2018, tăng thuế thu nhập bù hụt thu ngân sách?
Hàng trăm mặt hàng của Việt Nam trị giá 25 tỷ USD sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ TPP nhờ xoá bỏ thuế. Ngược lại, để bù đắp số tiền thiếu hụt do bỏ thuế nhập khẩu, Việt Nam có thể sẽ tăng thuế nội địa.
Cơ hội cho DN nhạy bén
Tại cuộc họp báo chiều 9/11, Bộ Tài chính cho hay, ước tính, hàng rào thuế đánh vào hàng hoá Việt Nam xuất khẩu đi các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với quy mô kim ngạch khoảng 25 tỷ USD, sẽ được dỡ bỏ ngay khi TPP có hiệu lực.
Trong đó, lợi nhất là thị trường Mỹ, Nhật Bản và cũng là hai thị trường khó tính nhất, với tổng giá trị kim ngạch mỗi thị trường là 10,5 tỷ USD.
Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp, tương đương 97,7% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam, đạt 0,95 tỷ USD ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, mật ong, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, rau quả sang nước này đều được xóa bỏ thuế ngay.
Sẽ bỏ ngay thuế với gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật, Mỹ khi TPP có hiệu lực
Với hàng công nghiệp, 85,6% tổng số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương ứng 74,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, khoảng 6 tỷ USD. Trong đó, giày dép hưởng lợi ở 85% số dòng thuế với kim ngạch 1,15 tỷ USD.
Riêng dệt may sẽ có tới 73,1 số dòng thuế (1.182 dòng) được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, chiếm 46,1% kim ngạch, tương đương 3,5 tỷ USD.
Đối với thị trường Nhật Bản, Bộ Tài chính cũng cho biết, nước này cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế, chiếm 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, tương đương 10,5 tỷ USD.
4 tỷ USD quy mô xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang 9 nước TPP còn lại cũng sẽ được giảm ngay thuế về 0%, như: Australia (2,9 tỷ USD), Canada (0,88 tỷ USD), Mexico (282 triệu USD), New Zealand (101 triệu USD), Chile (76 triệu USD)… Đó là chưa kể đến các thị trường trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia, Brunei.
Ông Vũ Như Thăng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết: “Riêng thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn khi toàn bộ dòng thuế với hàng thủy sản cam kết không xóa bỏ khi ký FTA song phương Việt – Nhật sẽ về 0% trong TPP vào năm thứ 6, năm thứ 11 hoặc năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ví dụ như cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dưa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua ghẹ,…
Tuy nhiên, ông Thăng cũng nhìn nhận: “Các doanh nghiệp Việt hưởng lợi ưu đãi thuế trong các FTA đã ký kết chưa nhiều, đặc biệt là ưu đãi về C/O form D trong ATIGA, ASEAN và ASEAN . Vì vậy, cơ hội trong TPP đều mở ra cho tất cả, nhưng làm sao để hiện thức hoá mới là quan trọng.
Video đang HOT
Theo ông, có những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhưng có thể không phù hợp với các nước TPP thì cần thời gian để điều chỉnh. Mỗi thị trường đều có quy định riêng về kiểm soát chất lượng sản phẩm, có đặc trưng riêng về văn hoá tiêu dùng. Cơ hội có nắm được bắt được không phụ thuộc chính vào khả năng nhạy bén của từng doanh nghiệp. Phía Nhà nước làm sao cung cấp được thông tin thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Qua khảo sát, những doanh nghiệp Việt hiện đã có bạn hàng với Nhật Bản đều khá vững tin trong hội nhập. Nếu doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu thì sẽ tiếp cận rất tốt các thị trường TPP”, ông Thăng nói.
Thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân, VAT,… rất có thể sẽ tăng từ năm 2018
Sẽ tăng thu nội địa lên 80%
Một câu chuyện khác quan trọng trong TPP là vấn đề hụt thu ngân sách, khi Việt Nam đã cam kết rất mạnh, xóa bỏ gần 100% số dòng thuế nhập khẩu cho 11 nước thành viên còn lại.
Cụ thể, khi TPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ xoá bỏ ngay lập tức 65,8% số dòng thuế; 86,5% số dòng thuế về 0% vào năm thứ 4; 97,8% số dòng thuế về 0% vào năm thứ 11. Các mặt hàng còn lại được Việt Nam cam kêt xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình tối đa vào năm thứ 16 hoăc theo han ngach thuê quan.
Trong đó, có rất nhiều mặt hàng thuộc về nguyên liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng phổ biến được xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay như dệt may, giày dép, đồ gỗ, giấy, hoá chất, gạo, sữa, phân bón,…
Ông Vũ Như Thăng khẳng định: “TPP được kỳ vọng sẽ ký kết vào năm 2016, thời gian hiệu lực có thể từ 2018 trở đi. Vì vậy, trong ngắn hạn, quy mô thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ vẫn được duy trì, nhưng từ 2018, áp lực giảm thu sẽ hiện rõ. Đặc biệt, đây lại là thời điểm thực hiện các cam kết sâu hơn trong ASEAN, ASEAN “.
Theo ông Thăng, thu ngân sách sẽ bị tác động đa chiều, có sự đan xen giữa các FTA với nhau và sẽ có sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Kinh nghiệm từ các FTA đầu tiên như ASEAN, đến WTO,… số thu ngân sách giai đoạn 2008-2010 từ thuế xuất khẩu, nhập khẩu giảm, đến giai đoạn 2011-2015 chỉ chiếm 8% tổng thu ngân sách.
Song, để bù đắp nguồn thu, Bộ Tài chính đã kiến nghị Chính phủ sẽ điều chỉnh cơ cấu nguồn thu ngân sách theo hướng tăng thu nội địa. Các khoản thuế nội địa như thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, VAT, tiêu thụ đặc biệt,… sẽ được tính toán huy động làm sao để cơ cấu thu hợp lý, bền vững hơn.
“Giai đoạn 2011-2015, số thu nội địa không kể dầu thô phải đạt 70% tổng thu ngân sách, đến năm 2020 là 80%. Dù vậy, năm nay, ước thực hiện thu nội địa đã đạt khoảng 74% số thu ngân sách”, ông Thăng nói.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Vào TPP: Nhiều nhóm hàng hưởng thuế suất 0%, giá BĐS dự báo tăng
Nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su...
65% dòng thuế nhập khẩu lập tức về 0% khi TPP hiệu lực
Tin tức trên VOV, Bộ Tài chính vừa cho biết, theo Hiệp định TPP, các nước TPP cam kết mở cửa khá cao dành cho Việt Nam. Xét trên mặt bằng chung, khoảng từ 78-95% số dòng thuế được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10 năm, trừ một số mặt hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan...
Nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su...
Trong lĩnh vực tài chính, Việt Nam cam kết với các nước thành viên TPP về: thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, dịch vụ tài chính và hải quan.
Về thuế nhập khẩu, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước TPP, trong đó trên 65% số dòng thuế sẽ được xoá bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực và gần 98% số dòng thuế sau 10 năm; các mặt hàng còn lại có lộ trình trên 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ).
Những mặt hàng Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực bao gồm: động vật sống, thức ăn gia súc, một số sản phẩm sữa, ngũ cốc, gạo, da và sản phẩm da, cao su và sản phẩm cao su, chất dẻo, dược phẩm, thuốc trừ sâu, hóa chất, khoáng sản, một số loại giấy, nguyên liệu dệt may, da giầy, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, phân bón, nước hoa, mỹ phẩm, máy móc thiết bị, đồ nội thất, gỗ và sản phẩm gỗ, nhạc cụ, sản phẩm sắt thép, linh kiện điện tử ...
Những nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 4: gồm bánh kẹo, chè và cà phê, ngô ngọt, đồng hồ, hàng gia dụng, máy khâu, máy phát điện, đồ trang sức, vật liệu xây dựng, sữa, máy móc thiết bị, nhựa và sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử...
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 6 gồm: dầu thực vật, chế phẩm rau quả, một số sản phẩm cao su..
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 8 gồm: bộ phận linh kiện xe đạp xe máy, một số linh kiện ô tô, bánh kẹo, chế phẩm thủy sản, dầu mỡ động thực vật, rau quả, sắt thép, xe đạp nguyên chiếc, một số loại xe chuyên dụng...
Nhóm có lộ trình xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 10-11 gồm: thịt các loại, bia rượu, đường, trứng, muối, xăng dầu, ô tô, sắt thép, một số loại linh kiện phụ tùng ô tô, phôi thép, săm lốp...
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các mặt hàng hiện đang áp dụng thuế xuất khẩu theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Một số nhóm mặt hàng quan trọng được tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu.
Nhiều các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trường TPP được hưởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3-5 năm như nông sản, thủy sản, dệt may, giầy dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử, cao su... (Ảnh minh họa).
Giá bất động sản dự báo tăng cao
Tin tức trên báo điện tử Infonet, đơn vị chuyên nghiên cứu và tư vấn bất động sản CBRE cho rằng, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) về lâu dài sẽ có những tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
TPP dự kiến sẽ tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam lên 46 tỷ đô trong 10 năm từ mức 200 tỷ đô hiện tại. Tuy nhiên, với bất động sản, mặc dù CBRE cho rằng tác động của TPP lên thị trường bất động sản địa phương không lớn như các ngành công nghiệp nói trên, nhu cầu của các ngành liên quan đến bất động sản như khu công nghiệp, nhà kho, và ngành hậu cần có thể sẽ tăng nhất định.
Đây là kết quả của việc thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhu cầu về văn phòng và nhà ở cũng được dự kiến sẽ tăng lên để đáp ứng các yêu cầu thuê mặt bằng và chỗ ở của các công ty nước ngoài và người nước ngoài.
Mặc dù có thể là quá sớm để kết luận về khả năng tăng giá đất, nhưng CBRE nhận định, việc nhu cầu tăng đối với đất công nghiệp và nguồn cung hạn chế của đất tiêu chuẩn là hai yếu tố sẽ khiến giá đất thay đổi, đặc biệt là ở những khu vực được săn tìm nhiều nhất bởi các nhà sản xuất hàng may mặc như Bình Dương, Đồng Nai và Long An.
Tin tức trên báo VOV, các công ty Mỹ có khả năng sẽ nhắm đến các khu đất công nghiệp tại các tỉnh phía Nam của Việt Nam, nơi mà một số nhà máy dệt may hiện hữu đang tọa lạc Tương tự như trên, các nhà sản xuất từ các nước khác chắc chắn sẽ xem xét việc chuyển đổi từ các nước ngoài hiệp định TPP như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Indonesia, Ấn Độ sang Việt Nam để hưởng mức thuế cực thấp.
Điều này sẽ "gia tăng thêm nhu cầu cho đất công nghiệp, kho bãi và nhà máy, không nhất thiết từ các nước trong hiệp đinh TPP mà còn từ các nước không có trong hiệp định như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, những nước vốn luôn muốn chạy trước hiệp đinh"- ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành CBRE nhấn mạnh dự báo.
Đối với thị trường văn phòng và nhà ở, CBRE tin rằng: Việc tăng cường đầu tư nước ngoài và nhu cầu phát triển cho các công ty nước ngoài thành lập tại Việt Nam sẽ gia tăng nhu cầu về mặt bằng văn phòng tiêu chuẩn quốc tế.
Do hạn chế nguồn cung văn phòng chất lượng cao tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chủ đầu tư văn phòng tương lai có thể nên xem xét lại kế hoạch phát triển nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển văn phòng.
Tăng trưởng dự kiến của các công ty nước ngoài đến Việt Nam đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với căn hộ dịch vụ, căn hộ cho thuê và thậm chí căn hộ để bán sẽ tăng cao hơn.
Nhìn chung, CBRE đánh giá, Hiệp đinh TPP sẽ giúp tăng uy tín của Việt Nam. Sẽ có một nhu cầu lớn hơn cho việc phát triển các khu công nghiệp, các dự án thương mại và nhà ở, cũng như cơ sở hạ tầng trên toàn quốc để xây dựng hệ thống đường sá, cảng, và các dịch vụ kết nối tốt hơn.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Những mặt hàng được xóa bỏ thuế khi TPP có hiệu lực Theo Bộ Tài chính, ngay sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, sẽ có hàng loạt mặt hàng được Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu như nguyên liệu dệt may, da giầy, vải bông các loại, sản phẩm dệt may, đồ nội thất, linh kiện điện tử ... Nhiều mặt hàng được Việt...