22 chốt cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16
22 chốt kiểm soát cửa ngõ ra, vào Hà Nội vẫn áp dụng theo công văn 2434 ngày 29/7 của UBND TP Hà Nội.
Người ra, vào Thủ đô phải có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ, giấy đi đường.
Ngày 12/10, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 128 hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″.
Các địa phương sẽ tạm thời không áp dụng quy định của Chỉ thị 15, 16, 19. Trường hợp cần thiết áp dụng các biện pháp phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, cao hơn hướng dẫn thì phải báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng.
Hà Nội vẫn kiểm soát người ra vào như Chỉ thị 16. Lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ người ra, vào Thủ đô ngày 13/10.
Ghi nhận tại chốt kiểm soát dịch số 2 đặt tại Trạm thu phí Pháp Vân – Cầu Giẽ chiều 13/10, lực lượng liên ngành vẫn kiểm soát người ra, vào TP theo công văn 2434 của UBND TP Hà Nội.
Cụ thể, người dân phải thực hiện khai báo y tế, có giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ, giấy tờ tùy thân, giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra, vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch… Các trường hợp không đáp ứng được điều kiện trên, lực lượng chức năng sẽ buộc quay đầu.
Chị Bùi Minh Hà (Mê Linh, Hà Nội) vẫn mong ngóng ngày TP dừng áp dụng các điều kiện kiểm tra giấy tờ để đi qua chốt. Vì mỗi lần đi qua chốt kiểm soát chị vẫn phải dừng lại để khai báo y tế, kiểm tra giấy tờ. Tuy thời gian kiểm tra chỉ mất vài phút nhưng thời gian xếp hàng, chờ đợi lại khá lâu.
Lực lượng chức năng tại chốt cửa ngõ Hà Nội kiểm tra giấy tờ người ra, vào Thủ đô.
Anh Vũ Minh Trường (Thường Tín, Hà Nội) đưa mẹ từ Thái Bình lên để trông con nhỏ, giờ muốn đưa mẹ về quê phải xin giấy đi đường như trong hướng dẫn. Tuy nhiên, khi lên chính quyền địa phương, anh được trả lời là không có mẫu giấy đi đường để xác nhận. Theo anh Trường, anh tìm hiểu trên đài báo thì thấy việc đi lại đã thuận tiện hơn nhưng thực tế tại chốt kiểm soát vẫn rất khó khăn.
Video đang HOT
Tại chốt kiểm soát dịch trên đường 100 từ Vĩnh Phúc vào Hà Nội, lực lượng chức năng vẫn kiểm tra nghiêm các loại giấy tờ của người đi đường theo văn bản 2434.
Phía tỉnh Vĩnh Phúc, lực lượng tại chốt vẫn yêu cầu người dân vào địa bàn tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 và giấy đi đường, giấy tờ tuỳ thân như CMND/CCCD.
Người từ Hà Nội vào tỉnh Vĩnh Phúc cũng cần phải xuất trình giấy đi đường, phiếu xét nghiệm Covid-19 âm tính
Tại chốt kiểm soát Hà Nội, lực lượng chức năng có thông báo về quy định về công tác kiểm soát phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện hành. Theo đó, đối với người đang cư trú trên địa bàn TP và làm việc, lao động tại các cơ quan, đơn vị, nhà máy, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu trên địa bàn TP chỉ cần xuất trình giấy đi đường do đơn vị sử dụng lao động cấp theo mẫu, căn cước công dân/ chứng minh nhân dân (CMND), văn bản của đơn vị sử dụng lao động.
Đối với người ở các tỉnh, TP khác vào Hà Nội làm việc hoặc người ở Hà Nội ra các tỉnh, TP khác làm việc, lao động trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì cần xuất trình giấy đi đường; căn cước công dân/ CMND, văn bản của đơn vị sử dụng lao động.
Đối với người ở tỉnh, TP khác đưa, đón bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn TP, lễ tang, đi sân bay Nội Bài cần xuất trình CMND/ CCCD, kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 còn thời hạn 3 ngày và các loại giấy tờ theo từng trường hợp.
Đối với trường hợp ra, vào TP vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia cần xuất trình giấy tờ chứng minh việc thực hiện công vụ và giấy đi đường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Nghị quyết 128 của Chính phủ thay thế tạm thời Chỉ thị 15, 16 và 19
Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định lại các cấp độ dịch cũng như các biện pháp phòng chống dịch, hoạt động sẽ đóng hoặc mở tùy theo cấp độ dịch từng cấp, từ xã trở lên.
Ngày 12.10, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký ban hành Nghị quyết 128 của Chính phủ về việc Ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", áp dụng thống nhất trong toàn quốc.
Vùng xanh được mở lại các hoạt động kèm biện pháp phòng dịch phù hợp. Ảnh KHẢ HÒA
Theo Nghị quyết 128, khi cả nước áp dụng Nghị quyết này, sẽ tạm thời không áp dụng các quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 6.8.2021, Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 2686 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trên quy mô toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cao hơn các biện pháp tại Quy định này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, Nghị quyết 128 sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành, tức từ ngày 12.8.
Phân loại cấp độ dịch
Theo Nghị quyết 128, cấp độ dịch Covid-19 sẽ được phân loại theo 4 cấp độ, gồm:
Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Bên cạnh đó, việc đánh giá cấp độ từ quy mô cấp xã, và có thể dưới cấp xã (nếu có) trở lên, nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.
Qua đó, tiêu chí đánh giá cấp độ dịch sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố, do Bộ Y tế hướng dẫn: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; Độ bao phủ vắc xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); Khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Biện pháp phòng, chống dịch đóng hoặc mở theo cấp độ dịch
Theo Nghị quyết 128, địa phương căn cứ vào tình hình dịch, tỷ lệ tiêm vắc xin để quy định cụ thể về giới hạn số lượng người tham gia, phạm vi và công suất của hoạt động nhưng không vượt quá quy định của hướng dẫn; ưu tiên cho người tiêm đủ liều vắc xin và khỏi bệnh Covid-19.
Theo đó, đối với tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp, hoạt động tập trung trong nhà sẽ không hạn chế số người ở vùng xanh; hạn chế số người có điều kiện tại vùng vàng; không tổ chức hoặc hạn chế người tham gia ở các vùng đỏ, cam.
Giao thông công cộng bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải, sẽ phải dừng hoạt động hoặc hạn chế hoạt động, có điều kiện ở vùng đỏ, vùng cam; vùng vàng giảm công suất; vùng xanh được hoạt động.
Lưu thông vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, liên tỉnh đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ, nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải. Riêng vùng cam sẽ hoạt động nhưng đối với Grab chở hàng bằng xe máy, trong trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh có thể quy định về số lượng người lưu thông trong cùng một thời điểm.
Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ đều được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch, song phải có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
Các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống, nhà hàng, quán ăn được hoạt động ở cả 4 cấp độ dịch trên cơ sở có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, riêng vùng đỏ phải hạn chế số lượng người bán, mua cùng một thời điểm.
Tương tự, nhà hàng, quán ăn ở vùng đỏ cũng phải hạn chế hoạt động, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, hạn chế số lượng người mua bán cùng một thời điểm.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, Internet, trò chơi điện tử hoặc các cơ sở khác do địa phương quyết định phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ; ngừng hoạt động hoặc hoạt động hạn chế ở vùng vàng, vùng cam; và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.
Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo cũng phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ; vùng vàng và vùng cam hoạt động có điều kiện; chỉ được hoạt động ở vùng xanh.
Các hoạt động tại cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hoạt động hạn chế ở vùng cam, vùng vàng và chỉ được hoạt động ở vùng xanh.
Các cơ sở nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao... phải ngừng hoạt động ở vùng đỏ, hạn chế hoạt động ở vùng cam và chỉ được hoạt động ở vùng xanh, vùng vàng.
Các địa điểm bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, thể dục thể thao.... được hoạt động ở vùng xanh, hạn chế hoạt động ở vùng vàng, vùng cam và ngừng hoạt động ở vùng đỏ.
Hoạt động cơ quan, công sở giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến ở vùng cam, vùng đỏ; vùng xanh, vùng vàng hoạt động bình thường.
Đối với cá nhân, dù ở vùng nào cũng phải tuân thủ 5K, ứng dụng công nghệ thông tin trong khai báo y tế, tiêm chủng vắc xin, sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.
Đồng thời việc đi lại của cá nhân từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau, sẽ không hạn chế đối với vùng xanh, vùng vàng; vùng cam không hạn chế nhưng phải tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm; vùng đỏ sẽ bị hạn chế, có điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn Bộ Y tế.
Nghị quyết 128 cũng nêu người bị nhiễm Covid-19 tại các vùng sẽ được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa phương phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị tại địa phương và điều kiện ăn ở, sinh hoạt, nguyện vọng của người nhiễm Covid-19.
Đà Nẵng: Người tiêm đủ 2 mũi về bằng máy bay cách ly ở nhà 14 ngày Để đón các chuyến bay đến sân bay quốc tế Đà Nẵng, chiều 10-10 TP Đà Nẵng đã ban hành công văn triển khai biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với hành khách trên các chuyến bay. Hoạt động hàng không tại sân bay quốc tế Đà Nẵng - Ảnh: TẤN LỰC Ngày 10-10, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Ngô...