24 tỷ USD hàng hóa xếp hàng chờ cập cảng ở California
Hàng chục con tàu container đang lênh đênh bên ngoài cảng Los Angeles và Long Beach, Mỹ chờ cập cảng. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng kéo dài.
Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng tại các cảng biển đã trở thành cơn ác mộng khó biến mất trong năm nay. Tuy nhiên, theo CNN , nó cũng có thể là một trong những vấn đề lớn nhất vào năm sau.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cảnh báo tình trạng ùn ứ và chi phí vận chuyển tăng cao có thể kéo dài đến ít nhất giữa năm sau.
“Không có bất cứ giải pháp tức thời nào cho tình trạng mất cân bằng cung cầu tiềm tàng tại các cảng ở Mỹ”, nhóm nhà kinh tế của ngân hàng Phố Wall cảnh báo.
Đó là tin xấu đối với nền kinh tế và tất cả người tiêu dùng Mỹ. Những nút thắt trong chuỗi cung ứng đã đẩy chi phí tăng cao, khiến các chuyến hàng bị chậm trễ, người mua có ít lựa chọn hơn.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cảnh báo tình trạng ùn ứ và chi phí vận chuyển tăng cao có thể kéo dài đến ít nhất giữa năm sau. Ảnh: Reuters .
Tắc nghẽn nghiêm trọng
Những nút thắt trong chuỗi cung ứng đã thúc đẩy lạm phát lên mức kỷ lục ở Mỹ và các khu vực châu Âu, đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng. Tỷ lệ lạm phát tăng cao đã gây sức ép lên các ngân hàng trung ương. Họ đứng trước áp lực thu hẹp những chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch.
Video đang HOT
“Nếu có thể đưa ra một lời khuyên cho người tiêu dùng vào thời điểm này, tôi sẽ nói với họ rằng hãy tìm và mua cây thông Noel sớm”, Giám đốc điều hành Jami Warner của Hiệp hội Cây thông Noel Mỹ chia sẻ.
“Nhu cầu của khách hàng chỉ tăng và tăng”, ông Adam Compain – Phó chủ tịch cấp cao của nhà cung cấp công nghệ chuỗi cung ứng project44 – bình luận. Các công ty tăng mua ồ ạt vì lo ngại về việc thiếu hụt linh kiện hoặc sản phẩm. Cùng với đó là xu hướng mua sắm trực tuyến gia tăng trong thời kỳ dịch Covid-19.
Trong 12 tháng qua, giá tiêu dùng đã tăng với tốc độ cao nhất kể từ năm 2008. Theo Adobe Analytics, số lượng hàng hóa trực tuyến bị hết hàng tăng 172% so với hồi tháng 1/2020.
Theo ước tính của Goldman Sachs, chỉ riêng số hàng hóa đang chờ bên ngoài 2 cảng Los Angeles và Long Beach đã trị giá tới 24 tỷ USD. Ảnh: Reuters .
CNN chỉ ra bằng chứng rõ ràng nhất về cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Đó là hàng chục con tàu container lênh đênh bên ngoài cảng Los Angeles và Long Beach. Tất cả đều đang chờ được dỡ hàng.
Theo ước tính của Goldman Sachs, chỉ riêng số hàng hóa đang chờ bên ngoài 2 cảng trên đã trị giá tới 24 tỷ USD.
Một khi những con tàu cập cảng và được dỡ hàng, các container vận chuyển vẫn phải ở lại cảng trong nhiều ngày.
Theo Goldman Sachs, vào tháng 9, khoảng 1/3 container vận chuyển tại các cảng Los Angeles và Long Beach bị bỏ không hơn 5 ngày sau khi được dỡ khỏi tàu.
Ác mộng kéo dài
Theo CNN , những chuyến đi mất nhiều thời gian hơn, khiến thời gian sử dụng của một container bị kéo dài ra. Điều đó có nghĩa là cần thêm container để tránh tình trạng hàng giao chậm.
“So với trước đây, chúng tôi cần nhiều container hơn đáng kể để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa. Thời gian sử dụng container của một chuyến hàng chậm hơn bình thường 15-20%”, ông Rolf Habben Jansen – Giám đốc điều hành của Hapag-Lloyd, một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới – tiết lộ.
Đầu tháng này, Nhà Trắng đã công bố cam kết chuyển sang hoạt động 24/7 từ cảng Los Angeles, các công đoàn và một số công ty lớn.
Goldman Sachs cho biết động thái này “có thể giúp ích rất nhiều”, nhưng cũng cần sự hợp tác từ các cảng khác, tài xế xe tải, nhà điều hành đường sắt và nhà kho. Vấn đề lớn nhất vẫn là tình trạng thiếu nhân công, bao gồm tài xế xe tải.
Theo Goldman Sachs, trên toàn quốc, thời gian tàu chở hàng qua các cảng ở Mỹ đã tăng gấp 3 lần so với tiêu chuẩn lịch sử.
Goldman Sachs dự báo tình trạng tắc nghẽn tại các cảng sẽ giảm “một chút” trong những tháng tới. Bởi Mỹ đã qua mùa mua sắm cao điểm dịp nghỉ lễ.
“Miễn là không có thêm cú sốc nào đối với chuỗi cung ứng, chẳng hạn một đợt bùng phát hoặc phong tỏa liên quan đến dịch bệnh, tình trạng tắc nghẽn sẽ giảm đáng kể sau dịp Tết Nguyên đán vào tháng Hai”, Goldman Sachs bình luận.
“Nhưng tình trạng tắc nghẽn có thể sẽ kéo dài ở một mức độ nào đó ít nhất là đến giữa năm sau. Giá cước vận chuyển có thể vẫn cao đáng kể hơn mức trước đại dịch trong ít nhất năm tới”, báo cáo của ngân hàng đầu tư Phố Wall viết thêm.
Tuần trước, Moodys Analytics cũng đưa ra cảnh báo tương tự. Theo đó, tình trạng căng thẳng chuỗi cung ứng đang gia tăng và “chưa có dấu hiệu lắng xuống”.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Giao thông vận tải Mỹ Pete Buttigieg nói với CNN rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng của Mỹ “chắc chắn” sẽ tiếp diễn vào năm 2022.
Tổng thống Mỹ quảng bá chính sách chống biến đổi khí hậu, nâng cấp cơ sở hạ tầng
Tổng thống Joe Biden đã thăm các bang miền Tây nước Mỹ ngày 13/9 trong nỗ lực truyền tải mạnh mẽ chính sách của ông đối với vấn đề biến đổi khí hậu và đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Long Beach, California, ngày 13/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những mục đích của chuyến thăm lần này của ông Biden là thúc đẩy dự luật trị giá hàng nghìn tỷ USD nhằm làm mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng của nước Mỹ, qua đó có khả năng ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Biden đã đến thành phố Boise thuộc bang Idaho thăm một trung tâm điều phối cứu hoả, gặp gỡ những người lính cứu hoả tham gia công tác dập lửa trong đợt cháy rừng nghiêm trọng tàn phá khu vực này. Ông cũng thực hiện chuyến bay khảo sát khu rừng bị thiêu rụi ở phía Bắc bang California.
Giới khoa học cho rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu do con người gây ra đang làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu, với những đợt cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn và có mức độ tàn phá lớn hơn. Phát biểu ngày 13/9 trước người dân tại thành phố Sacramento, thủ phủ bang California, Tổng thống Biden nhấn mạnh trong suốt nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng thời tiết sẽ ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn.
Ông khẳng định mỗi USD được chi cho năng lực chống chịu tốt sẽ giúp tiết kiệm tới 6 USD khi đám cháy tiếp theo không lan rộng, qua đó giúp cứu sống thêm nhiều người. Đầu tư để chống biến đổi khí hậu cũng tạo ra những việc làm được trả lương cao; ngược lại nếu không có "hành động đủ quyết liệt", sẽ có nhiều việc làm bị mất đi do những tác động đối với các chuỗi cung ứng và các ngành nghề. Trước đó, phát biểu trước các lính cứu hoả ở Idaho, Tổng thống Biden cũng thừa nhận Mỹ đang đối mặt với vấn đề ấm lên toàn cầu, nhắc lại quan điểm khoa học rằng hoạt động của con người đang ảnh hưởng đến khí hậu.
Tổng thống Joe Biden thăm văn phòng quản lý khẩn cấp ở Mather, California, Mỹ, ngày 13/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến đi này của ông Biden cũng nhằm tìm cách cứu vãn uy tín cho Thống đốc bang California Gavin Newsom thuộc đảng Dân chủ, người sẽ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm vào ngày 15/9. Các đối thủ của ông Newsom bên đảng Cộng hòa hiện đang chỉ trích cách thức ông xử lý dịch COVID-19 và các đám cháy rừng. Ông Biden đã có cuộc trao đổi với ông Newsom. Hai ông sẽ đến Los Angeles để tham dự một cuộc vận động, nơi ông chủ Nhà Trắng sẽ bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối với ông Newsom.
Cháy rừng đã hoành hành ở khắp miền Tây nước Mỹ vào mùa Hè này. Tính đến ngày 12/9, Trung tâm Cứu hỏa liên ngành quốc gia Mỹ đã thống kê được 80 đám cháy rừng lớn đang bùng phát trên cả nước, trong đó riêng ở bang Idaho có 22 đám cháy. Hơn 22.000 nhân viên cứu hỏa đã được huy động để dập lửa. Tổng thống Biden mới đây cảnh báo thế giới đang đối mặt với tình trạng "báo động đỏ" về biến đổi khí hậu, đồng thời kêu gọi các đảng phái gạt sang một bên những bất đồng chính trị để cùng giải quyết vấn đề này.
COVID-19 tới 6 giờ 14/9: Thế giới gần 226 triệu ca mắc; Nhiều nước châu Âu áp dụng biện pháp mới Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 387.881 trường hợp mắc COVID-19 và 6.356 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 toàn cầu xấp xỉ 226 triệu ca, trong đó trên 4,65 triệu người không qua khỏi. Các em nhỏ đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi ngày đầu tiên trở lại trường học sau thời gian dài giãn cách,...