214 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng: Bộ Nội vụ sẽ đi kiểm tra
Hôm nay (26/10), đoàn công tác Bộ Nội vụ sẽ vào Hà Tĩnh để kiểm tra và đưa ra kết luận khách quan nhất xung quanh vụ việc chấm dứt hợp đồng 214 giáo viên ở huyện Kỳ Anh.
Được biết, kể từ năm học mới 2015 – 2016, hơn 200 giáo viên trong huyện Kỳ Anh thất nghiệp khi tỉnh chỉ đạo huyện rà soát lại hợp đồng làm việc với đội ngũ công chức, viên chức sau khi chia tách huyện và thị xã Kỳ Anh, vì cho rằng huyện Kỳ Anh đã ký hợp đồng sai nguyên tắc khi chưa qua thi tuyển.
Lỗi tuyển dụng giáo viên không thông qua thi tuyển là do các đơn vị chức năng tại huyện Kỳ Anh, nhưng đến nay, 214 giáo viên hợp đồng lại là những người phải gánh chịu hậu quả. Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với những giáo viên này, các cấp học ở huyện Kỳ Anh đều trong tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng.
heo_VTV
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: "Cần phải quan tâm đến quyền lợi của giáo viên hợp đồng"
Ngày 23/10, sau khi nghe báo cáo về việc gần 200 giáo viên mầm non bị cắt hợp đồng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nhấn mạnh: Dù huyện Sóc Sơn làm không trái với quy định pháp luật nhưng phải có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi, tạo điều kiện về việc làm cho giáo viên.
Trước việc dư luận đang nóng bỏng câu chuyện 184 giáo viên mầm non ở huyện Sóc Sơn - Hà Nội bị cắt hợp đồng cùng với thông tin cho rằng việc làm này nhằm "dẹp đường" để tạo tiêu cực ở kì thi tuyển viên chức giáo dục nên ngay sau khi nhận được báo cáo của UBND Thành phố Hà Nội, đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ gồm 6 thành viên do Thứ trưởng Trần Anh Tuấn dẫn đầu đã về tận Sóc Sơn làm việc.
Một vấn đề liên quan đến quyền lợi của gần 200 con người nhưng tham dự buổi làm việc với phương hướng giải quyết vụ việc chỉ có mặt của Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT và UBND huyện Sóc Sơn. Cấp có thể xử lý trực tiếp là lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội lại vắng mặt tại cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn làm việc với Hà Nội tại trụ sở UBND huyện Sóc Sơn về vụ viêc cắt hợp đồng 184 giáo viên
Huyện Sóc Sơn khẳng định cắt hợp đồng đúng quy định
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Vương Văn Bút tiếp tục khẳng định việc cắt hợp đồng đối với giáo viên mầm non đã được thưc hiện đúng quy định. Theo ông Bút, năm 2012, UBND huyện đã giao cho hiệu trưởng các nhà trường ký hợp đồng lao động với 260 giáo viên mầm non.
Video đang HOT
Trong hợp đồng này có yêu cầu số giáo viên này phải tham gia tuyển dụng tại kỳ tuyển dụng gần nhất. Nếu không trúng tuyển hoặc không tham gia tuyển dụng thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động. Thời điểm năm 2012 toàn huyện có 743 giáo viên mầm non diện lao động hợp đồng.
Ngay sau đó, năm 2013 UBND huyện Sóc Sơn đã tổ chức tuyển dụng giáo viên với 250 chỉ tiêu. Tuy nhiên số chỉ tiêu để tổ chức thi tuyển là hạn chế vì năm này có đến hơn 180 trường hợp được xét tuyển đặc cách nên tiêu chuẩn để được tham dự tuyển ở mức độ cao hơn đó là tốt nghiệp loại khá trở lên.
Chính vì thế sau kỳ tuyển dụng này, trên địa bàn huyện còn tồn tại 535 giáo viên hợp đồng nhưng số lao động hợp đồng này vẫn chưa vượt quá tổng định biên Thành phố giao cho huyện Sóc Sơn.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cùng với lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn báo cáo giải trình với Thứ trưởng Bộ Nội vụ về việc cắt hợp đồng đối với 184 giáo viên
Năm 2014 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hợp đồng, Sóc Sơn đã báo cáo lên Thành phố xin tuyển dụng 550 chỉ tiêu (chỉ tiêu vượt tổng giáo viên hợp đồng của huyện). Sau kì thi này có 184 giáo viên hợp đồng không trúng tuyển.
Do sau khi tuyển dụng về cơ bản biên chế đã đủ nên huyện bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng. Trong quá trình đi đến chấm dứt hợp đồng với 184 giáo viên này, huyện đã làm việc 2 buổi với các giáo viên và giao các phòng chức năng phải quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ của họ.
Năm 2015, do một số giáo viên đến tuổi nghỉ hưu nên Sóc Sơn tiếp tục tuyển dụng 50 chỉ tiêu, 184 giáo viên hợp đồng có thể tham dự kì thi để trở thành viên chức giáo dục.
Tại buổi làm việc, được phép của Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, phóng viên Dân trí đã đặt ra hai vấn đề với lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn: Thứ nhất, lý do vì sao Sóc Sơn lại ký hợp đồng lao động đối với giáo viên với số lượng lớn vào năm 2012 (thời điểm Luật viên chức có hiệu lực), Huyện có thể cung cấp số lượng ký hợp đồng từ năm 2009 đến năm 2012 được không? (năm 2009 là thời điểm Sóc Sơn chuyển đổi thành công trường mầm non bán công sang công lập -PV)
Thứ 2, đối với việc có chỉ tiêu để ký hợp đồng lao động thì huyện Sóc Sơn có công bố công khai, tiêu chí, cách thức lựa chọn người để ký hay không? Tuy nhiên lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn chỉ trả lời được một phần và xin cung cấp thông tin sau vì chưa có số liệu trong tay (hầu hết các lãnh đạo hiện nay đều mới được bổ nhiệm nên chưa nắm bắt hết -PV)
"Sở dĩ huyện phải hợp đồng lao động giáo viên là do thời điểm đó số trường mần non tăng cao và số trẻ nhiều nên số biên chế viên chức được giao không đáp ứng nhu cầu. Chính vì thế UBND huyện giao cho các trường ký thêm hợp đồng với các cô", Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn thông tin.
Sóc Sơn cần lắng nghe để nắm tâm tư, nguyện vọng giáo viên
Sau khi kiểm tra và nghe báo cáo giải trình của lãnh đạo huyện UBND Sóc Sơn, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho rằng, huyện Sóc Sơn đã thực hiện tuyển dụng theo đúng thẩm quyền phân cấp và hướng dẫn của Sở Nội vụ, tổ chức thi tuyển theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Tuấn cho rằng, theo Luật viên chức khi người dự thi sau khi trúng tuyển thì sẽ được ký hợp đồng làm việc. Về nguyên tắc là không được phép ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn. Tuy nhiên, vào một thời điểm đặc biệt nào đó nhu cầu công việc cần phải giải quyết ngay thì có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ nhưng sau đó phải tổ chức tuyển dụng ngay.
"Cần phải quan tâm đến quyền lợi của giáo viên hợp đồng" - Thứ trưởng Trần Anh Tuấn nhấn mạnh
"Việc ký kết hợp đồng làm việc được thực hiện theo nhu cầu của người nào đã trúng tuyển kỳ tuyển dụng. Khi không còn nhu cầu tuyển, các cơ quan có quyền chấm dứt. Đây là câu chuyện hết sức bình thường.
Hiện nay, một số người vẫn còn tư duy là đã ký rồi là không được phép chấm dứt là không đúng quy định của pháp luật. Chúng ta đang thực hiện tinh giản biên chế mà cứ giữ cách tư duy như vậy thì không thể thực hiện được mục tiêu đề ra", Thứ trưởng Tuấn nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Tuấn, mặc dù Sóc Sơn làm không trái với các quy định của pháp luật nhưng ngay sau đây UBND huyện cần tổ chức một cuộc họp để lắng nghe nguyện vọng của 184 giáo viên để đảm bảo tính dân chủ, qua đó đảm bảo quyền lợi cũng như tạo cơ hội giải quyết việc làm cho họ.
Bên cạnh đó, Sở Nội vụ Hà Nội cần giúp huyện Sóc Sơn sớm triển khai xác định vị trí việc làm, trên cơ sở đó báo cáo lãnh đạo UBND Thành phố để cấp đủ biên chế cho huyện, tránh tình trạng như thời gian qua.
"Khi tổ chức tuyển dụng ở các đợt tiếp theo, huyện nên quan tâm đến đội ngũ giáo viên hợp đồng để tận dụng năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên này vì họ đã có thâm niên đứng lớp. Bên cạnh đó khi họ trúng tuyển thì cần quan tâm đến chế độ chính sách để đảm bảo quyền lợi khi mà họ đã có thâm niên làm việc trước đó", Thứ trưởng Tuấn đề nghị.
Tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho hay, thời gian tới thành phố sẽ cho phép tuyển cô nuôi. Nếu các giáo viên hợp đồng có nguyện vọng thì huyện sẽ tạo điều kiện tối đa. Việc làm này nhằm giải quyết công việc trước mắt cho các cô còn nếu có đợt tuyển dụng tiếp theo thì vẫn có thể dự thi.
Gặp giáo viên để nắm bắt thêm thông tin
Với mong muốn không chỉ muốn nghe báo cáo một chiều từ UBND huyện Sóc Sơn mà cần phải có thêm thông tin từ phía giáo viên nên ngay sau khi kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đã gặp gỡ một số giáo viên hợp đồng.
Cuộc gặp gỡ diễn ra ngay trước cổng UBND huyện Sóc Sơn với tinh thần cởi mở. Các giáo viên bày tỏ sự phấn khởi trước việc Bộ Nội vụ kịp thời vào cuộc. Song các giáo viên cũng đề nghị Bộ Nội vụ nên đến tận các trường để nắm bắt tình hình vì giáo viên hiện nay còn thiếu rất nhiều, trong khi họ lại không có việc làm.
Khi ký hợp đồng lao động thì vẫn có tình trạng giáo viên phải mất chi phí để "bôi trơn" cùng với lời hứa sẽ được ký dài hạn. Bên cạnh đó cũng cho rằng việc chạy viên chức giáo viên ở huyện Sóc Sơn là có thật và sẵn sàng cung cấp bằng chứng.
Thứ trưởng Trần Anh Tuấn gặp một số giáo viên vừa mới bị cắt hợp đồng để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như nắm bắt thêm thông tin
Chia sẻ với các giáo viên, Thứ trưởng Tuấn cho hay: "Theo quy định hiện hành, để trở thành viên chức giáo dục thì phải tham dự kì tuyển dụng. Việc ký hợp đồng lao động với lời hứa dài hạn là không đúng.
Riêng vấn đề có tiêu cực trong tuyển dụng hay việc chạy viên mà có bằng chứng thì giáo viên gửi trực tiếp về Bộ Nội vụ. Bộ sẵn sàng làm việc với UBND thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan nhằm làm sáng tỏ vấn đề, nếu có sai phạm thì sẽ xử lý nghiêm"
Về đề xuất nên có chính sách cộng điểm cho giáo viên hợp đồng (tính theo số năm công tác) để có cơ hội trúng tuyển bởi hiện tại thì không thể cạnh tranh với đối tượng dự thi mới bởi phần lớn đều có bằng tốt nghiệp loại giỏi, Thứ trưởng Tuấn ghi nhận và sẽ phối hợp với Bộ GD-ĐT để rà soát lại các quy định, chính sách.
Thứ trưởng Tuấn cũng khẳng định sẽ có buổi làm việc lại với Hà Nội để làm rõ một số vấn đề mà giáo viên phản ánh nói trên.
Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho hay: Ngày 26/10 tới, đoàn công tác tiếp tục làm việc với Hà Tĩnh để làm rõ vụ việc ở huyện Kỳ Anh.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
Đà Nẵng đề xuất "kéo" địa giới Hoàng Sa vào đất liền Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Trần Thọ đề nghị như vậy trong buổi làm việc sáng 21/7 với đoàn công tác của Bộ Nội vụ do Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình dẫn đầu về công tác cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức. Để thực hiện việc bầu Chủ tịch huyện Hoàng Sa tới đây, cần đưa...