2030: Con người sẽ không còn cần “chuyện ấy”?
Chuyên gia dự báo tương lai người Anh, ông Ian Pearson tin rằng con người sẽ hoàn toàn không còn cần “yêu” vào năm 2030.
Để trải nghiệm cực khoái và những cảm giác tuyệt diệu khi “yêu”, chúng ta chỉ cần gắn vi mạch lên da. Những vi mạch này sẽ ghi lại các tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương nhận được trong suốt quá trình “yêu”, sau đó chúng ta chỉ cần “bật” lại chúng bất cứ lúc nào cần.
Con người sẽ hoàn toàn không còn cần “yêu” vào năm 2030?
Pearson tin chắc, các cảm biến như vậy sẽ phổ biến trong tương lai gần. Các cảm biến sẽ đủ tinh vi để phát hiện và sắp xếp tập hợp các tác nhân kích thích tạo ra những trải nghiệm cảm giác nhất định – chẳng hạn cảm giác bắt tay, ôm, thậm chí cả quan hệ tình dục. Sau đó, các cảm biến sẽ kích thích hệ thống thần kinh để tạo ra những ảo giác về hơi ấm, sức nặng và những chuyển động.
Video đang HOT
Nếu ai đó muốn trải nghiệm mọi lạc thú tình dục, nhưng lại không “sẵn” đối tác, họ có thể tìm đến một dịch vụ đặc biệt để trải nghiệm phiên bản điện tử của quan hệ tình dục.
Hơn nữa, Pearson tin rằng sẽ có thể cấy ghép các bộ cảm biến vào não. Kết quả là, bất kỳ người nào cũng sẽ có thể đạt cực khoái mà không cần quan hệ tình dục. Một người chỉ cần nhấn nút trên máy tính. Máy tính sẽ gửi tín hiệu vô tuyến đến bộ cảm biến để kích thích các nhóm tế bào thần kinh chịu trách nhiệm tạo cực khoái.
Theo Pearson, các bộ cảm biến sẽ tạo cho mọi người cơ hội cảm nhận và thấu hiểu bạn đời hay người yêu tốt hơn hơn trong các tình huống thực tế đời sống. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện nay, kiểu “yêu” này hoàn toàn là có cơ sở, chuyên gia dự báo này tin tưởng.
Theo VietNamNet
Intel, Samsung, Qualcomm đứng top 3 về sản xuất vi mạch bán dẫn
Thống kê của Gartner cho biết thị phần Qualcomm tăng mạnh trong năm 2012 trong khi Intel vẫn dẫn đầu ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.
Qualcomm đang dẫn đầu mảng chip di động SoC và là đối thủ nặng ký của Intel trong tương lai gần. Ảnh: gsmarena.com.
Sự phát triển mạnh mẽ của các dòng sản phẩm di động như máy tính bảng (tablet) và điện thoại thông minh (smartphone) giúp Qualcomm có sự phát triển vượt bậc trong năm 2012. Cụ thể mức tăng trưởng của hãng này đạt 31,8% so với năm 2011, vượt xa con số dự đoán (18,2%) của các nhà phân tích tài chính.
Hiện tại, Qualcomm dẫn đầu mảng chip di động SoC (system on chip) với sự hiện diện của nhiều dòng chip Snapdragon trong các dòng sản phẩm di động khác nhau và gần như toàn bộ thị phần chip viễn thông 4G LTE.
Cũng theo thống kê của Gartner, Intel dẫn đầu ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn trong suốt 21 năm liên tiếp dù thị phần giảm 0,1% và doanh thu giảm 3,1%. Samsung, nhà sản xuất chip nhớ (DRAM và flash NAND) hàng đầu thế giới, hiện đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng với mức tăng trưởng 3,1% so với năm 2011 và chiếm 9,5% thị phần toàn ngành.
Ngoài Qualcomm, NXP cũng đạt mức tăng trưởng trên 10%, trong khi một số nhà sản xuất khác là Freescale, STMicroelectronics (đơn vị tách ra sau khi liên doanh ST-Ericsson tan rã) và AMD có mức tăng trưởng âm, dưới 10% so với năm 2011.
Thống kê của Gartner cũng cho thấy sự ảm đạm trong bức tranh tổng thể ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn khi tổng doanh thu toàn ngành giảm 2,6%, chỉ đạt 299,912 tỷ USD so với mức 307,773 tỷ USD của năm 2011.
Bảng đánh giá mức tăng trưởng, thị phần ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn năm 2012.
Ảnh: Gsmarena.
Theo VNE
Việt Nam cần phát triển vi mạch để thoát khỏi lắp ráp Công nghệ thông tin đang được coi là hạ tầng của hạ tầng trong nền kinh tế quốc gia, trong đó mảng phần mềm khá được coi trọng nhưng công nghệ phần cứng của Việt Nam thời gian qua lại gần như bị bỏ quên. Tình hình công nghệ vi mạch của Việt Nam trong tương lai được dự đoán sẽ có nhiều...