23.000 hồ sơ hạn mặn sai phạm biểu hiện “ăn của dân không từ thứ gì”?
Người nông dân đã mất mát quá nhiều. Ngay cả chút niềm tin từ chính sách cũng bị bóp méo, biến dạng, họ sẽ bấu víu vào đâu để bám đất bám vườn, để nuôi hy vọng?
Ngày 1.8, tại cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tháng của tỉnh Kiên Giang, ông Đỗ Minh Nhựt – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh này đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra làm rõ các sai phạm trong quá trình hỗ trợ thiệt hại hạn, mặn cho người dân trong năm 2015 – 2016 khiến dư luận bức xúc.
Theo đó, trong đợt hạn, mặn vừa qua, có hơn 22.000 hồ sơ/hơn 47.500 hộ dân có sai sót trong quá trình lập danh sách.
Chỉ tính tại huyện Anh Minh, ở xã Đông Thạnh, qua thanh tra đã phát hiện lập danh sách trùng tên 12 hộ (thừa tiền 33,5 triệu đồng), bỏ sót 140 hộ (diện tích 202,7 ha) dẫn đến khiếu nại; tự ý nâng thừa diện tích thiệt hại lên 145 ha của 145 hộ dân, với số tiền hơn 1 tỉ đồng.
2015-2016, hạn mặn diễn ra nghiêm trọng tại Kiên Giang.
Tại xã Đông Hòa, cũng thuộc huyện này, việc lập danh sách không chính xác dẫn đến khiếu nại, gồm: sai diện tích 4 hộ (gần 16 ha); sai đối tượng 12 hộ; trùng tên 5 hộ; bỏ sót 270 hộ (335 ha). Ấp và xã đã cấp phát cho 55 hộ không có tên trong danh sách được duyệt với số tiền hơn 132 triệu đồng. Trong khi đó, 14 hộ dân có tên trong danh sách nhưng không được cấp phát hơn 100 triệu đồng.
Thậm chí, ông Nguyễn Văn Trúc (nguyên trưởng ấp 8 Xáng) và bà Dương Thúy Loan (trưởng ấp 8 Xáng) ký thay 65 hộ dân để nhận tiền nhưng không cấp phát hết mà “ém” lại gần 75 triệu đồng. Xã này còn tự nâng thừa diện tích thiệt hại lên hơn 95 ha của 80 hộ dân với số tiền 438 triệu đồng.
Có trên 4.600 hộ dân bị bỏ sót hỗ trợ với tổng diện tích trên 7.000 ha, kinh phí cần hỗ trợ gần 40 tỉ đồng.
Đau đớn hơn, một số xã nhân cơ hội phát tiền hỗ trợ, đã ép người dân phải “tự nguyện” đóng góp nhiều loại quỹ, nhiều nhất là quỹ xây dựng giao thông nông thôn.
Tỉnh Kiên Giang đã xử lý kỷ luật khoảng 40 cán bộ cấp ấp, xã, huyện từ hình thức khiển trách tới cách chức.
Tôi đã phải kiềm chế cảm xúc khi đọc những thông tin trên. Thật bất nhẫn khi hiện thời vẫn còn nhiều cán bộ lợi dụng sự thật thà và tin tưởng của người dân để thay vì phục vụ cho họ lại bòn rút, “ăn” của dân cả những thứ không được phép ăn.
Video đang HOT
Với việc làm gian dối kể trên, trong bản danh sách dài dằng dặc của những nông dân hỗ trợ đã lọt vào những cái tên “ảo” do chính các cán bộ xã lập nên.
Điều nghịch lý là gần 5.000 hộ dân thực sự khốn khó, đáng được nhận hỗ trợ lại bị bỏ sót.
Nông dân Kiên Giang từng bị thiệt hại nặng do hạn mặn. Ảnh: TTXVN
Tôi thử đặt mình vào họ và gần như chỉ biết câm nín nếu những đồng tiền nhân nghĩa nhẽ ra phải là của mình lại lọt vào tay những kẻ tham lam, cơ hội.
Một hình thức “tham nhũng” rất phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. Tương tự như đâu đó một bí thư xã gạt hộ nghèo để đưa bà con mình vào danh sách cứu trợ. Hay mạo danh gia đình có công cách mạng hoặc lập mộ gió hưởng đền bù.
Hành xử như vậy khác nào là “ăn của dân không từ một cái gì”.
Giá như họ dùng thứ năng lượng vô biên ấy vào quản lý. Có lẽ người nông dân đã đỡ cay cực phần nào. Thực tế chát chúa ở rất nhiều vùng nông thôn đang phơi bày một bộ phận cán bộ tham lam đến mất tự trọng. Vì một người có tự trọng, chắc chắn sẽ xấu hổ khi cầm trong tay đồng tiền từ bão lụt, từ mồ mả, từ vai áo rách của người nông dân nghèo.
Nông dân đang cay cực như thế nào có lẽ không cần nhắc nhiều. Nông sản bấp bênh, tài nguyên suy kiệt đang khiến nhiều nông dân bị bần cùng hoá. Cả xã hội đang dốc lực sát cánh cùng với họ, cùng kề vai gánh nỗi can qua.
Bàng quan với phận người lam lũ đã đáng lên án. Đằng này trục lợi trên lưng người nông dân thì chỉ có thể gọi là một tội ác!
Sự việc ở Kiên Giang xuất phát từ chính sách đúng đắn và đầy nhân văn đã gây tổn thương lớn vì những người thực thi. Điều này cho thấy có lỗ hổng lớn trong phương cách quản lý hay nói cách khác là không kiểm soát nổi, vô tình “tạo điều kiện” cho cán bộ cơ sở lợi dụng quyền lực để trục lợi.
Người nông dân đã mất mát quá nhiều. Ngay cả chút niềm tin từ chính sách cũng bị bóp méo, biến dạng, họ sẽ bấu víu vào đâu để bám đất bám vườn, để nuôi hy vọng?
Thiết nghĩ, xử lý 40 cán bộ là cần thiết nhưng cần thiết hơn là không để những sự việc tương tự tái diễn. Vì tần suất của các vụ việc kiểu này đang ngày dày lên.
Dẫu đau tới mấy, những ung nhọt lớn – bé đều phải nhổ trước khi nó “đánh sập” những niềm tin căn bản của cả xã hội, của người nông dân.
Theo Danviet
Cận cảnh 2 dự án liên quan tới vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh
Khu dân cư thương mại dịch vụ tại xã Phước Tân và dự án BOT đường chuyên dùng thuộc địa bàn TP.Biên Hòa là 2 dự án liên quan tới hàng loạt vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh - Phó bí thư Đồng Nai.
Theo thông tin được công bố từ năm 2013, UBND Đồng Nai ban hành 3777/QĐ-UBND cho phép đầu tư dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ tại xã Phước Tân, TP.Biên Hòa. Cụ thể, UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Cường Hưng làm chủ đầu tư dự án với tổng diện tích 91,75 ha, quy mô dân số khoảng 15.000 người.
Dự án nằm ở vị trí phía bắc giáp trục đường liên xã Phước Tân - Long Hưng, nằm tại cửa ngõ vào Khu dân cư đô thị sinh thái Long Hưng. Phía tây và phía nam giáp sông Buông và sông Trong. Phía đông giới hạn bởi rạch Chiếc, tiếp giáp sân golf Long Thành. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 971 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2012 - 2017.
Diện tích đất này sẽ xây dựng các công trình như nhà ở liền kề, biệt thự, chung cư cao tầng, nhà ở xã hội. Ngoài ra còn có đất hành chính, giáo dục, thương mại - dịch vụ, trạm y tế; công viên cây xanh, hồ nước và đường giao thông.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian giữ các cương vị từ Giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch cho đến Phó chủ tịch UBND Đồng Nai bà Phan Thị Mỹ Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập; ký các văn bản của UBND tỉnh liên quan tới công ty của chồng. Những việc này vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm...
Ghi nhận trong ngày 5.7, hàng chục máy móc và công nhân đang thi công lắp đặt hệ thống ống cống các trục đường khu vực phía đông dự án, giáp sân golf Long Thành.
Cũng trong thời gian này, bà Thanh vi phạm liên quan đến một dự án khác là xây dựng tuyến đường chuyên dụng vận chuyển vật liệu xây dựng từ khu vực mỏ đá Tân Cang để tránh ảnh hưởng đến đường dân sinh tại xã Phước Tân. Bà Thanh ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát, nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.
Dự án này chính thức được khởi công xây dựng từ tháng 3.2016, điểm đầu từ quốc lộ 51 vào đến mỏ đá dài hơn 7 km, mặt đường đổ bê tông. Tuy nhiên, thông tin từ nhiều năm trước chính quyền địa phương có chủ trương yêu cầu các doanh nghiệp khai thác mỏ đá góp tiền làm đường chuyên dụng.
Tuy nhiên, sau khi làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, bà Thanh ký văn bản chỉ đạo giao cho Hợp tác xã An Phát (do ông Đỗ Tịnh, chồng bà Thanh thành lập, quản lý) làm đường chuyên dụng BOT, lập trạm thu phí để thu hồi vốn. Trạm thu phí xây dựng cách quốc lộ 51 hơn 100 m. Như vậy các doanh nghiệp khai thác đá buộc phải sử dụng tuyến đường thu phí này.
Tổng mức đầu tư dự án này khoảng 200 tỷ đồng theo hình thức BOT do Hợp tác xã An Phát là nhà đầu tư và Công ty Công ty Cổ phần phát triển Cường Thuận IDICO đảm nhiệm thi công. Thời gian thu phí hoàn vốn hơn 12 năm.
Một số thiết bị máy móc đang được lắp đặt. Dù là dự án BOT nhưng bà Thanh ký văn bản chỉ đạo các sở, ngành và UBND TP.Biên Hòa lấy ngân sách của tỉnh hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng.
Theo P.V (Zing)
Mua nhà ở dự án sai phạm vẫn được cấp sổ đỏ Theo Chủ tịch Hà Nội, TP sẽ chú trọng việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đối với người mua nhà tại các dự án liên quan đến chủ đầu tư xây dựng có vi phạm. Phát biểu chiều nay tại phiên họp HĐND TP.Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đề cập chuyện các nhà đầu tư có...