2/3 ‘trụ cột’ khó tăng doanh thu, Thế giới Di động hạ mục tiêu năm 2020
Thế giới Di động hạ mục tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2020 do hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy xanh không còn nhiều cơ hội cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm.
Hạ mục tiêu doanh thu, lợi nhuận do 2/3 “trụ cột” không còn nhiều cơ hội
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di động (Mã: MWG) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu thuần đạt 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự đạt 3.450 tỷ đồng, tương ứng tăng 8% và giảm 10% so với thực hiện năm 2019. So với kế hoạch được HĐQT thông qua ngày 13/12/2019, kế hoạch lần này đã giảm 12.446 tỷ đồng (10%) mục tiêu doanh thu và giảm 1.385 tỷ đồng (29%) mục tiêu lợi nhuận.
Được biết, việc điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh đã được Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài thông báo trong cuộc họp trực tuyến với nhà đầu tư diễn ra giữa tháng 5/2020. Theo MWG, hai chuỗi Thế giới Di động và Điện Máy xanh không còn nhiều cơ hội cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm do các sự kiện thể thao quan trọng đã phải dời sang năm 2021. Đây cũng là lý do mà doanh nghiệp này “bóp” lại mục tiêu doanh thu, lợi nhuận?
Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động hạ mục tiêu kinh doanh 2020
Phát hành 13,6 triệu cổ phiếu ESOP
Video đang HOT
Cũng trong kế hoạch năm 2020, Hội đồng quản trị MWG dự kiến trình đại hội thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2019 với tỉ lệ phát hành là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán là giá thấp nhất giữa giá 10.000 đồng/cổ phiếu hoặc 50% giá trị trường, thời gian phát hành dự kiến trước 31/3/2021.
Đối với phương án ESOP năm 2020, Ban lãnh đạo MWG nhấn mạnh kế hoạch phát hành chỉ thực hiện nếu lợi nhuận đạt trên 80% lợi nhuận năm 2019, tỉ lệ phát hành tối đa là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Bên cạnh đó tỉ lệ phát hành ESOP cũng sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến trung bình cổ phiếu MWG năm 2020 so với diễn biến trung bình của chỉ số VN-Index trong năm 2020.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính, doanh thu thuần quý I/2020 đạt 29.353 tỷ đồng, tăng 17%; lợi nhuận sau thuế đạt 1.132 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Dù doanh thu, lợi nhuận tăng, nhưng các khoản chi phí của MWG cũng ở mức báo động. Cụ thể, chi phí tài chính âm 178 tỷ đồng, tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2018 (âm 133 tỷ); chi phí bán hàng âm 3.782 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2018 (âm 2.466 tỷ đồng); chi phí quản lý doanh nghiệp âm 779 tỷ đồng, tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước; chi phí khác cũng âm 7 tỷ đồng.
Riêng khoản lỗ công ty liên kết (Công ty Cổ phần Bán lẻ An Khang) âm 1,4 tỷ đồng trong 3 tháng đầu năm. Về nợ, trong 3 tháng đầu năm, MWG tiếp tục tăng số nợ lên 23.491 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn hơn 22 tỷ đồng. Nhìn chung, nợ phải trả của MWG vẫn cao hơn vốn chủ sở hữu (13.378 tỷ đồng).
Về mặt lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư, MWG của ông Nguyễn Đức Tài cũng đang âm 1.243 tỷ đồng; lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính âm hơn 2.435 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là dương 2.745 tỷ đồng.
Cũng trong 3 tháng đầu năm, khoản hàng tồn kho của MWG ở ngưỡng 20.958 tỷ đồng, trong đó, nhiều nhất vẫn là mặt hàng thiết bị điện tử (9.706 tỷ đồng); điện thoại di động (4.350 tỷ đồng). Dự phòng rủi ro của MWG trong quý I âm hơn 504 tỷ đồng.
Cũng theo báo cáo tài chính quý I/2020, giá trị khoản đầu tư vào An Khang được doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất Việt Nam hạch toán 62 tỷ đồng. Đến cuối 2019, Thế giới Di động cho biết phần lỗ lũy kế từ công ty liên kết là 5,6 tỷ đồng. Trong quý I, phần lỗ từ công ty An Khang trên báo cáo tài chính tăng thêm 1,4 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 7 tỷ đồng. Do đó, giá trị còn lại của khoản đầu tư từ Thế giới Di động vào công ty An Khang được cấn trừ còn lại 55 tỷ đồng. Khi được cổ đông hỏi về việc MWG có tính đến thoái vốn tại An Khang khi nhà thuốc này hoạt động không hiệu quả, ông Tài trả lời: “Dược phẩm vẫn là lĩnh vực thú vị nhưng có nhiều rào cản kỳ cục khiến Thế giới Di động chưa sẵn sàng đầu tư lớn, bài bản”.
Thế giới Di động 'oằn mình' gánh nợ đến 13.000 tỷ, dòng tiền âm 1.300 tỷ
CTCP Thế giới Di động (HoSE: MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2019. Dù bức tranh kinh doanh khởi sắc nhưng "soi kĩ" thì MWG cũng đang "oằn mình" với các khoản dòng tiền âm.
Cụ thể, theo BCTC quý IV/2019, tổng doanh thu MWG trong năm 2019 đạt 103.485 tỷ đồng, tăng 18% so mức 87.738 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp của MWG ghi nhận 19.488 tỷ đồng, tăng 27% so năm trước, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cũng tăng khá từ mức 17,6% lên 19%. Như vậy, sau khi trừ một loạt chi phí khác, MWG vẫn lãi ròng 3.834 tỷ đồng, tăng 33% so năm 2018.
Nhìn kết quả kinh doanh tăng trưởng, nhưng xem kĩ trên bảng cân đối kế toán và lưu chuyển tiền tệ thì lại có những con số đáng ngại. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của MWG năm 2019 âm nặng 1.285 tỷ đồng, chủ yếu do ảnh hưởng của khoản mục hàng tồn kho khi tăng tới 47% lên mức 26.196 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Hàng tồn kho lớn cũng khiến MWG phải trích lập dự phòng giảm giá tới 405 tỷ đồng trong năm 2019.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của MWG cũng liên tục âm từ năm 2016 đến nay, nhất là năm 2019 đột biến hơn gấp đôi lên 5.818 tỷ đồng do tăng chi tiền cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác ngoài việc mua sắm và xây dựng tài sản cố định như hàng năm. Ngoài ra, trong cơ cấu nguồn vốn 41.708 tỷ đồng của MWG, nợ phải trả chiếm tới gần 71%, tương ứng 29.564 tỷ đồng chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong đó, vay nợ tài chính ngắn hạn của MWG tăng vọt gấp 2,2 lần đầu kỳ, lên tới 13.031 tỷ đồng. Còn vay nợ tài chính dài hạn vẫn duy trì ở mức chỉ 1.122 tỷ đồng. Do vay nợ lớn khiến MWG phải chi ra hơn 568 tỷ đồng chi phí lãi vay trong năm 2019, tăng hơn 30% so với năm 2018.
Thế giới Di động nợ ngắn hạn lên 13.000 tỷ, dòng tiền âm 1.300 tỷ
Về các khoản vay ngắn hạn của MWG có kỳ hạn trả gốc và lãi, khoản dài nhất là đến tháng 7/2022 với 464 tỷ đồng từ Ngân hàng BNP Paribas chi nhánh Singapore. Còn lại đều tối đa đến tháng 3/2020.
Trong đó, 5 khoản nợ mà MWG vay trên ngàn tỷ là tại Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam) 1.952 tỷ đồng; Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation chi nhánh Hà Nội là 1.844 tỷ; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank, CTG) cho vay 1.698 tỷ đồng; Ngân hàng TNHH MTV ANZ (Việt Nam) chi nhánh TP.HCM với 1.432 tỷ đồng; Ngân hàng TNHH Mizuho Bank chi nhánh Hà Nội 1.268 tỷ đồng...
Với khoản vay dài hạn, MWG chủ yếu vay bằng trái phiếu trong nước tại Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (470 tỷ), Manulife Việt Nam (450 tỷ), Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam (100 tỷ), Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam (45 tỷ), Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam (40 tỷ) và Chứng khoán Shinhan Việt Nam (30 tỷ).
Mặc dù vay nợ lớn, song xét về lượng tiền mặt thì MWG cũng có không ít với 3.177 tỷ đồng, cộng thêm 3.075 tỷ tiền gửi ngân hàng (tăng vọt so mức 51 tỷ của đầu kỳ) với kỳ hạn 3 tháng đến 1 năm với lãi suất dao động từ 7,2% - 7,7%/năm.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu MWG đang giao dịch sát mốc 110.000 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng 19/2, ghi nhận giảm hơn 7% trong 1 quý vừa qua. Khối lượng giao dịch bình quân chỉ gần 620.000 đơn vị mỗi phiên.
Thảo Nguyên
Theo Vietq.vn
Các công ty chứng khoán nhận định ra sao về triển vọng lợi nhuận của Bách Hóa Xanh? "Khi nào Bách Hóa Xanh có lời" có lẽ luôn là câu hỏi được giới tài chính quan tâm... Ảnh: VNB. Theo quan điểm của Công ty chứng khoán VnDirect, Bách Hóa Xanh chưa thể đem lại lợi nhuận cho Thế Giới Di Động trong năm 2020. Cụ thể, theo phân tích của VnDirect thời điểm hòa vốn lợi nhuận trước chi phí...