21 bức ảnh động vật hoang dã bị làm mờ: Tưởng ảnh hỏng nhưng lại mang thông điệp ý nghĩa phía sau khiến chúng ta phải bất ngờ
Những bức ảnh tưởng là chất lượng kém nhưng thực ra đều có dụng ý cả, ảnh càng mờ thì có nghĩa là số lượng loài trong ảnh càng ít, rất dễ đối mặt với nguy cơ biến mất khỏi trải đất.
Lấy cảm hứng từ chiến dịch WWF Japan – Population by pixel (Dân số theo điểm ảnh) của Quỹ động vật hoang dã Thế giới năm 2008, mới đây, một người dùng trên diễn đàn Imgur đã tiếp tục thực hiện những bức ảnh với chủ đề tương tự.
Điểm đặc biệt của chiến dịch nằm ở chỗ chi tiết của mỗi bức ảnh sẽ tỷ lệ thuận với số lượng cá thể còn sống sót trên trái đất của loài động vật đó.
Điều này có nghĩa là mỗi pixel (điểm ảnh) sẽ tương đương với một cá thể, nên nếu bức ảnh càng mờ thì có nghĩa là loài vật đó càng có nguy cơ biến mất cao và ngược lại. Dù được làm lại từ ý tưởng có trước nhưng bộ ảnh vẫn gây được hiệu ứng mạnh mẽ như bản gốc.
Hãy chiêm ngưỡng bộ ảnh độc đáo này để hiểu được vai trò quan của con người trọng trong việc bảo vệ các loại động vật trên thế giới nhé.
*Chú thích: Những hình ảnh bên phải được thêm vào để người xem có thể nhận biết được loài động vật ở ảnh gốc bên trái.
1. Gấu trúc chỉ còn lại khoảng 1864 cá thể.
2. Chim cánh cụt Galapagos: Ước tính còn khoảng 2000 cá thể.
3. Cá voi lưng xám: Còn lại khoảng 50.000 – 90.000 con.
4. Voi lùn Borneo: 1500 cá thể.
5. Tinh tinh lùn hay vượn Bonobo: Còn khoảng 10.000 – 50.000 cá thể ngoài tự nhiên.
6. Chó hoang Châu Phi: 3000 – 5000 cá thể.
Video đang HOT
7. Khỉ đột Công – gô: Ước tính còn lại khoảng 17.000 cá thể.
8. Hổ Armur: Chỉ còn lại 450 cá thể.
9. Hổ Bengal: Còn lại khoảng 2500 con sống sót.
10. Tê giác Java: Có khoảng 60 cá thể còn sống trên trái đất.
11. Cá heo Hector: Khoảng 7000 cá thể còn sống sót.
12. Cá heo sông Hằng: Còn lại khoảng 1100 con.
13. Chồn sương chân đen: 300 là số cá thể ước lượng còn lại của loài này.
14. Báo Amur: Loài này cũng chỉ còn lại khoảng 60 cá thể.
15. Hổ Đông Dương: Còn lại khoảng 600 – 650 cá thể.
16. Voi Ấn Độ: Còn khoảng 20.000 đến 25.000 cá thể.
17. Đười ươi Borneo: 45.000 – 69000 cá thể.
18. Voi Châu Á: 40.000 – 50.000 cá thể.
19. Đồi mồi dứa: 3000 – 5500 cá thể.
20. Cá voi xanh: 10.000 – 25.000 cá thể.
21. Tê giác đen: Còn lại khoảng 5000 cá thể.
Theo Helino
Thụ tinh thành công trứng của tê giác trắng cuối cùng
Bảy quả trứng lấy từ hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng của thế giới đã được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm hôm 26-8.
Các nhà khoa học đã thụ tinh thành công trứng của hai con tê giác trắng phương Bắc một năm sau khi con đực cuối cùng của loài chết năm 2018, hãng thông tấn DW đưa tin. Thành tựu này đã làm tăng hy vọng về việc cứu những động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Bảy quả trứng lấy từ hai con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng của thế giới đã được thụ tinh thành công trong phòng thí nghiệm hôm 26-8, các nhà khoa học công bố.
10 quả trứng đã được lấy từ hai con tê giác cái Najin và Fatu vào tuần trước ở Kenya. Tuy nhiên, chỉ có bảy trứng trong số đó phù hợp để thực hiện việc thụ tinh nhân tạo.
"Chúng tôi hy vọng một số trong số chúng sẽ phát triển thành phôi thai" - GS Cesare Galli, người sáng lập công ty hỗ trợ nhân giống Avantea của Ý, nói.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tinh trùng đông lạnh thu được từ hai con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trước khi chúng chết.
Tê giác Sudan cùng với Najin và Fatu. Ảnh: DW
"Đây là bước quan trọng trong việc tạo ra những phôi thai có thể được đông lạnh. Sau đó, những phôi thai này sẽ được cấy vào tê giác trắng phương Nam để mang thai hộ" - các nhà khoa học cho biết.
Các bác sĩ thú y và chuyên gia động vật hoang dã đang hy vọng về việc sử dụng một con tê giác mẹ khác thay thế, vì tê giác Najin và Fatu không thể mang thai.
Sudan, con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng của thế giới, đã được an tử vào năm ngoái sau khi các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi tác bắt đầu trở nên tồi tệ hơn.
Sudan, con tê giác phương Bắc đực cuối cùng đã qua đời vào năm 2018. Ảnh: DW
Sudan là cha của Najin và ông ngoại của Fatu, hai con tê giác cuối cùng của loài tê giác trắng phương Bắc.
Nhóm các nhà khoa học tham gia cố gắng cứu loài tê giác hiện đang được lãnh đạo bởi Viện Nghiên cứu động vật hoang dã Leibniz ở Berlin và được Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức tài trợ.
Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một đàn ít nhất năm con tê giác trắng phương Bắc. Những con tê giác này có thể được thả trong môi trường sống tự nhiên của chúng ở châu Phi. Quá trình này có thể mất nhiều thập niên.
Các loài tê giác khác, bao gồm tê giác trắng phương Nam và tê giác đen thường bị những kẻ săn trộm động vật diết lấy sừng để bán ở châu Á.
Vào những năm 1970, Kenya là nơi sinh sống của khoảng 20.000 con tê giác. Sau nhiều thập niên bị săn trộm, số lượng tê giác hiện nay chỉ còn khoảng 650 con.
QUỲNH NHƯ
Theo Pháp luật TPHCM
Ấn tượng khoảnh khắc cá voi 'phun ra' cầu vồng Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh tượng cá voi "phun" ra cầu vồng. Ảnh minh họa Mới đây, các du khách trong công viên ở tiểu bang Maine, Mỹ đã ghi lại được cảnh tượng một con cá voi lưng xám "phun" ra cầu vồng tuyệt đẹp. Theo một số người chứng kiến, thời điểm con cá voi xuất hiện, xung...