quá trình xác thực, Cốc Cốc cùng Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC) đã tiến hành gắn cảnh báo hơn 12.052 trang web có yếu tố nguy hiểm, lừa đảo hoặc giả mạo. Theo đánh giá, mức độ thiếu an toàn của môi trường mạng hiện nay tại Việt Nam là đáng báo động.
Việt Nam đã từng nằm trong nhóm các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm mã độc cao, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dùng Internet. Thời gian gần đây, tình trạng lây nhiễm mã độc đã được cải thiện nhiều, nhờ việc các cơ quan chức năng và nhà quản lý đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.
Theo số liệu thống kê, năm 2020, tại Việt Nam có 2.209 cuộc tấn công DDoS, 2.220 cuộc tấn công phishing, 1.526 cuộc tấn công deface và 1.814 cuộc tấn công malware. Dù đã ra khỏi Top 10 nước có nguy cơ mất an toàn thông tin mạng cao nhất trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn thuộc Top 3 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương có lượng thiết bị nhiễm malware cao nhất.
Thông qua chiến dịch ra soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam; phát hiện hơn 400.000 máy nhiễm mã độc. Từ khi chiến dịch “được triển khai, số lượng địa chỉ IP nằm trong các mạng máy tính ma (IP Botnet) đã giảm mạnh.
Video đang HOT
Trước tình trạng này, Trung tâm NCSC đã phối hợp cùng Cốc Cốc triển khai chiến dịch “Khiên Xanh”. Chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt và nâng cao ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam.
Chiến dịch được triển khai từ ngày 20/5/2021 đến ngày 13/6/2021 với hoạt động trọng tâm là kêu gọi mỗi cá nhân chủ động báo cáo trang web không an toàn để tạo thành một “tấm khiên xanh” bảo vệ người dùng internet tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, những người yêu thích tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật, khi phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, có thể gửi thông tin tới website trên của Trung tâm NCSC để cùng thực hiện cảnh báo, hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức đang bị ảnh hưởng.
Ngoài việc thu thập và cảnh báo về các trang web nguy hiểm, chiến dịch cũng sẽ cung cấp thông tin về những rủi ro trên không gian mạng, cũng như các giải pháp hỗ trợ mọi người chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông quảng bá, chương trình giao lưu trực tuyến “Lên mạng an toàn thời Covid-19″…
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một quốc gia số an toàn và lành mạnh và ở vào thời điểm toàn quốc đang “online hóa” các hoạt động như hiện nay, chiến dịch như “Khiên Xanh” là một chiến dịch rất cần thiết và cấp bách.
Chiến dịch “Khiên Xanh” đã bước đầu thành công trong việc nâng cao nhận thức cũng như kêu gọi sự chung tay hành động của người dùng Internet về vấn đề an toàn an ninh mạng. Để xử lý triệt để và tận gốc vấn đề, Cốc Cốc, NCSC đã thống nhất sẽ xoá bỏ các trang web nguy hiểm có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng trong thời gian tới.
Bitcoin mất sức hút với tội phạm mạng
Cảm thấy Bitcoin không đủ riêng tư, một số nhóm tin tặc bắt đầu chuyển sang sử dụng những đồng mã hóa đề cao tính ẩn danh hơn.
Tội phạm mạng sử dụng tiền ảo để không bị truy lùng
Cách nay không lâu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ Lisa Monaco thông báo đã thu hồi và hoàn trả một phần số tiền chuộc mà công ty Colonial Pipeline chuyển cho nhóm DarkSide trong vụ tấn công ngày 7.5. Giá Bitcoin lập tức giảm trong ngày hôm đó vì nhiều người bắt đầu lo ngại về tính bảo mật của đồng mã hóa lớn nhất thế giới.
Tài liệu từ Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho thấy họ tìm ra địa chỉ ví Bitcoin của nhóm tin tặc chỉ bằng cách tra cứu giao dịch trên mạng lưới blockchain. Theo CNBC, Bitcoin có nhược điểm chí mạng là ai cũng có thể xem lịch sử các giao dịch token được lưu trữ trên sổ cái công khai. Đây là lý do khiến nhiều tin tặc chuyển sang các đồng tiền như Dash, Zcash, Monero có tính ẩn danh cao hơn
Đồng Monero lên ngôi
Monero ngày càng trở thành loại tiền mã hóa được tội phạm ransomware (mã độc tống tiền) lựa chọn.
Rick Holland - giám đốc an ninh thông tin của công ty tình báo Digital Shadows cho biết: "Ngày càng có nhiều tội phạm sành sõi đang sử dụng Monero".
Ra mắt năm 2014, đồng Monero đặt "quyền riêng tư và ẩn danh" lên hàng đầu, như đã nêu trong sách trắng. Monero hoạt động trên blockchain riêng, ẩn hầu như mọi chi tiết giao dịch, bao gồm cả danh tính người gửi, người nhận và số tiền giao dịch.
Nhờ đó, Monero giúp tội phạm mạng thoát khỏi cơ chế theo dõi của mạng blockchain Bitcoin.
Fred Thiel - cựu chủ tịch công ty mật mã Ultimaco giải thích: "Trên blockchain Bitcoin, bạn có thể xem địa chỉ ví đã giao dịch, số Bitcoin giao dịch, chúng được chuyển từ đâu và gửi đến đâu. Với Monero, mạng blockchain làm xáo trộn địa chỉ ví, số lượng giao dịch, bên nhận tiền là ai - đây chính xác là điều bọn xấu muốn".
Theo Marc Grens - chủ tịch của công ty DigitalMint chuyên hỗ trợ nạn nhân trả tiền chuộc, dù Bitcoin vẫn chiếm ưu thế trong các vụ tấn công ransomware nhưng ngày càng có nhiều kẻ xấu yêu cầu trả bằng Monero.
Chẳng hạn, Rick Holland khẳng định đã thấy nhóm tin tặc REvil đòi Monero. Đồng mã hóa này cũng là lựa chọn phổ biến trên AlphaBay - nơi từng là chợ đen dành cho thế giới ngầm trước khi đóng cửa năm 2017.
Tuy nhiên, Monero có nhiều rào cản khiến đồng tiền này không thể phổ biến. Monero không có tính thanh khoản nên nhiều sàn giao dịch không niêm yết đồng mã hóa này. Mati Greenspan - người sáng lập Quantum Economics cho biết: "Nó không được hưởng lợi từ làn sóng đầu tư tổ chức gần đây". Điều đó khiến các công ty bị tống tiền khó lòng kiếm được Monero để trả tiền chuộc trực tiếp cho các nhóm tội phạm.
Bitcoin vẫn thống trị
Bảo hiểm mạng (cyber insurance) là lý do khiến Bitcoin vẫn là loại tiền tệ được tội phạm ransomware lựa chọn.
Peter Marta - cựu nhân viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho biết: "Bảo hiểm rất quan trọng trong lĩnh vực này. Các công ty bảo hiểm từ chối hoàn trả tiền chuộc nếu tiền đó được chuyển bằng Monero".
Marta giải thích: "Bên bảo hiểm sẽ hỏi công ty nạn nhân sắp tiến hành loại thẩm định doanh nghiệp nào trước khi thực hiện thanh toán, để cố gắng giảm thiểu khả năng khoản thanh toán đó được gửi đến một tổ chức nằm trong danh sách đen".
Blockchain của Bitcoin giúp truy xuất nguồn gốc các giao dịch dễ dàng hơn. Ngoài ra còn có một cơ sở hạ tầng được thiết lập sẵn để các quan chức giám sát những giao dịch này. Nhà chức trách thường lưu giữ danh sách các ví Bitcoin, được ràng buộc với những chế độ trừng phạt khác nhau.
Tuy vậy, tội phạm mạng cũng có nhiều cách ẩn danh các giao dịch bằng Bitcoin, gây khó khăn cho những nhà điều tra trong việc truy dấu.
Tội phạm mạng có thể hoán đổi giữa các loại tiền tệ để không bị lần ra. Rick Holland giải thích: "Giống như bạn đổi từ USD sang bảng Anh, tội phạm mạng có thể chuyển Bitcoin sang Monero, sau đó trở về Bitcoin, sau đó lấy thẻ ATM Bitcoin và rút tiền USD từ đó".
Tấn công mã độc tống tiền đang lan rộng khắp nước Mỹ Các doanh nghiệp Mỹ dù nhỏ hay lớn cũng phải lo sợ trước tình cảnh tội phạm mạng ngày càng lộng hành. Bộ Tư pháp Mỹ xem tấn công ransomware như khủng bố Hàng loạt cuộc tấn công mạng nhằm vào những cơ quan, tổ chức và công ty Mỹ đang chiếm sóng trên trang nhất các báo trong thời gian qua. Theo...