24 tỉnh, thành đề nghị kéo dài thực hiện cách ly xã hội đến hết tháng 4
Sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 nhận được báo cáo của 58 tỉnh, thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.
Qua đó có 24 tỉnh, thành đề nghị tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến hết tháng 4; có 3 địa phương đề nghị tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội ít nhất 1 tuần nữa; 2 tỉnh đề nghị giãn cách xã hội đến khi không còn ca bệnh lây nhiễm thứ phát; 3 tỉnh đề nghị giãn cách tỉnh với tỉnh và 3 tỉnh đề nghị bỏ giãn cách xã hội đối với một số tỉnh chưa có dịch bệnh.
Sáng 15/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 đã nhận được báo cáo của 58 tỉnh, thành đề xuất phương án giãn cách xã hội sau ngày 15/4.
Trên cơ sở thảo luận và phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến lây nhiễm, Ban Chỉ đạo và các chuyên gia đi đến thống nhất nhận định: Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh; việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn; cần tiếp tục thực hiện ở các địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao. Các địa phương khác được thực hiện ở mức độ nới lỏng một số biện pháp.
Bên cạnh đó, thống nhất việc áp dụng các tiêu chí phân loại các tỉnh, dựa trên các phân tích dịch tễ học, các yếu tố tác động đến tình hình dịch, khả năng ứng phó, các đặc điểm về dân số; giao thông đi lại; có nhiều người nước ngoài đã từng đến.
7 tiêu chí bao gồm: Tỉnh có các trường hợp nhiễm đặc biệt là nhiễm mới; Đầu mối giao thông, đi lại; Tỉnh có biên giới, cảng hàng không, có nhiều người qua lại biên giới; Tỉnh có nhiều người nước ngoài đã đến du lịch, cư trú trong hai tháng qua; Tỉnh có các khu công nghiệp, các nhà máy có đông công nhân; Tỉnh có dân số đông; Các đáp ứng về phòng chống dịch; mức độ sẵn sàng của hệ thống y tế; khả năng xét nghiệm; năng lực của đội ngũ cán bộ.
Ban chỉ đạo và các chuyên gia cũng thống nhất kiến nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt hơn; Kiến nghị các giải pháp tiếp tục thực hiện phải được thực hiện ở tất cả các địa phương theo chỉ thị 15/CT của Thủ tướng.
Thống nhất kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương căn cứ tình hình thực tiễn của các địa phương quyết định việc thực hiện có thể kéo dài nhưng không vượt quá 1/5.
Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các địa phương xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch bệnh.
Việc thực hiện cách ly xã hội có tác động rất lớn đến tốc độ lây lan của dịch bệnh; việc áp dụng sớm sẽ có hiệu quả cao hơn.
Video đang HOT
Tăng cường tính kỷ cương, tuân thủ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo tất cả các địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch quan trọng đang triển khai như: Hạn chế ra khỏi nhà; khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác trên 2mét.
Cấm tụ tập đông người (kể cả các sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng), chưa kinh doanh các dịch vụ không thiết yếu… cấm các dịch vụ vui chơi giải trí, tiếp tục đóng cửa các khu du lịch. Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị (Đại hội Đảng các cấp hoặc các cuộc họp, sự kiện chính trị quan trọng do cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định) những người tham gia phải được giám sát y tế 14 ngày không được tiếp xúc với nguồn bệnh, hoặc đi từ vùng có dịch; có điều kiện thực hiện xét nghiệm cho những người tham gia; thực hiện việc dãn cách trong hội trường; đeo khẩu trang; sát trùng tay; không nghỉ giải lao; không tổ chức ăn uống; mở cửa thông thoáng phòng họp…
Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các tỉnh căn cứ tình hình thực tiễn trên địa bàn để quy định các biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế xã hội. Phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thực hiện các quy định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Trung ương.
Theo đó, đã chia các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nguy cơ thấp để có biện pháp phòng chống dịch phù hợp tương ứng. Đối với nhóm 11 tỉnh thành có nguy cơ cao gồm: (1) Hà Nội, (2) Lào Cai; (3) Quảng Ninh, (4) Lạng Sơn; (5) Bắc Ninh; (6) Ninh Bình ; (6) Đà Nẵng; (7) Quảng Nam; (8) Bình Thuận; (9) Khánh Hoà; (10) TP Hồ Chí Minh; (11) Tây Ninh.
Với nhóm có nguy cơ gồm 12 tỉnh thành là: (1) Thái Nguyên; (2) Nam Định; (3) Hà Nam; (4) Nghệ An; (5) Hà Tĩnh; (6) Thừa Thiên Huế; (7) Đồng Nai; (8) Bình Dương; (9) Cần Thơ; (10) Sóc Trăng; (11) Kiên Giang; (12) Hải Phòng.
Các tỉnh còn lại thuộc nhóm nguy cơ thấp.
Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm vừa nêu, đó là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu: hạn chế và khuyến cáo. Việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ: đóng cửa; hạn chế; khuyến cáo. Việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng: Tạm dừng; hạn chế; khuyến cáo. Việc tụ tập đông người: Không quá 2 người; không quá 10 người; không quá 20 người.
Hết cách ly xã hội 'tôi sẽ đi cắt tóc, chạy xe ngắm phố'
Sau gần 15 ngày thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ, phố xá Hà Nội trở nên nhộn nhịp hơn. Mọi người đều có những dự định sẽ làm trong ngày đầu hết giãn cách xã hộị. Người dân nói sẽ vẫn đồng lòng nếu Hà Nội tiếp tục cách ly.
Những ngày cuối cách ly xã hội, đường phố Hà Nội nhộn nhịp hơn - Ảnh: DANH TRỌNG
Trong tiết trời nắng ấm, những ngày cuối giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ, nhịp sống ở Hà Nội trở nên nhôn nhịp, vui tươi hơn.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online trong ngày 14-4, phố xá Hà Nội đông đúc hơn so với những ngày đầu thực hiện chỉ thị 16. Những tuyến phố lớn số lượng phương tiên lưu thông tấp nập hơn.
Hầu hết các cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm, chỉ một số cửa hàng, shop quần áo mở cửa. Nhiều người dân tranh thủ trời nắng ấm ra đường đi thể dục.
Trên các tuyến đường chính, công viên..., lực lượng chức năng vẫn lập chốt kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài đường để phòng tránh dịch bệnh.
Người dân ra đường đều trong tâm trạng phấn khởi, mong hết dịch bệnh, hết cách ly xã hội để được quay lại nhịp sống bình thường.
Tuy nhiên, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều người cho biết họ vẫn sẽ nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định về phòng chống dịch bệnh của Chính phủ. Nếu thành phố Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội, người dân vẫn sẽ đồng sức, đồng lòng cùng "chiến đấu" với dịch bệnh.
Nhiều của hàng trên phố Kim Mã vẫn đóng cửa im lìm - Ảnh: DANH TRỌNG
Anh Lê Hoàng Long (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, sau 15 ngày thực hiện nghiêm túc chỉ thị 16 của Thủ Tướng Chính Phủ, anh thấy thoải mái hơn.
"Ngày đầu tiên hết cách ly xã hội, tôi sẽ đi cắt tóc, sau đó đi ăn trưa và ngồi nhâm nhi ly cà phê tại một quán quen sau 15 ngày chỉ ở nhà. Tôi cũng sẽ trở về quê thăm gia đình vì lâu rồi chưa được về ăn cơm mẹ nấu.
Nếu những ngày tới Hà Nội tiếp tục cách ly xã hội, tôi vẫn sẽ chấp hành nghiêm chỉnh như thời gian qua. Bản thân tôi nhận thức rằng chỉ những giải pháp cứng rắn ngay lúc này mới ngăn chặn được dịch bệnh. Tất cả mọi người hãy cùng nhau đồng sức, đồng lòng "chiến thắng dịch bênh", anh Long nói.
Chị Dương Thùy Dung (ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: "Tôi mong hết dịch bệnh, hết cách ly để được đến công ty làm trở lại, mong sớm được gặp lại bạn bè, người thân hay đơn giản là có thể chạy xe ra đường và ngắm Hà Nội sau những ngày thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ.
Nếu Hà Nội hết cách ly, việc đầu tiên tôi làm là sẽ đi thăm Lăng Bác, chạy xe trên con đường Hoàng Diệu, Thanh Niên để ngắm phố xá, chụp ảnh checkin..., vì lâu rồi tôi chưa đi ra ngoài và muốn được ngắm Hà Nội trong mùa này".
"Nếu Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội vì chưa đủ an toàn, tôi vẫn sẽ nghiêm chỉnh thực hiện để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng", chị Thùy Dung chia sẻ.
Đường Hoàng Diệu thưa thớt người đi lại - Ảnh: DANH TRỌNG
Thời tiết nắng ấm nhiều người dân ra đường tập thể dục - Ảnh: DANH TRỌNG
Xe cộ trên đường Phan Đình Phùng tăng hơn so với những ngày mới cách ly xã hội - Ảnh: DANH TRỌNG
Một số người dân bắt đầu trở lại với công việc thường ngày - Ảnh: DANH TRỌNG
Lực lượng chức năng lập chốt kiểm tra, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, hạn chế ra đường - Ảnh: DANH TRỌNG
Những tuyến phố chính đông đúc xe cộ - Ảnh: DANH TRỌNG
DANH TRỌNG
Giám đốc ILO Việt Nam chỉ cách giữ việc làm cho người lao động Cần tập trung duy trì việc làm, bằng cách hướng những hỗ trợ của Chính phủ tới những doanh nghiệp có thực hiện các biện pháp để giữ người lao động và bảo vệ sức khỏe của người lao động bằng các hình thức phân công công việc đảm bảo sức khỏe. Chợ Yên Thế (Hà Nội) được kẻ các vạch ngăn cách...