22 Bí thư Tỉnh ủy không là người địa phương
Tính đến nay, Đại hội Đảng bộ các tỉnh thành đã bầu được 48 Bí thư Tỉnh ủy; trong đó, tái cử 31; tham gia lần đầu 17; 22 Bí thư không là người địa phương.
Ban Tổ chức Trung ương cho biết, đến ngày 18/10 đã có 50/67 (74,62%) đảng bộ trực thuộc Trung ương hoàn thành việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó, sớm nhất là Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam (diễn ra trong 3 ngày 20, 21 và 22/9).
Có 48/50 đại hội tiến hành đủ 4 nội dung; Đại hội Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an chỉ tiến hành 3 nội dung theo quy định. Các đảng bộ còn lại đã có kế hoạch tổ chức đại hội trong cuối tháng 10 này theo đúng yêu cầu tiến độ tại Chỉ thị 35. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế do tình hình bão lũ phức tạp nên Đảng bộ đã báo cáo Bộ Chính trị đề nghị tạm hoãn đại hội nhưng vẫn phấn đấu hoàn thành trong tháng này.
17 Bí thư Tỉnh ủy trúng cử lần đầu
Về công tác nhân sự, Ban Tổ chức Trung ương nhận định, nhìn chung đã được các cấp uỷ trực thuộc Trung ương chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, có chất lượng, chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình 5 bước, cơ bản bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch nên được đại biểu biểu thống nhất cao.
Tân Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Đào Hồng Lan là một trong nữ Bí thư Tỉnh ủy không là người địa phương
Việc bầu cử tại đại hội bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục theo quy định. Kết quả bầu cử cơ bản theo đúng phương án nhân sự; các nhân sự trúng cử đều có tỉ lệ phiếu bầu cao, nhiều người trúng cử các chức danh chủ chốt đạt tuyệt đối 100%.
Tổng số Bí thư Tỉnh ủy bầu được là 48 người. Trong đó, số Bí thư tái cử 31 (64,58%); tham gia lần đầu 17 (35,42%); cán bộ nữ 6 (12,5%); cán bộ người dân tộc thiểu số 3 (Gia Lai, Tuyên Quang, Sóc Trăng) (6,25%).
Có 22 bí thư không là người địa phương (45,83%). Có 2 đảng bộ (TP.HCM, Điện Biên) thực hiện việc phân công, chỉ định của Bộ Chính trị về nhân sự tham gia Ban Chấp hành, Ban Thưởng vụ và giới thiệu để bầu bí thư tại phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Kết quả, 2 Bí thư mới đều trúng cử với tỷ lệ phiếu 100%.
Tổng số cấp uỷ viên khoá mới đã được bầu là 2.468 người, trong đó, có 798 người tham gia lần đầu, đạt 32,33%. Độ tuổi bình quân của cấp ủy là 48,89. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia cấp ủy ở nhiều nơi đạt, vượt mục tiêu đề ra.
Có 400 cấp ủy viên là nữ (16,20%), trong đó, có 27 đảng bộ đạt tỷ lệ trên 15%, tỉnh Tuyên Quang đạt tỷ lệ cao nhất 29,17%.
Video đang HOT
Có 167 nhân sự cấp ủy viên dưới 40 tuổi (6,76%), trong đó, có 9 đảng bộ gồm: Bắc Ninh, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai, Điện Biên, Kon Tum, TP.HCM, Bình Phước, Bến Tre đạt từ 10% trở lên, TP.HCM đạt tỷ lệ cao nhất 23%.
Có 273 nhân sự cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 11,06%, trong đó, Hoà Bình đạt tỷ lệ cao nhất 69%. Trình độ cấp ủy viên được nâng lên so với nhiệm kỳ trước, cụ thể có 1.372 thạc sỹ (55,59%), 211 tiến sỹ (8,54%), 14 phó giáo sư (0,56%), 3 giáo sư (0,12%).
Tổng số ủy viên Ban Thường vụ bầu được là 704 người; trong đó, tham gia lần đầu 220 (31,25%); cán bộ nữ 94 (13,35%), riêng tỉnh Bình Phước đạt 40%; cán bộ dưới 40 tuổi 7 (1%); cán bộ người dân tộc thiểu số 78 (11,07%).
Tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia Ban Thường vụ còn thấp
Một số ít trường hợp ứng cử, đề cử ngoài danh sách do cấp ủy nhiệm kỳ trước chuẩn bị nhưng đều không trúng cử. Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, các ứng viên trong danh sách bầu Ban Chấp hành đều tự ứng cử tại Đại hội.
Trong 50 đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương đã hoàn thành, có 7 đại hội chủ động bầu thiếu 11 ủy viên Ban Chấp hành; 17 đại hội chủ động bầu thiếu 24 ủy viên Ban Thường vụ để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn công tác nhân sự.
Một số đại hội (Hà Nội, Sóc Trăng…) tiến hành bầu thêm để bầu đủ số lượng ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ theo quy định. 50 đại hội đã bầu ra 969 đại biểu chính thức và 93 đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội XIII của Đảng.
Việc bầu cử đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng được thực hiện đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu ngành, lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo; cơ bản là những người tiêu biểu của đảng bộ.
Tuy nhiên, Ban Tổ chức Trung ương đánh giá, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia một số Ban Chấp hành đảng bộ chưa đạt yêu cầu của Chỉ thị 35. Tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia Ban Thường vụ còn thấp. Còn có 19 trường hợp tại 14 đảng bộ giới thiệu tái cử Ban Chấp hành, 2 trường hợp giới thiệu tái cử Ban Thường vụ nhưng không trúng cử. Còn có phiếu bầu không hợp lệ. Có nhân sự trúng cử Ban Thường vụ nhưng không đúng cơ cấu, sau đại hội phải sắp xếp lại.
Lạm dụng chỉ định Bí thư tại Đại hội 'sẽ có rất nhiều hệ quả'
Một cấp ủy, một Bí thư được bầu ra phải bảo đảm cho họ sự chính danh. Danh chính ngôn mới thuận.
Theo báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, công tác chuẩn bị nhân sự của một số cấp ủy chưa thật tốt nên có trường hợp bầu không đúng với đề án nhân sự được phê duyệt. Một số ít nơi, nhân sự được giới thiệu tái cử nhưng không trúng cử, cá biệt có cán bộ chủ chốt tái cử không trúng cử cấp ủy hoặc Bí thư, Phó bí thư. Đặc biệt, một số nơi có biểu hiện lạm dụng việc chỉ định bí thư tại đại hội hoặc ngay sau đại hội, gây nhiều ý kiến trái chiều và dư luận không tốt trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Vậy việc chỉ định Bí thư tại Đại hội có gì bất thường và gây ra những hệ lụy gì? Đây là nội dung cuộc trao đổi của phóng viên với TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. (Ảnh: VTC News).
PV: Ông nhận xét gì về việc chỉ định Bí thư tại Đại hội hoặc ngay sau Đại hội như một số địa phương đã làm?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Quả thực rất đáng băn khoăn với cách làm như vậy. Đại hội được tổ chức không chỉ để thông qua chương trình mà còn để chọn người triển khai chương trình đó. Như vậy, người triển khai chương trình đó là người đại hội tin rằng có năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ mà đại hội đề ra. Nhưng người được chỉ định lại chẳng liên quan, để lại băn khoăn rất lớn, ảnh hưởng đến thành công của Đại hội, thêm nữa là chế độ trách nhiệm cũng không rõ ràng.
Tại sao một số đại hội lại phải chỉ định Bí thư trong khi việc thực hiện thí điểm bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội được dư luận đánh giá tích cực?
- Có lẽ phải có nghiên cứu để chỉ ra nguyên nhân cho khách quan. Nhưng theo suy đoán của tôi, có thể có một số nguyên nhân.
Thứ nhất là chuẩn bị nhân sự không được, cuối cùng khi phê duyệt chương trình, cho ý kiến vào chương trình đại hội về nội dung, nhân sự..., mới thấy là không có nhân sự.
Thứ hai, cũng có thể, cấp trên thấy rằng nhân sự như vậy thì không bầu được.
Thứ ba, cũng có việc dư luận bàn tán nhiều chạy chức chạy quyền, con ông cháu cha... Nếu qua đại hội bầu chưa chắc đã trúng.
Không cấm chỉ định nhân sự tại Đại hội, nhưng về lý lẽ là không ổn
V ậy đối chiếu với Điều lệ Đảng và Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng lần thứ XIII, cũng như quy chế bầu cử trong Đảng và pháp luật của Nhà nước, việc chỉ định Bí thư tại Đại hội có hợp lý không?
- Thực tế là không có một quy định nào cấm việc đó. Nhưng có vấn đề mà từ lý lẽ của nó đã thấy không ổn. Có lẽ ổn hơn, thực tiễn đề ra là có luân chuyển, chỉ định nhưng phải trước khi bầu cử. Chỉ định về cũng không phải là làm Bí thư ngay, mà về để tham gia Ban Chấp hành, rồi sau đó mới được bầu làm Bí thư.
Chỉ định ngay tại Đại hội hoặc ngay sau Đại hội không có quy định và tôi cho rằng không quy định là đúng, nên tránh là đúng, bởi nó ảnh hưởng tới rất nhiều mặt.
Theo Ban Tổ chức Trung ương, việc chỉ định Bí thư tại Đại hội hoặc ngay sau Đại hội như một số nơi đã thực hiện, có biểu hiện của việc lạm dụng. Theo ông, hệ quả của việc lạm dụng là gì?
- Hệ quả rất nhiều, trước hết về tổ chức Đảng ở đó, Ban lãnh đạo ở đó, hình thành nên cấp ủy, nếu còn có dư luận người đó chạy chức chạy quyền được phân công về, hay nhờ con ông cháu cha được đặc cách, tưởng tượng trong một thiết chế làm việc theo chế độ tập thể, anh phải làm việc trong thường vụ, như vậy anh làm việc có dễ dàng không?
Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cách vận hành hệ thống quản trị của địa phương, đặc biệt ở cơ quan có quyền quyết định cao nhất của địa phương. Như vậy không thể nói cách làm đó không có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của địa phương.
Cách làm như vậy có thể gây mất đoàn kết nội bộ. Nếu chuyển người giỏi, có danh tiếng về chắc sẽ không có vấn đề gì, rồi người ta cũng sẽ tâm phục khẩu phục bằng thực tế. Nếu chọn người có trình độ hạn chế, đạo đức tư cách cũng chưa phải là tấm gương, thì rất dễ mất đoàn kết nội bộ, triển khai công việc sẽ khó.
Cách làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người dân, như vậy sẽ rất khó khi triển khai các nghị quyết, bởi cuối cùng người dân là đối tượng thực hiện nghị quyết đó.
Tôi không rõ có trường hợp nào cần thiết đến mức phải chỉ định tại Đại hội, nhưng hạn chế được nó là rất quan trọng. Cuối cùng, một cấp ủy được bầu ra, Bí thư được bầu ra, phải bảo đảm cho người đó sự chính danh, danh chính ngôn mới thuận. Còn quan niệm anh là người của cấp trên cử về, người sáng lạn thì cũng đỡ, chứ người ta nghi ngờ thì rất khó.
Qua 5 bước để lựa chọn, nhân sự tương đối chắc chắn
Công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội chúng ta có một quá trình từ quy hoạch, đào tạo kết hợp luân chuyển, vì sao ở một số nơi vẫn lúng túng, bị động?
- Tôi nghĩ quy trình để tiến tới Đại hội có rất nhiều chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương... là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Như vậy, anh triển khai các chỉ thị, nhiệm vụ có thể có vấn đề, hoặc không nghiêm túc và làm hình thức. Công tác quy hoạch cán bộ là cả một quá trình qua 5 bước, nếu làm đúng thì nhân sự phải tương đối chắc chắn. Do bất cứ nguyên nhân nào, thì các bước làm công tác tổ chức cán bộ đã không được tuân thủ. Một nguyên nhân khác, cũng là suy luận, người ta cố tìm cách này cách khác để cài nhân sự của mình, nhưng cài không nổi.
Chỉ định Bí thư tại Đại hội khiến nhiều cán bộ đảng viên lo ngại tình trạng chạy chức chạy quyền. Theo ông, những lo ngại đó có chính đáng hay không?
- Tôi nghĩ băn khoăn, lo ngại của họ là chính đáng. Tại sao đã có một quy trình chính danh mà không sử dụng. Đại hội đề ra nhiệm vụ, kế hoạch cho 5 năm tới. Với kế hoạch đó, đại hội phải chọn được 1 người để thực thi được. Đó là lý do vì sao người đứng đầu gọi là Bí thư, chứ không gọi là bầu Chủ tịch Đảng. Đại hội đề ra thì đại hội phải chọn người thực hiện. Người ta băn khoăn bởi đây có thể là kẽ hở để chạy chức, chạy quyền và thêm nữa là ảnh hưởng đến tính dân chủ, sức chiến đấu và đoàn kết sau này của cấp ủy địa phương.
Để giải quyết được tình trạng này, theo tôi rất đơn giản, Ban Tổ chức Trung ương cần có quy định rõ, trường hợp nào có thể chỉ định, cũng không nên loại hoàn toàn vì thực tế rất phức tạp. Việc quy định rõ là rất quan trọng để sau này không bị lạm dụng, đồng thời cũng không quá cứng để không xử lý được tính huống thực tiễn. Đó là khâu cơ bản. Thêm nữa, những lý luận về việc nhân sự liên quan thế nào đến đại hội để bảo đảm tính chính danh của nhân sự, bảo đảm thành công của đại hội.
Xin cảm ơn ông.
Ông Trần Văn Nam tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, ông Trần Văn Nam tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra trong 3 ngày (13-15/10). Đại hội đã bầu ra 49 người vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương. 15...