22 người bị thiệt mạng trong vụ giao tranh ở Idlib, Syria
Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria ( SOHR), các cuộc giao tranh ở Tây Bắc Syria ngày 10/5 đã làm 22 người thiệt mạng và đây là mức thương vong cao nhất kể từ khi một thỏa thuận ngừng bắn được bắt đầu cách đây 2 tháng.
Cảnh đổ nát sau các vụ không kích tại Idlib, Syria, ngày 12/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 6/3 đã cơ bản ngăn chặn được tình trạng bạo lực ở tỉnh Idlib, nằm ở Tây Bắc Syria và được coi là thành trì cuối cùng của lực lượng nổi dậy. Tuy nhiên, rạng sáng 10/5, các tay súng nổi dậy đã phát động tấn công nhằm vào các vị trí của lực lượng ủng hộ chính phủ nằm trên sườn Tây khu vực này.
Theo SOHR, giao tranh đã làm 15 thành viên lực lượng ủng hộ chính phủ và 7 tay súng nổi dậy thiệt mạng. Trong số các tay súng nổi dậy thiệt mạng có thành viên của nhóm Hurras al-Deen, một nhánh thuộc mạng lưới khủng bố al-Qaeda. SOHR nhận định đây là thương vong cao nhất kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực.
Idlib với dân số khoảng 3 triệu người nằm dưới sự kiểm soát của nhóm Hayat Tahrir al-Sham vốn do nhánh cũ của al-Qaeda tại Syria đứng đầu. Tuy nhiên, các nhóm thánh chiến khác như Hurras al-Deen hay các nhóm nổi dậy khác cũng hiện diện ở tỉnh này. Trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn, đụng độ giữa lực lượng chính phủ và các phe nổi dậy tại đây đã làm hàng trăm người thiệt mạng và gần 1 triệu người phải bỏ đi lánh nạn.
Sau thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib được dàn xếp bởi Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội hai nước này đã tiến hành nhiều cuộc tuần tra chung dọc theo một tuyến đường cao tốc trọng yếu thuộc tỉnh trên.
Số người phải đi lánh nạn trong nước do xung đột và thiên tai tăng cao kỷ lục trên thế giới
Xung đột và thảm họa đã buộc hơn 33 triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn ngay trong chính quốc gia của họ trong năm ngoái, khiến họ phải đối mặt với nguy cơ lớn trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát.
Người dân sơ tán khỏi khu vực chiến sự ở các tỉnh Hama và Idlib, Syria ngày 1/5/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong báo cáo do Trung tâm giám sát lánh nạn trong nước (IDMC) và Hội đồng người tị nạn Na Uy (NRC) công bố ngày 28/4, con số trên đã nâng tổng số người phải đi lánh nạn ngay trong các nước xảy ra xung đột và thiên tai tăng lên mức kỷ lục 50,8 triệu người, cao hơn nhiều so với khoảng 26 triệu người di tản khỏi quốc gia của họ để xin tị nạn tại những nước khác.
Báo cáo ghi nhận trong năm ngoái, xung đột đã khiến 8,5 triệu người phải di tản tại các quốc gia như Syria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia và Nam Sudan. Trong khi đó, số người phải rời bỏ nhà cửa do thiên tai trong năm vừa qua là 25 triệu người. Cụ thể, khoảng 4,5 triệu người đã phải chạy lánh nạn do siêu bão Fani hoành hành tại Ấn Độ và Bangladesh, hay cơn bão Idai và Kenneth ở Mozambique và siêu bão Dorian ở Bahamas. Mưa lớn và lũ lụt kéo dài tại châu Phi cũng khiến khoảng 2 triệu người phải di tản trong năm ngoái.
Giám đốc IDMC Alexandra Bilak cho biết những người lánh nạn trong nước thường là những người dễ bị tổn thương sống trong các lán trại đông đúc hay những khu định cư tạm bợ, không có cơ hội tiếp cận với việc chăm sóc y tế. Trong bối cảnh đó, đại dịch COVID-19 sẽ càng khiến họ dễ bị tổn thương hơn và càng bị hạn chế tiếp cận những dịch vụ thiết yếu hay viện trợ nhân đạo do điều kiện sống bấp bênh.
Ông Bilak cũng lưu ý hầu hết những người phải di tải do thiên tai thường do chính phủ chỉ đạo hoặc sơ tán để phòng ngừa và hầu hết những người này có thể trở về nhà tương đối nhanh nếu nhà cửa của họ không bị phá hủy hoàn toàn.
Tuy nhiên, ông cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn hơn trong việc triển khai những bước đi cần thiết để sơ tán người dân trước khi các thảm họa thiên tai ập đến, do việc hàng nghìn người tập trung tại các nơi trú ẩn có nguy cơ làm dịch bệnh lây lan. Do đó, để cân bằng giữa các nỗ lực cứu trợ nhân đạo với nỗ lực quốc gia chống đại dịch COVID-19 sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các nước trên thế giới.
Phương Oanh
Chiến sự Syria: Bí mật trong kho vũ khí lớn của phiến quân mới được phát hiện ở Idlib Lực lượng quân đội Syria mới đây đã phát hiện một kho vũ khí của phiến quân để lại ở ngoại ô phía Nam tỉnh Idlib. Trong kho vũ khí này có nhiều lựu đạn hạng nặng, mìn, bệ phóng tên lửa và được phiến quân để lại khi chúng rút khỏi khu vực này. Theo AMN, lực lượng quân đội Syria mới...