20.700 tỷ đồng bồi thường dự án sân bay Long Thành
Để xây dựng sân bay Long Thành (Đồng Nai), 5.000 ha đất sẽ bị thu hồi với số tiền bồi thường hơn 20.700 tỷ đồng.
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, có hơn 5.300 hộ dân trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trong đó, hơn 3.300 hộ bị giải tỏa trắng. Đồng thời nhiều trường học, cơ quan nhà nước và cơ sở tôn giáo cũng phải di dời.
Hiện tỉnh Đồng Nai đã chủ động tạm ứng nguồn vốn ngân sách để đầu tư hạ tầng hai khu tái định cư gồm Lộc An – Bình Sơn diện tích 282 ha và khu tái định cư Bình Sơn 282 ha.
Theo tính toán, tổng dự toán bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án khoảng 20.770 tỷ đồng. Trong đó chi phí bồi thường hỗ trợ là 15.300 tỷ đồng, chi phí xây dựng hạ tầng tái định cư là trên 5.470 tỷ đồng. Việc bồi thường sẽ được chia làm hai đợt, giai đoạn 2014-2015 lập hồ sơ thủ tục, bồi thường giải tỏa, tái định cư 7.152 tỷ đồng. Đến giai đoạn 2015-2020 cần thêm 13.618 tỷ đồng để tiếp tục bồi thường, tái định cư và giải phóng mặt bằng.
Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai).
Video đang HOT
Liên quan đến việc triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải sớm hoàn tất báo cáo để trình hội đồng thẩm định nhà nước và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 6 tới. Bên cạnh đó, các Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư và Bộ Giao thông Vận tải được giao cần phải bàn bạc và thống nhất cơ chế tài chính trình Thủ tướng phê duyệt.
Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2005, nằm trên diện tích khoảng 25.000 ha thuộc địa bàn 6 xã tỉnh Đồng Nai. Theo quy hoạch, quá trình xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2014 – 2020), Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách mỗi năm với 2 đường cất, hạ cánh. Giai đoạn 2 (2020 – 2030) công suất là 50 triệu hành khách và giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ lên đến 100 triệu hành khách mỗi năm với 4 đường bay. Dự án dự kiến có tổng số vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD, riêng giai đoạn 1 là gần 6 tỷ USD.
Theo chủ đầu tư, so sánh dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành với phương án mở rộng Tân Sơn Nhất (dự báo sẽ quá tải sau năm 2020) hoặc căn cứ không quân Biên Hoà, chi phí cho Long Thành chỉ khoảng 7,8 tỷ USD (bao gồm cả chi phí thu hồi đất). Trong khi đó, việc mở rộng Tân Sơn Nhất cần hơn 9,1 tỷ USD và Biên Hòa cần 7,5 tỷ USD, nhưng nơi này lại bị nhiễm độc dioxin. Theo kế hoạch được công bố trước đây, dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành sẽ được khởi công vào năm 2015. Dự kiến, để xây dựng dự án cần khoảng 24.000 lao động thi công.
Trung Sơn
Theo VNE
"Phi công lành nghề đã chuyển hướng máy bay Malaysia"
Chuyến bay MH370 mất tích của Malaysia Airlines dường như đã thay đổi lộ trình và tiếp tục bay trong nhiều giờ, một quan chức quân đội cấp cao của Malaysia cho biết, trích dẫn dữ liệu radar cho thấy một phi công "giỏi, nhiều kinh nghiệm" đã điều khiển máy bay.
Một máy bay của Malaysia Airlines.
Hãng tin AFP ngày 15/3 dẫn lời một quan chức quân đội cấp cao giấu tên của Malaysia cho hay, dựa vào dữ liệu radar quân sự của Malaysia, các nhà điều tra tin rằng chiếc máy bay Boeing 777-200 có thể đã chuyển hướng hoàn toàn và hướng về phía tây bắc tới Ấn Độ Dương.
"Đó hẳn là một phi công giỏi và nhiều kinh nghiệm", quan chức trên nói. "Anh ta biết làm thế nào để tránh radar dân sự. Có vẻ như anh ta đã nghiên cứu cách tránh nó".
Lộ trình bay dự kiến của chuyến bay chặng Kuala Lumpur-Bắc Kinh là hướng lên phía bắc qua Biển Đông và Việt Nam.
Thông tin mới trên, cùng với các nguồn tin dù chưa được chứng thực, đã cho thấy cuộc điều tra nhằm sự mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370 giờ đây đang tập trung vào điều gì đó không bình thường trong buồng lái.
Các nhà phân tích đã nhắc tới các khả năng như cabin bị mất áp suất đột ngột, một sự cố máy móc khiến phi công "bó tay", sai sót nghiêm trọng của phi công hay các khả năng xấu hơn như máy bay bị cướp bởi không tặc hoặc một thành viên phi hành đoàn hoặc phi công tự sát.
Tất cả các dấu hiệu giờ đây đều hướng tới "hành động cố ý, bị kiểm soát, hoặc một sai sót kỹ thuật", Scott Hamilton, giám đốc điều hành công ty tư vấn hàng không Leeham Co tại Mỹ cho biết.
Các nguồn tin ngày càng nhiều về khả năng máy bay chuyển hướng bất ngờ về hướng tây đã trùng khớp với sự chuyển dịch các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ sang Ấn Độ Dương.
Chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines đã mất tích lúc 1h30 sáng ngày 8/3 khi đang bay thực hiện lộ trình từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh. Máy bay chở tổng cộng 239 người trên khoang.
Theo Dantri
'Có bàn tay con người' trong vụ máy bay mất tích Có lý do đáng tin cậy khiến Mỹ ngày 14.3 dồn lực lượng sang biển Anmadan và Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích hôm 8.3, theo đề nghị của Malaysia. Ảnh minh họa Chiến hạm USS Kidd, được Mỹ điều đến biển Đông từ ngày 9.3 để tìm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích cùng...