21 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mất an toàn về tài chính, Viettel và PVN lãi lớn
Trong số 352 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do địa phương quản lý, có 21 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mất an toàn về tài chính, bao gồm 8 đơn vị do các bộ, ngành quản lý và 13 đơn vị do các địa phương quản lý.
Theo Báo cáo kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp nhà nước năm 2018 vừa được Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ, có 21 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mất an toàn về tài chính, bao gồm 8 đơn vị do các bộ, ngành quản lý và 13 đơn vị do các địa phương quản lý.
21 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước mất an toàn về tài chính. Ảnh minh họa
Cũng theo Bộ Tài chính trong số 143 doanh nghiệp Nhà nước có: 52 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá an toàn về tài chính; 08 đơn vị được đánh giá là mất an toàn về tài chính; 05 đơn vị được chủ sở hữu đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính. Các đơn vị còn lại hiện chưa được chủ sở hữu tổng hợp, đánh giá.
Cụ thể, danh sách doanh nghiệp nhà nước mất an toàn về tài chính bao gồm: Tổng công ty 15, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Công ty TNHH MTV Thủy sản Hạ Long, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Nông sản thực phẩm, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Sách báo Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thể dục thể thao.
Video đang HOT
5 đơn vị khác được chủ sở hữu đánh giá là có dấu hiệu mất an toàn về tài chính là: Tổng công ty Thái Sơn, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Thành An, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Thế giới.
Ngược lại với các doanh nghiệp mất an toàn về tài chính, một số doanh nghiệp có doanh thu lớn là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex): chiếm 38,64% tổng doanh thu, tăng 24,84% so với năm 2017; Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines): chiếm 20,64% tổng doanh thu, tăng 12,79% so với năm 2017; Tổng công ty Bia r-ượu Nước giải khát Sài gòn ( Sabeco): chiếm 10,87% tổng doanh thu, tăng 5,8% so với năm 2017; Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV): chiếm 5,01% tổng doanh thu, tăng 18,62% so với năm 2017, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama): chiếm 2,9% tổng doanh thu, tuy nhiên giảm tới 35,84% so với năm 2017…
Đáng chú ý, hai doanh nghiệp có lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng lớn là Viettel với 29.943 tỷ đồng và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) với 28.050 tỷ đồng đều có lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ, lần lượt đạt 86,2% và 91,78% so với cùng kỳ 2017.
Vũ Đậu (T/h)
Theo Doisongphapluat.com
Bia Habeco mải mê quảng bá khiến lợi nhuận đi lùi trong 9 tháng
9 tháng, doanh thu thuần của Habeco đạt 6.669 tỷ đồng, giảm nhẹ so mức 6.778 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm hơn 5%, xuống 484 tỷ đồng.
Quý 3/2019, Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco, HoSE: BHN) thực hiện được 2.675 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng hơn 9,5% so với cùng kỳ 2018. Giá vốn cũng tăng khi chiếm 1886 tỷ đồng.
Do đó lợi nhuận gộp đạt mức gần 789 tỷ đồng, tăng 28%. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên tăng từ 25,14% của cùng kỳ lên 29,48%.
Tuy nhiên, điểm trừ của Habeco chính là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng mạnh lần lượt 84% và 26% khi chiếm 576 tỷ đồng và 117 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Habeco cũng giảm 8% xuống 169 tỷ đồng.
Theo Habeco, lợi nhuận quý 3/2019 giảm mạnh do Công ty tập trung đẩy mạnh các chương trình quảng cáo, khuyến mại 6 tháng cuối năm 2019 như tăng cường nhận diện thương hiệu mới, phát triển sản phẩm bia Bold và Light hướng tới giới trẻ, vì vậy chi phí tăng vọt.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 6.669 tỷ đồng, giảm nhẹ so mức 6.778 tỷ đồng của cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng giảm hơn 5%, xuống 484 tỷ đồng.
Lợi nhuận 9 tháng của Habeco đi lùi
Trong khi đó, Sabeco lại báo lãi tăng mạnh 42% trong quý 3 khi đạt 1.386 tỷ đồng và 9 tháng tới 4.045 tỷ đồng.
Tổng tài sản tại thời điểm cuối kỳ của Habeco cũng giảm 200 tỷ đồng, xuống mức 9.003 tỷ đồng. Vay nợ tài chính cũng được cắt giảm lần lượt còn 249 tỷ ngắn hạn và 194 tỷ dài hạn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu BHN của Habeco đang giao dịch tại mức giá 76.000 đồng/cp, giảm 11% trong vòng 1 quý vừa qua. Khối lượng giao dịch không đáng kể, bình quân chỉ khoảng hơn 5.000 đơn vị/phiên.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Tổng công ty Lương thực miền Nam vẫn tiếp tục kinh doanh thua lỗ Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thua lỗ là do tình hình giao dịch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 9 tháng năm 2019 luôn trong tình trạng trầm lắng và tiêu thụ nội địa cũng chậm. Đóng gói sản phẩm mì tại Công ty Cổ phần thực phẩm Safoco (thuộc Vinafood2). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) Do nhu cầu mua yếu dẫn...