24 dự án ở khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm chậm tiến độ
Ngày 17/3, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm cho biết, tại đây hiện có 24 dự án đang triển khai, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ theo quy định.
Ngoài ra, còn có 3 dự án đầu tư khác đã bị UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi.
Khu du lịch hồ Tuyền Lâm. Ảnh: Phạm Kha/TTXVN
Sau 18 năm hoạt động, Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm có tổng số 37 dự án đầu tư được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn ban đầu dự kiến trên 10.690 tỷ đồng; trong đó, có 13 dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác kinh doanh; 24 dự án đang trong quá trình triển khai, chưa đưa vào hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
Theo Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, hiện đã có các dự án đầu tư bị thu hồi là khu nghỉ dưỡng, hội nghị – hội thảo, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế của Công ty cổ phần Đất Việt – VP; Làng văn hóa A.P.U của Công ty cổ phần Hoàng Gia Sài Gòn Đà Lạt và Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Đà Lạt. Hiện UBND tỉnh đã có chủ trương cho Công ty Green Valley tài trợ quy hoạch cho Khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng Đà Lạt.
Video đang HOT
Một số đơn vị đã được gia hạn tiến độ đưa đất vào sử dụng và điều chỉnh tiến độ đầu tư; các đơn vị còn lại đang liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Kế hoạch và Đầu tư để được xem xét giải quyết theo quy định. Bên cạnh đó, một số đơn vị đầu tư với mục đích kinh doanh bất động sản, không thực hiện đúng mục tiêu đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch như quy hoạch chung đã được phê duyệt của Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm. Một số nhà đầu tư tiềm lực tài chính yếu dẫn đến tình trạng thực hiện dự án cầm chừng.
Ngoài những dự án hoạt động “cầm chừng”, có 13 dự án của các đơn vị đã đưa vào hoạt động có tổng vốn đầu tư khoảng 2.500 tỷ đồng, tạo ra các sản phẩm du lịch tham quan, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng với khoảng 949 phòng nghỉ… đã mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội tích cực. Bên cạnh việc đóng góp các khoản thu cho ngân sách, các dự án đã giải quyết được khoảng 1.200 lao động, thu hút được du khách đến với khu du lịch…
Theo Ban quản lý Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, nguyên nhân dẫn đến tiến độ chậm là sự thay đổi khi các luật mới ra đời (Luật Du lịch, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Di sản, Luật Lâm nghiệp…); Chính phủ chủ trương dừng khai thác tận dụng lâm sản đối với rừng tự nhiên vào năm 2016), ảnh hưởng đến việc các dự án đầu tư không thể chuyển mục đích sử dụng đất, không thể thực hiện khai thác tận dụng lâm sản. Cùng đó, thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đây thực hiện ở cấp tỉnh, theo luật mới phải thực hiện ở Bộ Tài nguyên và Môi trường, các thủ tục hành chính cần mất nhiều thời gian.
Đồng thời, hạ tầng cơ sở dùng chung của Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm phát triển chưa thật đồng bộ; chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt đến chân dự án cho các nhà đầu tư, còn vướng một số trường hợp giải phóng mặt bằng; hệ thống xử lý nước thải chưa vận hành; hệ thống thu gom rác thải; hệ thống viễn thông cần được nâng cấp; thời gian hoạt động của hệ thống điện chiếu sáng công cộng còn hạn chế…
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dự kiến khởi công tháng 11.2022
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng kinh phí đầu tư hơn 27.250 tỉ đồng, dự kiến khởi công tháng 11.2022 và hoàn thành khoảng cuối năm 2025.
Ngày 15.3, tại Hậu Giang, lãnh đạo Bộ GTVT và UBND 5 tỉnh, thành Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang cùng cơ quan chức năng đã tham dự hội nghị bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng (đợt 1) Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn Cần Thơ - Cà Mau.
Lãnh đạo các cấp chứng kiến bàn giao hồ sơ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh QUANG MINH NHẬT
Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có tổng chiều dài 109,5 km, kinh phí đầu tư khoảng 27.254 tỉ đồng. Điểm đầu tại Km 15 350 (nút giao IC2) là nút giao nối vào QL91 - Nam Sông Hậu (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) và điểm cuối kết nối vào tuyến tránh TP.Cà Mau (Cà Mau).
Dự án này gồm có dự án thành phần 1 (Cần Thơ - Hậu Giang) dài 36,7 km và dự án thành phần 2 (Hậu Giang - Cà Mau) dài 72,8 km. 5 tỉnh thành triển khai công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 20.11.2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý 2/2023.
Đại biểu tìm hiểu sơ đồ tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh QUANG MINH NHẬT
Trước đó, ngày 11.01.2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 gồm các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) - Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi - Nha Trang (Khánh Hòa), Cần Thơ - Cà Mau với tổng chiều dài 729 km, quy mô 4 làn xe, cấp đường ô tô cao tốc (80 - 120), tổng kinh phí dự kiến đầu tư 146.990 tỉ đồng.
Dự án này chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công và có nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.481 ha. Trong đó, đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên 1.532 ha, đất rừng phòng hộ 110 ha, đất rừng sản xuất 1.436 ha. Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dự kiến khởi công trong tháng 11.2022 và hoàn thành vào những tháng cuối năm 2025.
Gỡ điểm nghẽn để dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná sớm đi vào hoạt động Sáng 9/2, trong chuyến thị sát thực hiện dự án Cảng biển tổng hợp Cà Ná (xã Cà Ná, huyện Thuận Nam) do Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) làm chủ đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận Nguyễn Đức Thanh đánh giá cao tiến độ thực hiện dự án cũng như chất lượng thi công công trình trong thời gian qua....