21 năm mang bệnh hiểm nghèo, cô giáo vẫn kiên trì đứng lớp
21 năm mang bệnh Basedow, nhiều khi bị bướu hành hạ đến không ăn được cơm, cô Cil Jẹ (sinh năm 1968), giáo viên Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) vẫn gắng gượng chống chọi với bệnh tật, hàng ngày đến lớp dạy dỗ học trò.
21 năm mang bệnh Basedow, cô giáo Cil Jẹ vẫn kiên trì đứng lớp dạy học trò.
Cô giáo Cil Jẹ sinh ra và lớn lên trong một gia đình người Lạch tại xã Lát (nay là thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng). Gia đình đông anh chị em, cái đói cái nghèo và bệnh tật luôn bủa vây, đã mấy lần mẹ cô Jẹ khuyên con gái nghỉ học đi bán than, làm rẫy nuôi em. Nhưng vì đam mê học chữ, cô đã thuyết phục được bố mẹ được tiếp tục đến trường theo đuổi giấc mơ làm cô giáo.
“Mẹ tôi bảo, đi học không ai trông em, làm rẫy. Mà nếu đi học đừng học Sư phạm, gia đình mình ai cũng bệnh tật, con đi học y sĩ để về chích thuốc cho cả nhà. Nhưng tôi chỉ ham Sư phạm thôi”, cô chia sẻ.
Những ngày ấy, để được đi học, cô Jẹ thức khuya, dậy sớm hơn cùng bố gùi than đi bán rồi mới đến lớp học. Đi rẫy bẻ ngô, đi cấy lúa, trong đầu cô cũng suy nghĩ tới bài học, về là phải lấy sách vở ra xem ngay. Học lên nữa, cô phải đi bộ từ Lạc Dương lên TP Đà Lạt, cũng có nhiều bạn bè đi học với cô nhưng rồi đường sá xa xôi, họ nghỉ hết, riêng cô vẫn kiên trì bám lớp. Năm 1988, tốt nghiệp trung học Sư phạm, cô Jẹ xin về dạy tại trường Đạ Sar sau đó chuyển về trường Trần Quốc Toản công tác cho đến nay.
Đến năm 1994, sau khi sinh đứa con thứ hai, cô Jẹ phát hiện mình bị bướu ở cổ, nhưng cũng vì kinh tế khó khăn nên cô không đi khám.
Đến năm 1996, cục bướu to hơn, cô cảm thấy sức khỏe có phần giảm sút, lúc này, cô mới đến Bệnh viện Ung bướu TP. HCM để khám, cô Jẹ biết rằng mình bị bệnh Basedow. Thời gian đó, đồng lương ít ỏi không đủ để nuôi hai con ăn học và người chồng không có công việc ổn đinh, dẫu bệnh tật, sau giờ lên lớp cô lại tất tưởu lên rẫy làm nương. Cô nói: “Nhiều khi bị bướu hành hạ, tôi không ăn được cơm, người không còn sức sống, cánh tay mỏi rã rời, việc viết bảng cũng khó khăn. Nhưng nghĩ các em không hiểu bài, tôi lại lo lắng, tôi không cho phép mình được nản lòng”.
Nhưng thật éo le hơn nữa khi đến năm 2012, bướu độc phát triển ngày càng lớn, nó chèn lên dây thanh quản khiến giọng nói của cô không được rõ ràng. Cô chia sẻ: “Bác sĩ cho biết tôi bị năng dây thanh quản, không được nói và hát nhiều. Nhưng ngoài các môn chính tôi còn phụ trách môn Âm nhạc nữa nên buộc lòng phải nói, phải hát như vậy học trò mới hiểu bài”.
Có lần nghe nói có phụ huynh lo lắng cô bị bệnh như vậy sẽ không truyền đạt hết kiến thức cho con em mình, cô đã từng nghĩ sẽ nghỉ dạy. Nhưng ánh mắt ngây thơ của những đứa trò nhỏ, chỉ là những câu nói trẻ thơ “Cô ơi, cô bị bệnh gì mà tội vậy cô”, tình yêu nghề luôn thôi thúc cô lên lớp giảng dạy.
Tình yêu nghề luôn thôi thúc cô lên lớp dạy học trò.
Hiện nay, định kỳ 2 ngày, cô lại đến khoa Y học hạt nhân, bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng để thăm khám và định kỳ 3 tháng phải đi xạ trị và uống thêm nhiều thuốc đông y để duy trì cuộc sống.
Video đang HOT
Được biết, trong hơn 20 năm đứng lớp, cô Cil Jẹ đã dạy dỗ nhiều thế hệ học trò, nhiều người đang đi học, nhiều người đã ra trường và thành đạt. Ngoài giờ học ở trường, nhiều gia đình người Lạch cũng mang con tới gửi nhờ cô kèm cặp thêm đều được cô tận tình dạy dỗ.
Cô Lưu Thị Liên, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, cho biết: “Cô Jẹ là người giản dị, hòa đồng và có năng lực, nhiệt tình giảng dạy, luôn tận tụy với học sinh. Dù mắc bệnh hiểm nghèo, kinh tế gia đình khó khăn nhưng cô luôn vượt khó để đến lớp, hoàn thành tốt các công việc được giao và các hoạt động khác của trường, đặc biệt là phong trào văn nghệ”.
Mặc dù sức khỏe không tốt, cuộc sống gia đình không được mấy hạnh phúc nhưng cô Cil Jẹ chưa bao giờ nghĩ mình bất hạnh. Cô cho rằng mình vẫn còn rất may mắn được đi học, mình có kiến thức nên cô vẫn sẽ kiên trì đứng lớp giảng bài cho đến khi không thể gắng gượng được nữa mới thôi.
Thông tin, bài viết đóng góp về các vấn đề giáo dục, quý độc giả có thể gửi đến ban Giáo dục báo điện tử Dân trí theo địa chỉ email giaoduc@dantri.com.vn . Xin trân trọng cảm ơn!
Hoàng Diệu
Theo Dantri
Vợ đau khổ nhìn chồng nằm nhà chờ chết
Hơn 1 năm nay căn bệnh quái ác đã khiến gia đình anh Nguyễn Văn Hai lâm vào cảnh khốn cùng. Cũng vì nghèo, hàng ngày người thân của anh xót xa chứng kiến từng miếng thịt và máu trên mặt anh không ngừng chảy và rơi xuống mà không cách nào ngăn lại được...
Đó là hoàn cảnh bệnh tật thương tâm của gia đình anh Nguyễn Văn Hai, ngụ ấp Đông Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang. Trong cái nắng oi bức của tiết trời mùa hè, anh nằm vắt vẻo trên võng, gương mặt thì lúc nào cũng buồn rười rượi vì căn bệnh quái ác đang hoành hành ngày đêm.
Chị Nguyễn Thị Đậm - vợ anh Hai lấy xấp hồ sơ bệnh án của chồng mà nước mắt rưng rưng cho biết, gia đình có 4 người con nhưng vì quá nghèo nên 3 đứa lớn đã nghỉ học. Lúc trước mọi gánh nặng trong nhà đều do một tay chồng chị chăm lo bằng việc làm đường thốt nốt. Còn chị và các con thì làm thuê mướn, ai kêu gì làm đó. Sống cũng tạm được qua ngày.
Hàng ngày da thịt trên mặt của anh Hai chảy và rớt xuống mà gia đình anh không cách nào giữ lại được
Cách nay 4 năm trên mặt anh bắt đầu xuất hiện những mụn bọc rồi từ từ lớn dần lên sau đó bể ra máu chảy tứ tung. "Lúc đầu thấy vậy ổng cứ nói không có chuyện gì chắc mụn bọc thôi nên ông nhà không chịu đi khám bệnh gì hết mà cứ lấn lướt cho qua và trèo hái thốt nốt bình thường" - chị Đậm nhớ lại nói.
Chị Đậm cho biết, do gia đình nghèo không đất đai sản xuất nên năm nào gia đình chị cũng được bà con cho mướn cây thốt nốt để sản xuất đường thốt nốt kiếm sống qua ngày. Nếu vào vụ có thể kiếm được khoảng 200.000đ/ngày nhưng từ năm 2014 đến giờ anh Hai nằm liệt một chỗ không đi được thì mọi chi phí sinh hoạt đều chồng chất lên chị và các con.
Dù rất đau đớn nhưng vì gia cảnh quá khó khăn nên anh Hai ở nhà nằm chịu, chưa có tiền đi lên bệnh viện phẫu thuật
"Bây giờ mỗi ngày chi phí lo thuốc tây và thuốc nam cho ông nhà tốn gần cả 100.000 đồng/ngày. Các con thì nhỏ tuổi, chỉ đi làm thuê mướn trong làng nên không đủ tiền để đưa ông nhà đi bệnh viên điều trị. Bà con ở đây ai cũng thương tình, hỗ trợ thêm thức ăn sống đỡ qua ngày. Chỉ tội nghiệp cho chồng tôi ngày nào máu cũng chảy từ trên mặt xuống và thậm chí là có...thịt trên mặt rớt xuống nữa" - chị Đậm nói trong nghẹn lời.
Tiếp lời vợ, anh Hai cho biết, trong một lần đang trèo thốt nốt lấy nước về nấu đường thì đột nhiên trên mặt anh chảy máu ra rất nhiều nhưng không có cách nào cầm lại được. gia đình đã đưa anh ra Bệnh viện nhưng các bác sĩ nói phải nhập viện ở TP.HCM mới cứu được. Ngày 24/4 thì anh Hai nhập viện ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM được 10 ngày thì các bác sĩ cho về ăn bồi bổ sau đó sẽ lên mổ. "Từ lúc về nhà đến giờ đâu có làm gì ra tiền nên tôi nói với vợ con ở nhà luôn chứ lên đó tiền đâu mà chữa bệnh. Hàng ngày kiếm miếng ăn cho các con đã khó rồi thì làm gì có tiền mà phẫu thuật được" - anh Hai buồn bã nói.
Đơn xin cứu giúp của gia đình anh Hai gửi đến chính quyền địa phương và báo Dân tri
Theo lời chị Đậm, giờ đây anh Hai bị bệnh nằm một chỗ phải chữa trị thuốc tây, thuốc nam đủ thứ. Ai chỉ gì thì chị và các con cố gắng tìm kiếm cho anh để cầu may sao cho anh khỏi bệnh lo cho gia đình. Hàng ngày chị phải đâm đậu xanh đắp vào mặt anh cho mát. Do bệnh lâu ngày không điều trị nên đôi chân anh đã không đi đứng được như mọi người, ăn uống cũng khó khăn vì miệng không mở lớn ra được nên chị phải đút sữa cho anh uống để duy trì sự sống.
"Mỗi khi ông nhà trở bệnh thì máu chảy từ trên mặt bên phải xuống ướt hết cả vai áo. Có khi thịt da mặt bị thối thì rơi rụng xuống chỗ ổng nằm. Bây giờ da mặt đã bị hoại tử nên hôi thối rất nhiều nhưng vì nghèo không có tiền điều trị đành nằm ở nhà chứ biết sao giờ" - chị Đậm nói trong nghẹn lời.
Từ khi về nhà, chị Đậm hái thuốc nam hoặc đậu xanh... "chế" ra những bài thuốc đắp vào vết thương cho anh Hai bớt đau đớn
Anh Hai còn cho biết, các Bác sĩ ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM khẳng định anh bị bệnh viêm xương với nhiễm trùng da chứ không phải ung thư nên lần sau lên sẽ mổ điều trị. Có thể chi phí khá cao. "Lúc ra về các bác sĩ nói về nghỉ dưỡng chục ngày sau lên Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật nhưng về thấy nhà túng trước hụt sau thì làm gì có tiền đi mổ, thôi nằm ở nhà để bớt gánh nặng cho vợ con" - anh Hai buồn bã nói.
Trao đổi với PV Dân trí, anh Nguyễn Huy Cường, PCT.UBND xã Nhơn Hưng cho biết, gia đình anh Hai thuộc diện hộ cận nghèo. Cuộc sống chủ yếu là đi làm thuê làm mướn, bản thân anh là lao động chính của gia đình. Anh bị bệnh gần 4 năm nay nhưng chỉ hơn một năm nay là anh Hai phải nằm một chỗ nên gia đình anh càng khó khăn hơn. Địa phương đã nắm được tình hình anh Hai bị bệnh hiểm nghèo nhưng ở địa phương cũng không có tiền hỗ trợ được gì nhiều. Trước mắt địa phương đã hỗ trợ xe đưa bệnh nhân lên TP.HCM, còn các chi phí khác sẽ mong bạn đọc Dân trí, các nhà hảo tâm đóng góp để giúp anh có tiền chữa bệnh, tiếp tục nuôi dạy con cái.
Mỗi khi đau nhức quá, vợ anh Hai chỉ biết dùng đậu xanh, giã nhuyễn, đắp lên mặt anh thế này
Theo anh Cường, gia đình anh Hai có 4 người con, đứa nhỏ nhất đang chuẩn bị học lớp 8, còn các em kia thì đã nghỉ học nhưng không có việc làm ổn định. Chủ yếu là đi làm thuê làm mướn mùa vụ ở trong xóm nên gia đình anh Hai đang rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội để vượt qua bệnh tật..
Do bệnh tình nên hiện tại, việc ăn uống, nói năng của anh Hai rất khó khăn, nhưng khi chúng tôi ra về, anh Hai nắm tay chúng tôi thật chặt, anh cố gắng nói từng tiếng: "Giờ này tôi sống không bằng chết! Nếu tôi chết được thì khỏe cho đời tôi nhưng chỉ tội cho mấy đứa nhỏ, chúng nó sẽ đối mặt với cảnh thật học, thiếu ăn trong nay mai".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1814: Anh Nguyễn Văn Hai hoặc chị Nguyễn Thị Đậm, ấp Đông Hưng, xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang. ĐT: 01654510623 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Minh Thư - Ngô Nguyễn
Theo Dantri
Thầy trò ôn thi trong "chảo lửa" Nhiều ngày nay, nhiệt độ ở Hà Tĩnh luôn ở ngưỡng 40 độ C. Mặc dù nắng nóng như vậy nhưng thầy trò ở nhiều trường THPT trên các địa bàn vẫn say mê ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Kỳ thi THPT Quốc gia năm nay Hà Tĩnh có 19.665 học sinh đăng kí dự thi....