212 mặt hàng thuỷ sản được hưởng thuế 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực
EVFTA là cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng xuất khẩu, cạnh tranh trên thị trường EU. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó chủ yếu ở mức từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8.
Ảnh minh họa.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) là Hiệp định có mức cam kết cao nhất trong các FTA, sẽ có hiệu lực tới đây từ ngày 1/8/2020. Trong đó, một trong những điểm “hưởng lợi” lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam là nội dung cam kết của EVFTA về cắt giảm thuế quan.
Cụ thể, sẽ xóa bỏ thuế quan ngay 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU; Xóa bỏ thuế quan sau 07 năm là 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU.
Video đang HOT
Riêng với ngành thủy sản, 50% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, 50% còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 – 7 năm. Cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.
Theo đánh giá của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), EVFTA là một cơ hội tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường EU. 212 mặt hàng thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó thuế cao từ 6-22% sẽ về 0% kể từ ngày 1/8.
Một số mặt hàng đang chịu thuế cao được về 0% như: Tôm hùm đang áp thuế nhập khẩu ở mức 8-20%, thanh cua đang áp thuế suất 14,2%, cá tuyết thuế suất 13%, tôm hồng áp thuế suất 12%… Các mặt hàng hàu, sò điệp, mực, cá bơn, hải sâm,… có mức thuế nhập khẩu từ 8-11%
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, EU hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ, với tỷ trọng từ 17 – 18% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong đó, xuất khẩu tôm sang EU chiếm 22% thị phần, cá tra chiếm 11%, các mặt hàng hải sản chiếm 30 – 35%…
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm sâu nhất là cá tra, giảm tới 31% so với cùng kỳ năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ và mực bạch tuộc cũng giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn gần 3%.
Tập đoàn Hoang Long (HLG) bị phạt 100 triệu đồng vì lỗi công bố thông tin
UBCK vừa ban hành quyết định xử phạt CTCP Tập đoàn Hoàng Long (HLG - UPCoM) với mức phạt 100 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật.
Cụ thể, Tập đoàn Hoàng Long không công bố thông tin trên trang điện tử của HNX và hệ thống thông tin của UBCK đối với Báo cáo tài chính năm 2019 được kiểm toán; Báo cáo tài chính năm 2018 được kiểm toán; Nghị quyết và Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018, Báo cáo tài chính quý IV/2018.
Trước đó, vào tháng 8/2019, HOSE đã có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với gần 44,38 triệu cổ phiếu HLG. Ngày hủy niêm yết có hiệu lực từ 9/9/2019.
Nguyên nhân là do Công ty đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường và các trường hợp mà HOSE hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo về quyền lợi của nhà đầu tư.
Vào những ngày đầu tháng 6/2019, HOSE đã có công văn nhắc nhở HLG về việc chập nộp Báo cáo tài chính 2018 kiểm toán sau khi đã có tới 5 lần nhắc nhở cùng nội dung này trước đó, và bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch kể từ ngày 19/6/2019.
Đáng chú ý, trong đơn giải trình, HTL thừa nhận không có phương án để khắc phục vấn đề trên.
Được thành lập từ tháng 10/1999 với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, đến nay, Hoàng Long đã tăng vốn lên hơn 443,75 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh của HLG là sản xuất, chế biến thức ăn thủy sản, hương liệu, thuốc lá, xây dựng, kinh doanh vận tải hành khách taxi..., trong đó, hoạt động chế biến thức ăn thủy sản luôn chiếm phần lớn doanh thu, với tỷ trọng đóng góp bình quân hơn 70%.
Tháng 9/2009, cổ phiếu HLG chính thức niêm yết tại HOSE và đã chia tay sàn giao dịch này sau 10 năm. Hiện cổ phiếu HLG đăng ký giao dịch trên UPCoM và đứng tại mức giá 6.200 đồng/CP khi kết phiên 6/7.
Mới đây, tại ĐHCĐ thường niên, Tập đoàn Hoàng Long đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần 2.680 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96 tỷ đồng. Kết thúc năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu thuần 3.415,75 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 73,96 tỷ đồng.
Doanh nghiệp 'đau đầu' về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O Nếu EVFTA được ví như là tuyến đường cao tốc Việt Nam với châu Âu thì những quy tắc về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn hàng hóa được xem như những tấm vé lưu hành và giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp còn gặp khó hiện nay. Hiệp định Thương mại...