24 gia đình quân nhân mòn mỏi chờ sổ đỏ: “Liệu có còn thời gian để chờ đợi?”
Trong công văn gửi 24 hộ quân nhân, Tổng cục Hậu cần cho biết, tháng 5/2015 sẽ về kiểm tra, đo đạc diện tích đất. Nhưng mãi đến ngày 26/8, đơn vị này mới về làm việc. Kết thúc buổi làm việc, các hộ dân cũng chưa biết bao giờ nguyện vọng của mình mới được giải quyết.
Ở ổn định gần 1/4 thế kỉ nhưng 24 hộ gia đình quân nhân ở khối Trung Tiến (phường Hưng Dũng, Tp Vinh, Nghệ An) vẫn chưa được cấp giấy CNQSD đất do đất thuộc Bộ quốc phòng quản lý.
Trước đó, Dân trí đã có bài phản ánh, 24 hộ gia đình quân nhân tại khối Trung Tiến (phường Hưng Dũng, Tp Vinh, Nghệ An) đều có thời gian chiến đấu ở chiến trường hoặc là con liệt sỹ. Những năm đầu thập niên 80, họ được chuyển công tác về Xí nghiệp may 20C (thuộc Cục Hậu cần Quân khu 4 trước đây).
Vào năm 1991, do các gia đình gặp nhiều khó khăn về nhà ở nên lãnh đạo Xí nghiệp 20C (thuộc Công ty Lam Hồng, Quân Khu 4) đã có tờ trình gửi Phòng doanh trại, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 cho 24 hộ gia đình này mượn đất để làm nhà ở. Sau khi có đất, các hộ dân đã làm nhà ở và sinh sống ổn định, không tranh chấp từ đó đến nay. Các hộ gia đình đều có nguyện vọng được cấp giấy CNQSD đất.
Xí nghiệp X20 sau đó được chuyển giao cho Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng quản lý. Sau hơn 20 năm sinh sống ổn định trên đất của Xí nghiệp những vẫn chưa thấy chủ trương xin chuyển đổi đất ở được thực hiện, các hộ dân đã có đơn kiến nghị lên Ban lãnh đạo xí nghiệp may 20C (thuộc Công ty CP X20) cũng như Tổng cục Hậu cần.
Ông Mạnh Hữu Tuy với tập giấy tờ xin được chuyển đổi đất ở từ năm 2011 đến nay.
Ngày 14/4/2014, Tổng cục Hậu cần đã có văn bản số 319 gửi Công ty CP X20. Trong công văn nêu rõ: Để có cơ sở báo cáo Tổng cục đề nghị Bộ Quốc phòng cho phép chuyển mục đích sử dụng, hoàn thành các thủ tục đất đai cho các hộ gia đình, bàn giao cho địa phương quản lý theo quy định của pháp luật, yêu cầu Công ty CP X20 có văn bản đề nghị với Tổng cục về việc chuyển đối mục đích sử dụng đất, bàn giao khu gia đình cho địa phương quản lý; Cung cấp các hồ sơ liên quan đến khu đất trên; Sơ đồ quy hoạch vị trí, diện tích khu gia đình, các hộ gia đình (có xác nhận của địa phương là khu dân cư ổn định, phù hợp với quy hoạch của địa phương); Các hồ sơ, giấy tờ liên quan khác (đơn đề nghị của BGĐ 20C (cũ), phê duyệt của Bộ Tư lệnh QK4…).
Sau khi có văn bản 319 của Tổng cục Hậu cần, lãnh đạo Công ty CP X20 đã có công văn đề nghị 24 hộ gia đình tập hợp hồ sơ, văn bản, giấy tờ liên quan đến thủ tục giao nhà đất của từng hộ gia đình đang sử dụng gửi về công ty trước ngày 23/4/2014.
Sơ đồ doanh trại với quy hoạch đất ở cũng như danh sách các hộ dân được mượn đất thuộc Xí nghiệp 20C.
“Đến ngày 14/5/2015, chúng tôi nhận được văn bản phúc đáp đơn kiến nghị của Tổng cục Hậu cần. Trong công văn, đại diện Tổng cục Hậu cần cho rằng nguyên nhân là do chúng tôi đã không chủ động làm việc với Công ty Lam Hồng và BTL Quân khu 4 để giải quyết các thủ tục về đất ở, nhà ở cũng như Công ty Lam Hồng không thực hiện chính sách nhà ở, đất ở theo Nghị định 60 và Nghị định 61 của Chính phủ. Quân khu 4 không giải quyết mọi tồn đọng về tài chính, chính sách của xí nghiệp trước khi bàn giao xí nghiệp về Công ty 20/TCHC.
Việc xí nghiệp hay QK 4 không giải quyết trước khi bàn giao không phải là lỗi của chúng tôi. Nếu QK4 chưa giải quyết xong thì Tổng cục Hậu cần tại sao lại tiếp nhận? Đã tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất, con người… thì Tổng cục Hậu cần phải có trách nhiệm giải quyết chứ”, ông Mạnh Hữu Tuy có ý kiến.
Video đang HOT
Trong văn bản trả lời này, Tổng cục Hậu cần cũng cho biết, hiện có tới 60 hộ đang ở trên khu đất với diện tích 8.350m2 nên không thể giải quyết riêng lẻ cho 24 hộ gia đình nói trên. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, 36 hộ gia đình còn lại đang ở trong các khu nhà tập thể, không có giấy tờ cho mượn đất từ Quân khu 4 cũng không có tên trong sơ đồ doanh trại XN May 20C.
Văn bản phúc đáp đơn thư của Tổng cục Hậu cần gửi các hộ dân.
Ngày 26/8, đại diện lãnh đạo Công ty CP X20 đã về trực tiếp làm việc với đại diện 24 hộ gia đình quân nhân. Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Hưng – chuyên viên văn phòng Công ty cho rằng đối chiếu với các quy định thì các hộ dân phải gửi kiến nghị lên QK4 đề nghị giải quyết. Ông Hưng cũng cho biết Tổng cục Hậu cần đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về chuyển giao mục đích sử dụng đất khu gia đình và ban giao khu gia đình tập thể Xí nghiệp may 20C cho địa phương quản lý. Hiện đang chờ ý kiến và quyết định của Bộ Quốc phòng.
Tại buổi làm việc, ông Hà Chí Khoa – Phó Tổng giám đốc Công ty CP X20 cho biết, công ty đã nhận được đơn đề nghị của đại diện các hộ gia đình và đã có báo cáo Tổng cục Hậu cần. Tổng cục Hậu cần cũng đã có văn bản báo cáo, đề nghị Bộ quốc phòng xem xét, quyết định theo thẩm quyền và đúng thủ tục quy định của Luật đất đai. Ông Khoa cũng đề nghị các hộ dân chờ các cơ quan chức năng của Tổng cục Hậu cần và Bộ quốc phòng vào thẩm tra, xem xét và quyết định. Ông Phó tổng GĐ cũng đề nghị các hộ gia đình chuẩn bị các hồ sơ liên quan để phục vụ các đoàn công tác làm việc.
Ông Nguyễn Tiến Ninh: “Chúng tôi già rồi, không biết còn đợi được đến bao giờ”.
“Chúng tôi đã cống hiến tuổi trẻ, xương máu cho đất nước, cho xí nghiệp. Đất chúng tôi ở cũng đã được Quân khu 4 thời đó cho mượn, có sơ đồ quy hoạch hẳn hoi. Hơn 20 năm qua chúng tôi ở ổn định, không có tranh chấp với ai. Nguyện vọng của chúng tôi là được cấp giấy CNQSD đất để sau này có chết đi, con cái còn có chỗ mà thờ tự. Chúng tôi là những người đúng đối tượng (thương binh, con liệt sỹ – PV) nhưng đến đời con cái chúng tôi thì chắc chắn có kêu cũng không ai thấu.
Chúng tôi giờ già rồi, 4 người đã chết, liệu chúng tôi còn có nhiều thời gian để chờ đợi không? Trải qua gần 1/4 thế kỷ, có nhà còn giữ được giấy tờ mượn đất, có nhà không còn giữ được nữa nhưng những người liên quan đến việc này vẫn còn sống, tên chúng tôi, diện tích đất cho mượn… vẫn rõ ràng trong hồ sơ doanh trại có chữ ký và dấu đỏ của ông Giám dốc xí nghiệp. Chúng tôi tha thiết đề nghị phía công ty, Tổng cục Hậu cần cũng như Bộ quốc phòng quan tâm, giải quyết để chúng tôi yên tâm sinh sống nốt quãng đời còn lại”, ông Nguyễn Tiến Ninh đại diện cho 24 hộ dân phát biểu.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Hà Nội: "Điểm mặt" loạt công trình nhiều năm "xẻ thịt" công viên Tuổi trẻ
3 năm sau ngày Sở Quy hoạch Kiến trúc "điểm mặt" loạt công trình ngang nhiên "xẻ thịt" khuôn viên công viên Tuổi trẻ Thủ đô vốn dành cho hoạt động cộng đồng, đến nay tình trạng vi phạm vẫn chưa được xử lý triệt để mặc dù Chủ tịch TP. Hà Nội đã trực tiếp chỉ đạo.
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, một số người dân sinh sống quanh khu vực công viên Tuổi trẻ Thủ đô (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội) gửi ý kiến phản ánh: Nhiều diện tích đất công ích, được phê duyệt quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh, sân thể thao...thuộc khuôn viên công viên Tuổi trẻ Thủ đô bị buông lỏng quản lý, dẫn đến tình trạng sử dụng đất sai mục đích gây ảnh hưởng đến quyền lợi sử dụng công viên của hàng ngàn hộ dân trong khu vực.
Công viên Tuổi trẻ Thủ đô được TP. Hà Nội chú trọng đầu tư xây dựng phục vụ các hoạt động của thanh thiếu niên và người dân quận Hai Bà Trưng đang bị "xẻ thịt" nghiêm trọng.
Về những vi phạm xây dựng xảy ra trong khuôn viên công viên Tuổi trẻ Thủ đô, từ năm 2010 đến năm 2012, Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) và các cơ quan chức năng đã nhiều lần thanh, kiểm tra, lập biên bản, "điểm mặt" hàng loạt công trình vi phạm nhưng đến nay việc xử lý vi phạm về trật tự xây dựng vẫn bị "bỏ quên" gây bất bình dư luận.
Tầng hầm Cung Xuân chưa được khai thác sử dụng đúng mục đích được TP. Hà Nội phê duyệt.
Sau khi các cơ quan báo chí vào cuộc phản ánh, hiện đơn vị chức năng Sở Xây dựng Hà Nội đang đề nghị UBND quận Hai Bà Trưng kiểm tra, rà soát hồ sơ, ban hành các quyết định cưỡng chế, phối hợp với các đơn vị tổ chức việc cưỡng chế phá dỡ hàng loạt công trình vi phạm trong khuôn viên công viên Tuổi trẻ Thủ đô, trả lại khuôn viên xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng theo đúng quy hoạch được TP. Hà Nội phê duyệt.
Để bạn đọc hiểu rõ hơn tình trạng vi phạm đang diễn ra trong khuôn viên công viên Tuổi trẻ Thủ đô, báo Dân trí xin điểm lại loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng khiến dư luận bức xúc:
Diện tích GPMB để phục vụ dự án được biến thành bãi trông giữ xe ôtô ngày và đêm.
Công trình phục vụ cộng đồng nằm sau các công trình vi phạm đang xuống cấp do người dân không có điều kiện sử dụng hàng ngày.
Hàng nghìn m2 được duyệt quy hoạch làm vườn hoa, cây xanh được "hóa phép" thành trung tâm tổ chức tiệc cưới hoành tráng.
Đất đã GPMB trên mặt phố Võ Thị Sáu bị tái lấn chiếm công khai.
Đất quy hoạch trồng cây xanh trở thành sân bóng mi ni cho thuê kinh doanh.
Diện tích hầm khu sân tennis có mái che đang sử dụng sai mục đích khi cho thuê kinh doanh siêu thị.
Tận dụng mọi khoảng trống ở cổng chính Công viên Tuổi trẻ Thủ đô làm bãi trông giữ xe ôtô.
Cơ quan chức năng kết luận nhiều công trình công cộng ở Công viên Tuổi trẻ Thủ đô chưa được sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch được duyệt.
Một số sân tennis được xây dựng nằm ngoài số lượng và vị trí được TP. Hà Nội phê duyệt quy hoạch.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc trên đến bạn đọc.
Ngọc Cương
Theo Dantri
Chuyện người em gái đi tìm mộ 3 anh trai liệt sỹ 3 người anh của bà Xuân đã nằm lại các chiến trường. Gần nửa thế kỷ qua bà vẫn đau đáu một một tâm nguyện là tìm thấy và đưa các anh về sum vầy với mẹ. Bà Nguyễn Thị Xuân kể về những kỉ niệm của 3 người anh trai. Tôi gặp bà Nguyễn Thị Xuân (SN 1954, trú xóm 9, xã...