22,6% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc
Trung Quốc đang chiếm ưu thế lơn trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, đây là thông tin đáng chú ý vừa được Tổng cục Hải quan chính thức đưa ra liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của cả nước trong cả năm 2019.
Cơ cấu tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc, Hoa Kỳ so với các thị trường khác trong năm 2019. Biểu đồ: T.Bình.
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh
Theo Tổng cục Hải quan, kết thúc năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6% (tương ứng tăng 36,69 tỷ USD) so với năm 2018. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.
Năm 2019 chứng kiến mức xuất siêu kỷ lục của Việt Nam với con số lên đến 11,12 tỷ USD.
Đáng chú ý, trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 22,6% (với tổng kim ngạch 116,86 tỷ USD), một tỷ lệ áp đảo so với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ Việt Nam có quan hệ giao thương.
Cụ thể, năm 2019, nước ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,41 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 0,1% so với 1 năm trước, trong khi kim ngạch nhập khẩu lên đến 75,45 tỷ USD, tăng tới 15,2%.
Năm 2019, Trung Quốc chiếm tỷ trọng đến 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khi con số này ở lĩnh vực xuất khẩu là 15,7%.
Ngoài chiếm vị trí số 1 về tổng kim ngạch, Trung Quốc cũng dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu và thứ hai về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (sau thị trường Hoa Kỳ).
Video đang HOT
Trong năm 2019, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Mỹ đạt 96,35 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2018, là châu lục đạt mức tăng trưởng cao nhất.
Trong đó, riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 75,72 tỷ USD, tương đương 78,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và châu Mỹ.
Riêng ở lĩnh vực xuất khẩu, thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch 61,35 tỷ USD, chiếm 83% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang cả châu lục; và chiếm 29,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm ngoái.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến các châu lục khác như: Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,4%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trị giá xuất nhập khẩu trong năm 2019 với khu vực này đạt 338,35 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2018, trong đó trị giá xuất khẩu là 135,45 tỷ USD, tăng 2,9% và trị giá nhập khẩu là 202,9 tỷ USD, tăng 6,6%.
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: Châu Âu đạt 65,9 tỷ USD, tăng 2,8%; châu Đại Dương đạt 9,6 ỷ USD, tăng 4% và châu Phi đạt 7,07 tỷ USD, tăng 1,2%.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn
Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, đây vẫn là lực lượng đóng góp quan trọng nhất trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam, dù tốc độ tăng trưởng trong năm ngoái có phần chậm hơn so với thông lệ nhiều năm gần đây.
Tháng 12/2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 25,91 tỷ USD, giảm 3,7% so với tháng 11/2019 trước đó.
Qua đó, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt 323,84 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 10,14 tỷ USD so với năm 2018.
Xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt 179,2 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm trước, chiếm 67,83% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 144,64 tỷ USD, tăng 1,9% so với năm 2018, chiếm tỷ trọng 57,1% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Đặc biệt, tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2019 đạt con số xuất siêu tới 34,56 tỷ USD.
Đây cũng là điều dễ hiểu khi nước ta đang có hàng loạt doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực chế xuất, sản xuất xuất khẩu quy mô lớn trong hầu hết các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực điện tử với kim ngạch xuất khẩu hàng tỷ, thậm chí hàng chục tỷ USD/năm, điển hình là các nhà máy của Tập đoàn Samsung.
Thái Bình
Theo haiquanonline.com.vn
Mở cửa ngân hàng theo lộ trình phù hợp
Không có gì ngạc nhiên khi tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ (VBF) 2019 mới đây, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập chi nhánh ngân hàng và pháp nhân mới tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép thành lập chi nhánh ngân hàng và pháp nhân mới tại Việt Nam.
Đề xuất tương tự cũng được nhiều nhà đầu tư đưa ra tại VBF giữa kỳ năm ngoái và nhiều lần trước đó. Cần nói thêm, dù đa phần dịch vụ ngân hàng không nằm trong cam kết mở cửa của Việt Nam, song Việt Nam đã cấp phép cho rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài hoạt động.
Tính đến nay, ngoài 9 ngân hàng 100% vốn ngoại được cấp phép, trên thị trường còn có 50 chi nhánh và 50 văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài đang hoạt động. Nếu tính cả các ngân hàng nước ngoài đổ vốn vào Việt Nam thông qua hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) với ngân hàng nội hoặc thâu tóm công ty tài chính, thì sự hiện diện của khối ngoại ở thị trường ngân hàng Việt Nam là không nhỏ.
Năm 2019 vừa qua, lợi nhuận của nhiều ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi so với năm 2018. Triển vọng kinh tế Việt Nam sáng sủa, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, thị trường tài chính - ngân hàng ổn định, cổ phiếu ngân hàng hấp dẫn, dư địa phát triển lĩnh vực ngân hàng Việt Nam còn nhiều do tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng chưa cao... là những yếu tố khiến dòng vốn ngoại đang tìm cửa đổ vào lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Có thể thấy, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài đã giúp thị trường cạnh tranh hơn, các ngân hàng trong nước cũng có thêm động lực cải cách, đầu tư công nghệ, trang thiết bị, tiệm cận chuẩn mực quản trị, điều hành của thế giới. Bên cạnh đó, các ngân hàng ngoại đã tác động tích cực, giúp thị trường có thêm nhiều dòng sản phẩm mới, tiện ích mới, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời góp phần thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy vậy, sự gia tăng hoạt động của ngân hàng ngoại tại Việt Nam cũng ẩn chứa một số rủi ro.
Trước hết, cho dù nỗi lo ngân hàng ngoại thao túng thị trường tiền tệ không xảy ra, bởi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có mặt ở Việt Nam hiện chưa lấn lướt ngân hàng nội địa, song ngân hàng ngoại có lợi thế về vốn và công nghệ, nên sự cạnh tranh nội - ngoại chắc chắn sẽ ngày càng gay gắt.
Sau nữa, cũng như nhiều quốc gia khác mở cửa cho ngân hàng ngoại, cơ quan quản lý sẽ phải đối mặt với nỗi lo về những tiêu cực có thể xảy ra, đặc biệt là hiện tượng chuyển giá, rửa tiền, gian lận... Do các doanh nghiệp FDI hiện chủ yếu giao dịch với ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, nên việc quản lý dòng vốn vào - ra sẽ rất phức tạp.
Cuối cùng, nếu ngân hàng ngoại ngày càng mạnh và nắm giữ tỷ lệ lớn tại các ngân hàng trong nước, rất có thể những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế như giảm lãi suất, ổn định kinh tế vĩ mô, ưu tiên vốn phát triển nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ... sẽ khó thực hiện.
Chính phủ đã đưa ra lộ trình mở cửa rất rõ ràng với ngành ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế. Theo đó, đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước về mức 65% và tiến đến còn 51%, đồng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tích cực tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, song quá trình này cần phù hợp với ưu tiên trong từng giai đoạn.
Thực tế cho thấy, sức khỏe hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa bao giờ tốt như hiện nay khi một loạt ngân hàng trong nước đã đáp ứng được chuẩn Basel II. Dù vậy, hệ thống ngân hàng vẫn cần đẩy nhanh tái cơ cấu. Đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia thị trường Việt Nam.
Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là lĩnh vực rất nhạy cảm. Chính vì vậy, mở cửa thị trường ngân hàng một cách thận trọng sẽ không chỉ đảm bảo an ninh tài chính - tiền tệ, mà còn đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế.
Hà Tâm
Theo Baodautu.vn
Ngành Thuế siết chặt thanh tra chuyển giá tại các doanh nghiệp lớn Thời gian qua, ngành Thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là với những doanh nghiệp lớn có nhiều rủi ro về thuế để chống thất thu ngân sách nhà nước một cách triệt để. Năm 2019, toàn ngành Thuế đã thực hiện 96.343 cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Ảnh TL. Truy thu...