22 bang kiện ông Trump vì bỏ quy định “sinh ra ở Mỹ mang quốc tịch Mỹ”
22 bang của Mỹ đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong việc chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ, vốn đã tồn tại gần một thế kỷ qua.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).
Theo quy định lâu nay của Mỹ, bất kỳ tr.ẻ e.m nào sinh ra tại Mỹ đều được công nhận là công dân nước này, bất kể tình trạng pháp lý của cha mẹ chúng. Quyền công dân này được bảo vệ bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ.
Tuy nhiên, ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/1 đã ký sắc lệnh nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ. Sắc lệnh của ông Trump yêu cầu các cơ quan liên bang từ chối công nhận quyền công dân Mỹ đối với tr.ẻ e.m sinh ra tại Mỹ, nếu mẹ của đứ.a tr.ẻ ở lại bất hợp pháp hoặc không có visa hợp pháp, và cha không phải là công dân Mỹ hay thường trú nhân hợp pháp.
Sắc lệnh này sẽ từ chối cấp quyền công dân Mỹ, bao gồm cả hộ chiếu, cho những tr.ẻ e.m sinh ra tại Mỹ, nếu ít nhất một trong 2 phụ huynh không phải là công dân Mỹ hoặc sở hữu thẻ xanh. Sắc lệnh, nếu được thực thi, sẽ có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký.
Chỉ chưa đầy 2 giờ sau, Tổng thống Donald Trump đã bị kiện vì sắc lệnh trên.
Tối 20/1, những người bảo vệ quyền của người nhập cư đã đệ đơn kiện tại tòa án liên bang ở bang New Hampshire, đại diện cho một nhóm người Indonesia nhập cư tại bang này, cùng với các tổ chức khác đại diện cho người Mỹ gốc Latinh, và những người được gọi là “Dreamers” – những cá nhân được đưa đến Mỹ khi còn nhỏ bởi cha mẹ nhập cư hoặc ở lại bất hợp pháp.
Đây là vụ kiện đầu tiên trong làn sóng đơn kiện dự kiến sẽ được đệ trình nhằm phản đối các sắc lệnh của ông Trump.
Vụ kiện được đệ trình tại New Hampshire cho rằng sắc lệnh của ông Trump vi phạm Tu chính án 14 của Hiến pháp Mỹ cũng như luật liên bang đã có hiệu lực hơn 80 năm qua.
“Hiến pháp cũng như bất kỳ đạo luật liên bang nào đều không trao cho Tổng thống quyền định nghĩa lại quyền công dân Mỹ… Bằng cách cố gắng giới hạn quyền công dân theo nơi sinh, sắc lệnh này vượt quá quyền hạn của Tổng thống và vi phạm Hiến pháp cũng như các đạo luật liên bang”, đơn kiện nêu rõ.
Đơn kiện cũng cho rằng, nếu sắc lệnh của ông Trump được thi hành có thể khiến một số tr.ẻ e.m trở thành người vô quốc tịch.
Video đang HOT
Ngày 21/1, một vụ kiện, do 18 tổng chưởng lý thuộc đảng Dân chủ đệ trình, cáo buộc ông Trump tìm cách loại bỏ một “nguyên tắc Hiến pháp đã được xác lập lâu dài và vững chắc” thông qua sắc lệnh hành pháp.
“Tổng thống không có quyền thay đổi hoặc hủy bỏ một tu chính án hiến pháp hoặc đạo luật đã được thông qua hợp pháp. Ông cũng không được trao quyền bởi bất kỳ nguồn luật nào khác để hạn chế những ai nhận quyền công dân Mỹ khi sinh”, đơn kiện viết.
Đến cuối ngày, 4 bang khác do đảng Dân chủ lãnh đạo cũng đệ đơn kiện tương tự, yêu cầu tòa án liên bang ngừng thi hành hoặc áp dụng sắc lệnh hành pháp, nâng tổng số tiểu bang phản đối lệnh này lên 22.
Các bang tham gia bao gồm California, Colorado, Connecticut, Delaware, Hawaii, Maine, Maryland, Massachusetts, Michigan, Minnesota, Nevada, New Jersey, New Mexico, New York, North Carolina, Rhode Island, Vermont, và Wisconsin, cùng với quận Columbia và thành phố San Francisco.
Theo đơn kiện, khoảng 150.000 tr.ẻ e.m sinh ra mỗi năm ở Mỹ với cha mẹ không phải là công dân và không có tình trạng pháp lý hợp pháp có thể bị mất quyền tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, chăm sóc nuôi dưỡng, và các can thiệp sớm cho trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và học sinh khuyết tật.
Các bang cảnh báo rằng sắc lệnh hành pháp cũng sẽ khiến họ mất nguồn ngân sách liên bang cho các chương trình cung cấp dịch vụ cho tr.ẻ e.m mà không phân biệt tình trạng nhập cư.
Mặc dù sắc lệnh của ông Trump nhằm mục đích đơn phương chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, chỉ có Tòa án Tối cao Mỹ mới có thể xác định cách áp dụng Tu chính án thứ 14.
Các bang đang tìm cách vô hiệu hóa lệnh hành pháp và ngừng mọi hành động nhằm thực hiện nó. Vụ kiện của họ yêu cầu một lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn ngay lập tức việc áp dụng sắc lệnh mà Tổng thống Trump ban hành.
TikTok 'nín thở' chờ phán quyết của Tòa Tối cao Mỹ
Sau phiên tòa ngày 10.1, Tối cao Pháp viện Mỹ dường như đang nghiêng về khả năng thực thi đạo luật buộc TikTok phải ngừng hoạt động ở Mỹ.
Bên ngoài Tối cao Pháp viện Mỹ ở Washington D.C. ẢNH: AFP
Trong hơn 2 giờ tại phiên tòa ở Washington D.C hôm 10.1 (giờ địa phương), các thẩm phán Tòa Tối cao Mỹ có vẻ hoài nghi về tính xác thực các tranh luận của TikTok khi công ty cho rằng đạo luật được quốc hội nước này thông qua cách đây 8 tháng vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ về tự do ngôn luận, Reuters đưa tin hôm 11.1.
Sau đây là quá trình Mỹ xây dựng đạo luật và cuộc chiến pháp lý của TikTok trên đất Mỹ:
Đạo luật đóng vai trò cốt lõi của vụ việc
Cuộc chiến pháp lý của TikTok xuất phát từ một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 4.2024.
Có tên Luật Bảo vệ dân Mỹ trước Những ứng dụng do Đối thủ Nước ngoài Kiểm soát, đạo luật nêu rõ các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba như Google hoặc Apple bị cấm "phân phối, duy trì hoặc cập nhật" một ứng dụng do một đối thủ nước ngoài kiểm soát.
Điều đó đồng nghĩa việc cung cấp ứng dụng như thế trên các cửa hàng ứng dụng của Google hoặc Apple sẽ bị liệt vào hành vi phạm pháp.
Theo luật, bất kỳ ứng dụng nào được vận hành bởi ByteDance, công ty mẹ của TikTok có trụ sở Bắc Kinh (Trunng Quốc), hoặc các công ty con, đều bị xem là "ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm soát".
Phạm vi thi hành luật cũng bao gồm các ứng dụng đến từ một "công ty bình phong" của một đối thủ nước ngoài, mà theo Mỹ là những cái tên như Trung Quốc, Nga, CHDCND Triều Tiên, Iran.
Luật được áp dụng sau 270 ngày kể từ khi được thông qua, tức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 19.1. Tuy nhiên, TikTok vẫn có thể hoạt động trên lãnh thổ Mỹ sau ngày này nếu "thoát ly" khỏi quyền kiểm soát của ByteDance.
Trong trường hợp có công ty Mỹ mua lại ứng dụng của đối thủ nước ngoài, Tổng thống đương nhiệm có thể kéo dài thời hạn chính thức thi hành luật thêm 90 ngày nữa để tạo điều kiện cho việc chuyển giao.
Tranh luận giữa các bên
Bộ Tư pháp Mỹ đã đại diện chính phủ trình bày ngắn gọn các lập luận của mình trước Tòa Tối cao. Theo đó, Washington cho rằng lượng thông tin khổng lồ mà TikTok thu thập về người dùng Mỹ có thể bị chính phủ Trung Quốc sử dụng cho mục đích "gián điệp hoặc tống tiề.n", hoặc nhằm "thúc đẩy lợi ích chính trị" thông qua những hành động phát tán thông tin sai lệch và kích động sự bất hòa trong nội bộ nước Mỹ vào thời điểm xảy ra khủng hoảng.
"Để ứng phó những mối đ.e dọ.a an ninh quốc gia nguy hiểm trên, Quốc hội Mỹ đã không áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với quyền tự do ngôn luận, chứ chưa vội đề cập đến quan điểm hoặc nội dung. Thay vào đó, Quốc hội chỉ hạn chế quyền kiểm soát của đối thủ nước ngoài: TikTok có thể tiếp tục hoạt động ở Mỹ và trình bày cùng những nội dung đến từ những người dùng lâu nay theo cách thức cũ, nếu chủ sở hữu hiện tại thực hiện việc thoái vốn nhằm giải phóng nền tảng khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc", Đài CBS News dẫn nội dung phần trình bày của Bộ Tư pháp.
Ứng dụng TikTok thu hút khoảng 170 triệu người dùng thường xuyên ở Mỹ. ẢNH: REUTERS
Trong khi đó, các luật sư đại diện TikTok tranh luận rằng việc đóng ứng dụng ở Mỹ sẽ gây ảnh hưởng cho 170 triệu người dùng thường xuyên ở nước này. Phía luật sư gọi hành động dẹp bỏ TikTok là chuyện "chưa từng có" và cáo buộc chính phủ Mỹ đang tuyên chiến với Tu chính án thứ nhất vốn quy định về quyền tự do ngôn luận.
TikTok cũng phủ định khả năng rời khỏi ByteDance, và công ty mẹ ở Trung Quốc hồi tháng 4.2024 khẳng định sẽ không bán nền tảng trên.
Một nhóm 8 người dùng TikTok ở Mỹ cũng nộp đơn kiện đạo luật và đồng thời viện dẫn Tu chính án thứ nhất làm cơ sở cho lập luận của họ.
Tuy nhiên, tòa phúc thẩm cấp liên bang vào tháng 12.2024 đã bác bỏ lập luận trên của TikTok và nhóm người dùng. Cụ thể, hội đồng thẩm phán của tòa phúc thẩm D.C đồng ý với lập luận của chính phủ rằng TikTok mang đến nguy cơ cho an ninh quốc gia Mỹ. Tòa cũng bác yêu cầu của TikTok muốn hoãn lại lệnh cấm trong quá trình khiếu nại lên Tòa Tối cao.
Đài CBS News dẫn chuyên gia Thomas Berry về luật hiến pháp của Viện Cato (trụ sở California, Mỹ) gọi việc Tòa Tối cao ủng hộ chính phủ hạn chế một nền tảng phổ biến là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ. Tuy nhiên, nếu thực sự xảy ra, Tối cao Pháp viện cũng có lý do để làm như thế.
Ông Trump chuyển sang phản đối cấm TikTok
Ban đầu, Tổng thống đắc cử Donald Trump vào năm 2020 tìm cách cấm TikTok và ByteDance buộc phải bán lại ứng dụng cho phía Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Thế nhưng, mọi chuyện đã đảo chiều trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, sau khi ông lần đầu mở tài khoản trên TikTok.
Trong một động thái gần đây, phía luật sư của ông Trump nộp kiến nghị lên Tòa Tối cao vào cuối năm ngoái với nội dung đề nghị tòa cân nhắc kéo dài hạn chót sau ngày 19.1 để ông Trump có thời gian cân nhắc giải pháp chính trị cho vụ việc, theo Reuters.
Ông Trump gần đây cũng tiếp lãnh đạo TikTok ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (bang Florida) và quy công cho nền tảng giúp ông giành được lá phiếu của giới cử tri trẻ trong ngày bầu cử 5.11.2024.
Trong khi ông Trump muốn tìm hướng giải quyết cho TikTok, một số thành viên của chính quyền sắp tới ủng hộ cấm TikTok, trong đó có ứng viên cho ghế Ngoại trưởng Marco Rubio và người được chọn làm cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz.
Các lãnh đạo của Ủy ban Trung Quốc tại Hạ viện Mỹ và Thượng nghị sĩ Mitch McConnell của đảng Cộng hòa cũng gửi kiến nghị đến Tòa Tối cao thúc giục việc thi hành luật mới.
Tòa án Tối cao Mỹ đồng ý xử vụ cấm TikTok Tòa án Tối cao Mỹ đã tiếp nhận đơn kiện của TikTok và xếp lịch để xử lý trước khi mạng xã hội này bị cấm tại Mỹ. Tòa án Tối cao Mỹ ngày 18.12 đồng ý xem xét đơn kiện của TikTok đối với luật của Mỹ quy định công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok nếu không nền tảng...