2/3 tác dụng phụ của vaccine COVID-19 là do con người tự tưởng tượng ra
Một nghiên cứu mới cho thấy nhiều người quá lo lắng về tác dụng phụ của vaccine COVID-19, đến nỗi họ cảm nhận được những triệu chứng đó ngay cả khi được tiêm giả dược.
Theo đài RT (Nga), các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế Beth Israel thuộc Trường Y Harvard có trụ sở tại Boston cho biết hầu hết tác dụng phụ của vaccine COVID-19 là do tự tưởng tượng ra vì quá lo lắng, chứ không phải do vaccine.
Các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu trên 45.000 người, một nửa trong số đó được tiêm vaccine COVID-19 và một nửa tiêm giả dược. Người tham gia không biết họ được tiêm vaccine hay giả dược. Những phản ứng phụ như nhức đầu, mệt mỏi, đau khớp xương được thông báo ở cả nhóm người được tiêm giả dược và nhóm được tiêm vaccine.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng cảm giác khó chịu do lo lắng dù chỉ tiêm giả dược được gọi là “hiệu ứng nocebo” và chiếm 3/4 tổng số tác dụng phụ của vaccine được báo cáo. Cụ thể, có tới 35% người được tiêm giả dược cho biết gặp phản ứng phụ sau mũi 1 và 32% sau mũi 2. Các trường hợp gặp phản ứng phụ được ghi nhận nhiều hơn trong nhóm tiêm vaccine, nhưng “hiệu ứng nocebo” chiếm 76% số trường hợp này sau mũi 1 và 52% sau mũi 2. Nghiên cứu đã được đăng trên tạp chí JAMA Network Open.
Các nhà khoa học lưu ý rằng mặc dù lý do ngần ngại tiêm chủng rất đa dạng và phức tạp, nhưng lo ngại về các tác dụng phụ tiềm ẩn từ vaccine COVID-19 19 dường như là yếu tố chính. Họ khuyến nghị các chương trình tiêm chủng cộng đồng nên xem xét những phản ứng nocebo cao này.
Một trong những nhà khoa học tham gia nghiên cứu, Giáo sư Ted Kaptchuk tại Trường Y Harvard, giải thích rằng các phản ứng chung như nhức đầu và mệt mỏi được nhắc tới rất nhiều trong danh sách những phản ứng thường thấy của vaccine COVID-19. Điều này có thể khiến cho nhiều người nghĩ rằng những cảm giác thông thường hằng ngày nói trên là do vaccine, hoặc gây lo lắng đến mức con người trở nên cực kỳ nhạy cảm với những dấu hiệu về phản ứng có hại trong cơ thể.
“Bằng chứng cũng cho thấy thông tin này có thể khiến mọi người phân tích không chính xác những cảm giác cơ bản hàng ngày phát sinh từ vaccine, gây ra nỗi sợ hãi và lo lắng khiến mọi người quá cảnh giác với các biến cố bất lợi sau khi tiêm chủng”, ông Kaptchuk cho biết.
Malaysia tích cực triển khai chương trình tiêm chủng vaccine
Ngày 18/1, Bộ Y tế Malaysia (MOH) cho hay nước này ghi nhận thêm 3.245 ca mắc mới COVID-19 cùng 16 ca tử vong, nâng tổng số ca bệnh và số người tử vong lên lần lượt 2.813.934 ca và 31.808 ca.
Người dân tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Sungai Buloh, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan tới biến thể Omicron, Tổng Thư ký MOH Tan Sri Noor Hisham Abdullah cho hay từ ngày 14 - 18/1, Malaysia phát hiện thêm 186 ca nhiễm biến thể này, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron lên 439 ca, trong đó có 385 ca nhập cảnh và 54 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Malaysia cũng tích cực triển khai việc tiêm mũi tăng cường song song với các hoạt động chuẩn bị triển khai tiêm chủng cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Tính đến ngày 17/1, tổng cộng 9.609.454 dân số trưởng thành (41%) đã tiêm mũi tăng cường, 2.775.059 trẻ vị thành niên (88,2%) đã hoàn thành chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
MOH cũng đã cho phép các bậc phụ huynh đăng ký tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 tuổi. Tuần trước, Malaysia quyết định cho trẻ em trong độ tuổi này sử dụng vaccine của Pfizer với liều lượng 10mg/mũi, thấp hơn so với trẻ vị thành niên. Dự kiến, việc tiêm chủng sẽ được triển khai vào đầu tháng 2 tới.
* Cùng ngày, Chính phủ Liên bang Nga cho biết đang chuẩn bị một kế hoạch mới cho cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2, có tính đến biến thể Omicron.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Thủ tướng Mikhail Mitshustin cho hay dù có sự gia tăng về tỷ lệ mắc COVID-19 tại Nga, song chưa có dấu hiệu tỷ lệ nhập viện gia tăng. Thủ tướng Nga khẳng định mặc dù còn chưa rõ ràng đây là do biến thể Omicron, song cần phải chuẩn bị cho mọi tình huống.
Thủ tướng Mitshustin chỉ thị tăng cường kiểm soát việc tuân thủ các yêu cầu vệ sinh ở những nơi đông người.
Morderna sẽ ra mắt vaccine '3 trong 1' phòng COVID-19, cúm và RSV vào năm 2023 Moderna đang hướng tới việc tung ra một loại vaccine "3 trong 1", kết hợp phòng bệnh COVID-19, cúm và virus đường hô hấp RSV trong 2 năm tới. Moderna đang phát triển một loại vaccine kết hợp chống COVID-19, cúm và virus đường hô hấp RSV. Ảnh: Reuters Theo trang The Guardian (Anh), ông Stéphane Bancel, Giám đốc điều hành của hãng...