23.000 ca ung thư đang điều trị tại BV Ung bướu TP.HCM
Mặc dù hiện tại có thêm nhiều trung tâm điều trị ung thư mới nhưng số lượng bệnh nhân ung thư đến BV Ung bướu tăng 10% mỗi năm, hiện tại có trên 23.000 ca đang điều trị.
Ứng dụng nhiều kỹ thuật, thuốc mới giúp hiệu quả điều trị ung thư tăng lên – ẢNH: DUY TÍNH
Thông tin trên được TS.BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện (BV) Ung bướu TP.HCM, cho biết tại Hội thảo phòng chống ung thư lần thứ 22 năm 2019 vào ngày 5.12
Theo TS.BS Dũng, tại Việt Nam, ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng hàng đầu về số ca mắc và tiếp tục là gánh nặng cho gia đình, xã hội và hệ thống y tế nước ta. Nếu năm 2012 có 125.000 ca mắc ung thư mới, hơn 94.000 ca tử vong thì đến năm 2018 ước tính có 164.000 ca ung thư mắc mới và 114.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Riêng tại TP.HCM, tỷ lệ gia tăng ung thư mỗi năm là khoảng 9%. Nếu như năm 2010 TP có 6.800 ca mắc mới thì đến năm 2015, 2016 là khoảng 9.000 ca. Mặc dù hiện tại có thêm nhiều trung tâm điều trị ung thư mới nhưng số lượng bệnh nhân ung thư đến BV Ung Bướu tăng 10% mỗi năm, hiện tại có trên 23.000 ca đang điều trị. Ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi trở thành ung thư thường gặp nhất.
Cũng theo TS.BS Dũng, số ca ung thư gia tăng và ngành y tế Việt Nam cũng đã ứng dụng nhiều kỹ thuật, thuốc mới.
Như trong chẩn đoán, nền y tế Việt Nam không còn chỉ chẩn đoán bằng hình thái học mà còn cho biết về đặc điểm sinh học của, bướu, các xét nghiệm mới về miễn dịch, giải trình tự gen cũng được thực hiện. Tháng 12.2019, BV Ung Bướu triển khai máy Hình ảnh học PET/CT giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh ung thư.
Các kỹ thuật như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật có hỗ trợ robot, vi phẫu, tạo hình… đã được sử dụng rộng rãi. Bệnh nhân đã được tiếp cận các phương pháp xạ trị hiện đại, các thuốc hóa trị, thuốc nhắm trúng đích mới ngay tại Việt Nam. Liệu pháp miễn dịch – một phương pháp điều trị ung thư mới nhất đã được áp dụng. Ghép tủy cho bệnh nhân ung thư máu được dùng ngày càng nhiều hơn…
“Tất cả những tiến bộ trên làm cho việc chẩn đoán và ra quyết định điều trị bệnh nhân ung thư được cá thể hóa, chính xác hơn, làm tăng kết quả điều trị. Các phương pháp điều trị không chững chỉ hướng đến việc gia tăng hiệu quả điều trị mà còn hướng đến giảm độc tính, giảm di chứng do điều trị; tăng chất lượng sống, giữ chức năng sinh học và yếu tố thẩm mỹ cho bệnh nhân”, TS.BS Dũng nói.
Một điều đáng lưu ý, theo TS.BS Dũng, là hiện nay người dân đã nhận thức được việc tầm soát và phòng ngừa ung thư. Nếu như trước đây 60-70% bệnh nhân ung thư vú, ung thư cổ tử cung đến BV giai đoạn nặng thì hiện nay là ngược lại,
Một thông tin khác được TS.BS Dũng cho biết là vào đầu năm 2020, BV Ung bướu đưa vào sử dụng cơ sở 2 tại Q.9 với quy mô 1.000 giường bệnh.
Theo số liệu của Globocan công bố thì năm 2018, ước tính có 18,1 triệu ca mắc ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong trên thế giới. Trong khi đó, năm 2012 thì số người mắc ung thư trên thế giới là 14 triệu ca và 8,2 triệu người tử vong. Theo dự đoán đến năm 2025 sẽ tăng lên 19,3 triệu ca ung thư mới, các nước đang phát triển chiếm tỷ lệ cao hơn.
Globocan là một dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới với mục đích tập hợp dữ liệu ghi nhận dịch tễ ung thư từ 184 quốc gia trên thế giới và đưa ra các con số ước tính và tỷ lệ mắc mới, tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc của các bệnh ung thư phổ biến.
Theo thanhnien
Phẫu thuật nội soi bằng robot trong điều trị ung thư
Bệnh viện K T.Ư (Hà Nội) đã đưa vào sử dụng hệ thống robot phẫu thuật nội soi mới nhất có tính năng ưu việt trong phẫu thuật điều trị giúp nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư (UT).
Ảnh minh họa - Ảnh: Shutterstock
Robot hỗ trợ phẫu thuật viên phẫu tích tỉ mỉ, chính xác trong cuộc mổ, cầm máu tốt hơn, lấy tối đa tổn thương UT mà vẫn bảo tồn tổ chức lành, giúp hồi phục nhanh sau mổ.
Robot cho phép ứng dụng trong ngoại khoa nói chung, chỉ định tốt cho UT tiêu hóa, đại trực tràng, thực quản và các UT khác như: tiết niệu (cắt bàng quang toàn bộ tạo hình), UT phổi (cắt thùy phổi nội soi bằng robot), UT buồng trứng (nạo vét hạch vùng chậu), UT cổ tử cung.
Đặc biệt, robot cho phép lấy khối u trong không gian chật hẹp mà vẫn bảo tồn các chức năng; ví dụ, phẫu thuật tiết niệu vẫn bảo tồn được chức năng sinh dục, tiết niệu tốt. Các ưu điểm đó giúp bệnh nhân UT sau phẫu thuật có chất lượng sống tốt hơn.
Theo Thanh niên
Ngừng ăn bẩn độc, hút thuốc lá để tránh ung thư Bác sĩ cảnh báo ăn bẩn, độc, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Tại Hội thảo phòng chống ung thư quốc gia đang diễn ra tại Hà Nội (18-19/7), Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, tỉ lệ mắc mới ung thư của Việt Nam đang gia tăng. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến...