2022 sẽ là năm của blockchain
The Guardian đưa ra dự đoán về sự thay đổi của một số công nghệ trong năm 2022.
Twitter có thể hoạt động hiệu quả hơn. Trong năm 2021, mạng xã hội này không tạo ra lợi nhuận lớn như Facebook hay Instagram. Các nhà đầu tư cũng lo lắng khi Twitter đi sau đối thủ về tính năng, doanh thu trên mỗi người dùng và sự đa dạng trong cách kiếm tiền. Nhiều người xem Twitter là một phần thu nhập nhưng không phải nguồn kiếm tiền chính.
Điều đó có thể thay đổi vào năm 2022 khi Twitter thử nghiệm siêu theo dõi (super follow), tính năng trả tiền để theo dõi các nhân vật nổi tiếng và xem nội dung độc quyền. Công ty này cũng thâu tóm nền tảng tin tức Revue và một số công cụ kiếm tiền. Với việc đồng sáng lập Jack Dorsey rời vị trí CEO, Twitter sẽ là cái tên đáng chú ý trong năm 2022.
NFT tiếp tục được “thổi phồng”. Hoạt động như một chữ ký ảo, NFT chứng minh tính xác thực của tác phẩm nghệ thuật, trong đó blockchain đóng vai trò minh chứng quyền sở hữu không thể xóa bỏ. Trong năm 2021, nhiều tác phẩm nghệ thuật dưới dạng NFT được ra mắt. Tuy nhiên, một số người vẫn hoài nghi về giá trị thực sự của chúng, bên cạnh ranh giới mờ nhạt giữa quyền sở hữu tác phẩm và quyền sở hữu blockchain gắn với chúng.
Video đang HOT
Theo The Guardian, NFT vẫn sẽ được nhắc đến và “thổi phồng” rất nhiều trong năm 2022, song người dùng nên cân nhắc trước khi bán hoặc mua NFT, đặc biệt là phí nền tảng có thể lên đến hàng trăm USD bên cạnh khả năng lừa đảo và mất giá.
Uber sẽ tiếp tục chật vật. Nền kinh tế giao hàng, vận tải vẫn phát triển tại một số nước trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Tuy nhiên, lợi nhuận từ thị trường này không tăng trưởng nhiều. Uber đã tăng giá 10% ở London (Anh) nhưng vẫn gặp khó trong việc tuyển tài xế. Lợi nhuận của ngành này chẳng là bao so với lượng tiền đầu tư khổng lồ.
Lực lượng tài xế cũng là yếu tố cạnh tranh mới khi hàng loạt startup giao hàng nhanh ra đời, cung cấp chiết khấu lớn cho tài xế nhưng vẫn đảm bảo phí giao hàng rẻ. Tuy nhiên, đó cũng là cách “đốt” tiền nhanh nhất. Trang The Guardian dự đoán nhiều công ty trong lĩnh vực này sẽ thất bại hoặc sáp nhập trong năm 2022.
Jack Dorsey sẽ thành lập công ty blockchain. Đồng sáng lập Twitter không giấu sở thích tiền mã hóa trên trang cá nhân. Sau khi từ chức CEO Twitter, ông đã đổi tên công ty thanh toán trực tuyến Square thành Block. Trong năm 2022, nhiều khả năng Dorsey sẽ thành lập công ty con liên quan đến blockchain. Ngoài ra, sẽ không ngạc nhiên nếu công ty có sự tham gia của Peter Thiel, đồng sáng lập PayPal với vai trò nhà đầu tư.
Cơ hội mới cho thực tế ảo (VR). Khi nhắc đến VR, chúng vẫn gắn với những chiếc kính cồng kềnh. Ngay cả khi giới thiệu vũ trụ ảo (metaverse), Facebook cũng lấy kính VR làm thiết bị trọng tâm. Trước đây, kính VR không phổ biến do nặng nề, thiếu nội dung nhưng với sự phổ biến của metaverse, VR có thể đóng vai trò quan trọng và thu hút nhiều người dùng hơn.
Game indie tiếp tục chinh phục thị trường. 2021 là năm đáng nhớ của các game indie (game được phát triển bởi cá nhân hoặc đội ngũ nhỏ), bao gồm sự trở lại của No Mans Sky sau nhiều năm bị coi là “bom xịt”. Trong khi đó, lối chơi trà trộn sát thủ vẫn là lợi thế của Among Us trong bối cảnh đại dịch bùng phát, bên cạnh những cái tên như Garden Story, Sable… Theo The Guardian, sẽ có nhiều tựa game indie đáng để người dùng chờ đợi trong năm 2022.
Cổng kết nối truyền thống sẽ trở lại. Trong năm 2021, bước ngoặt của Apple là mang các cổng kết nối như HDMI, MagSafe và khe thẻ nhớ SD trở lại dòng MacBook Pro. Nếu các hãng laptop từng theo chân Apple loại bỏ cổng kết nối, hy vọng họ cũng bổ sung các cổng cũ trên những thiết bị ra mắt vào năm 2022.
Công ty blockchain game Việt Nam được đầu tư 25 triệu USD
Lĩnh vực blockchain, GameFi đang thu hút sự chú ý của nhiều quỹ đầu tư lớn tại châu Á. Chia sẻ với PV, CEO Whydah cho rằng GameFi vẫn đang ở giai đoạn đầu.
Whydah, công ty blockchain với các thành viên sáng lập Việt Nam vừa gọi vốn thành công 25 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư lớn như Hashkey, Eternity Ventures, Bitscale, Youbi, Morningstar Ventures, Polkastarter.
Whydah là công ty chuyên về giải pháp blockchain, hiện tại đang tập trung vào các giải pháp cho game. Theo Yahoo Finance, khoản đầu tư này được sử dụng để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ blockchain trong lĩnh vực game. Trước đó, Whydah đã công bố hợp tác với một số studio game tại Việt Nam như Topebox, Wolffun Game hay Hiker Games để tạo ra một sản phẩm chung có tên Iron Sail.
Sản phẩm đáng chú ý của Whydah là Ironsail, nền tảng chung kết hợp game từ 7 studio của Việt Nam.
Ông Phạm Minh Trí, nhà sáng lập kiêm CEO của Whydah cho biết với việc kết hợp nhiều studio game, công ty này có tham vọng xây dựng metaverse mở, đón trào lưu của các tổ chức tham gia lĩnh vực này. Thế giới ảo này sẽ kết hợp cả những yếu tố trực tuyến lẫn các trải nghiệm ngoài đời thực.
Chia sẻ với PV, ông Trí cho rằng lĩnh vực GameFi vẫn đang ở giai đoạn đầu. Các game với mục đích chơi để kiếm tiền (Play-to-Earn) sẽ sớm gặp khó khăn khi mô hình kiếm tiền không đủ cân bằng với giá trị bản thân game mang lại.
"Play-to-Earn bản chất là một mô hình không bền vững, và nó sẽ cần thêm thời gian để hoàn thiện. Khi không còn đầu vào cho giá trị, như người chơi mới nạp tiền, thì game Play-to-Earn nhanh chóng mất cân bằng. Play-to-Earn nếu chỉ đứng một mình như hiện tại sẽ không thể kéo dài được", ông Trí cho biết.
CEO của Whydah cũng chia sẻ một số tầm nhìn về các mô hình GameFi trong tương lai. Trong đó, mô hình Create-to-Earn, tập trung vào giá trị do những thành viên cộng đồng tạo ra, có thể giúp cân bằng yếu tố kinh tế trong các game, từ đó giúp game duy trì được bền vững hơn.
Theo DealStreetAsia, lĩnh vực đầu tư game liên quan đến blockchain đang nở rộ tại Việt Nam. Vào tháng 10, Sky Mavis, nhà phát triển game Axie Infinity nhận được 152 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B từ các quỹ lớn, được dẫn đầu bởi a16z. Sau đó không lâu, Sipher cũng nhận 6,8 triệu USD đầu tư từ Arrington Capital, Hashed và Konvoy Ventures.
Trong khu vực, các công ty liên quan đến nền tảng, hạ tầng blockchain cũng được quan tâm. Những cái tên nhận đầu tư lớn trong thời gian qua có thể kể đến GuildFi của Thái Lan, Yield Guild Games của Phillippines hay Avocado Guild, game của Australia thu hút nhiều người chơi từ Phillippines và Indonesia.
Facebook khuấy động cuộc chơi 'vũ trụ ảo' metaverse Giới công nghệ đang rất sốt sắng chạy theo trào lưu metaverse khi Mark Zuckerberg quyết tâm biến Facebook trở thành một 'vũ trụ ảo' metaverse. Facebook đang trở thành tâm điểm chú ý của giới công nghệ khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh công bố ý định đổi tên, dự kiến sẽ được CEO Mark Zuckerberg công bố rộng rãi...