2017 – kỳ vọng, kiến tạo và hành động
Phóng viên NTNN ghi nhận ý kiến của đại diện nhiều tầng lớp, lĩnh vực, nghề nghiệp về kỳ vọng và mong mỏi trong năm mới 2017.
Ông Phạm Hồng Hải – Tổng Giám đốc:
HSBC Việt Nam: Nhiều tín hiệu tốt với nền kinh tế
Trong năm 2017, tôi kỳ vọng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục là một ngôi sao sáng trong khu vực. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ vẫn tạo thế cạnh tranh nổi bật và tiếp tục chiếm lĩnh những thị trường mới trong khi lạm phát được kiềm chế. Dòng vốn đầu tư trực tiếp sẽ tiếp tục và góp phần làm xuất khẩu tăng trưởng trong những năm tới. Trong khi khả năng Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP là một bất lợi, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng xuất khẩu với những hiệp định thương mại đang ký hoặc sẽ ký với các nước đối tác.
Việt Nam sẽ tiếp tục hấp dẫn các nhà bán lẻ với dân số hiện đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong ASEAN.
Chiến lược phát triển dựa vào nhân công giá rẻ sẽ không thể là một chiến lược bền vững của một quốc gia. Việt Nam cần xác định những thế mạnh cạnh tranh bền vững của mình (ví dụ như nông nghiệp, du lịch và công nghệ thông tin) và cần đầu tư vào công nghệ trong các lĩnh vực này để tạo giá trị cạnh tranh bền vững. Một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp. Việt Nam rất cần một chiến lược phát triển đất nước trong 20 – 30 năm tới với một tầm nhìn dài hạn, các mục tiêu rõ ràng, từng cột mốc cụ thể theo thời gian, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và các bộ ngành đối với việc đạt được các cột mốc này và thường xuyên tiến hành rà soát lại việc thực hiện chiến lược.
Chính phủ gần đây quyết định bán toàn bộ phần vốn nhà nước tại các công ty như Vinamilk, Sabeco, Habeco… là tín hiệu rất đáng mừng cho nền kinh tế. Chỉ khi chúng ta thực sự chấp nhận sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta mới thực sự thay đổi được cách thức, bộ máy quản trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.
Tôi nghĩ trong năm 2017, chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, mục tiêu tiếp tục của đất nước trong 5 năm tới.
TS Mai Thị Ánh Tuyết – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:
Phát triển nông nghiệp có tính chiến lược
Năm 2016, trên cơ sở thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ và Bộ NNPTNT đã có những đánh giá đi vào thực chất của vấn đề, có tính chiến lược trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Vai trò của Bộ NNPTNT đã thể hiện rất rõ nét trong việc tham mưu cho Chính phủ để đề ra các giải pháp để thực hiện đúng hướng trong tái cơ cấu nông nghiệp. Đó là sản xuất sản phẩm nông nghiệp tập trung vào vấn đề chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và gắn với thị trường tiêu thụ.
Các mũi nhọn mà ngành nông nghiệp đang tập trung, tôi thấy cũng rất phù hợp. Thứ nhất là tái cơ cấu và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, thứ hai đẩy mạnh ứng dụng KHKT, công nghệ cao, thứ ba là đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới.
Cới sự năng động của Bộ NNPTNT, bên cạnh đó cần sự phối hợp tốt với Bộ Công Thương, chúng tôi tin sẽ thực hiện được đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp theo lộ trình đã đề ra.
Video đang HOT
Luật sư Nguyễn Quang Tiế n (Đoàn luật sư TP. Hà Nội):
Hoạt động của Chính phủ hướng tới xã hội thực sự
Sau vài tháng Chính phủ mới ra mắt và hoạt động, đã có thể xác định là một Chính phủ kiến tạo, hành động và liêm chính, biểu hiện là sự năng nổ trong điều hành hoạt động và thái độ điều hành, chỉ đạo đến nơi đến chốn của Chính phủ cũng như các thành viên Chính phủ. Điều đó đã tạo ra những ấn tượng trong quần chúng nhân dân, tạo ra sức lan tỏa, tạo sinh khí mới đến các bộ, ngành và các địa phương.
Hoạt động thời gian qua của Chính phủ là biểu hiện xu hướng hướng tới xã hội thực sự, nghĩa là hạn chế đi phần quản lý hành chính của phía nhà nước, chuyển sang cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Nếu làm tốt theo định hướng này thì vai trò kiến tạo của Chính phủ sẽ được khẳng định rõ nét.
Doanh nghiệp, nông dân đều mong được Nhà nước tiếp sức kịp thời, gỡ khó khăn để hoạt động hiệu quả trong năm 2017 và thời gian tới. T.L
Ông Đặng Thuần Phong – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội:
Nhận diện tiêu cực phải đi đôi với xử lý kịp thời
Điểm đáng chú ý là sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, Quốc hội khóa XIII cũng đã tiến hành kiện toàn nhân sự Nhà nước theo thẩm quyền để ổn định bộ máy. Đến Quốc hội khóa XIV sau đó, các hoạt động giám sát và chất vấn dưới sự điều hành linh hoạt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nâng cao chất lượng, đặc biệt là giám sát tối cao thông qua việc chất vấn và trả lời chất vấn. Chính từ những hoạt động trên, năm qua chúng ta phát hiện ra được nhiều vấn đề bất cập trong tổ chức nhân sự như việc luân chuyển, đề bạt, sử dụng cán bộ. Việc này rất cần điều chỉnh sớm, nếu không khả năng nó làm hư hỏng bộ máy công quyền rất lớn.
Hy vọng trong năm 2017 với những vấn đề chúng ta đã nhận diện ra được thì phải xử lý đến nơi đến chốn. Đặc biệt là phải triệt tiêu được vấn nạn tham nhũng, rồi những bất cập trong quản lý, điều hành, triệt tiêu sự thiếu trách nhiệm trong bộ máy công quyền.
Ông Phùng Xuâ n Nhạ – Bộ trưởng Bộ GDĐT:
2017 sẽ là năm lắng nghe, đổi mớ i và hành động
Bước sang năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với bậc học mầm non tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng… Riêng với giáo dục đại học sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Giáo dục là một ngành đặc thù với sự tác động rộng lớn. Một người đi học là biết bao người dõi theo, vì thế sự kỳ vọng dành cho ngành là hết sức lớn lao. Kỳ vọng luôn là động lực nhưng cũng là áp lực đối với toàn ngành… Vì thế, ngành giáo dục cần sự đồng hành kiên trì và niềm tin vững vàng của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh và của toàn xã hội. Vì vậy, năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm lắng nghe, đổi mới và hành động của toàn ngành giáo dục.
Ông Đỗ Văn Vẻ – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp Thái Bình:
Giảm tối đa thủ tục, gỡ vướng mắccho doanh nghiệp
2017 được nhận định là một năm sẽ diễn ra nhiều khó khăn thách thức khó lường đối với tình hình kinh tế thế giới và đó cũng là năm thử thách lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tôi tin tưởng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam với nhiều năm tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cũng đã chịu tác động của các đợt khủng hoảng tài chính, tiền tệ thế giới, tất cả những khó khăn đó các doanh nghiệp Việt Nam đã biết vượt qua. Đó là kinh nghiệm quý báu để cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục vươn xa trên con đường hội nhập.
Năm 2017, chúng tôi cũng tin tưởng và kỳ vọng Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết liệt hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành; đưa ra những chủ trương, cơ chế chính sách, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển, như làm sao giảm tối đa các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp – trong đó có vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng, tiếp cận nguồn vốn, chính sách xúc tiến thương mại…
Ông Trịnh Duy Tân – Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016 (xã Kim Mỹ, Kim Sơn, Ninh Bình):
Cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ chăn nuôi
Năm 2015, trang trại chăn nuôi lợn của tôi có doanh thu gần 3 tỷ đồng, trừ chi phí tôi còn lãi trên dưới 1 tỷ đồng. Năm 2016, tôi ước tính lãi ròng trên 1 tỷ đồng.
Trong những năm qua, không chỉ làm giàu cho gia đình, tôi còn thường xuyên phối hợp giúp đỡ các hội viên, nông dân vươn lên thoát nghèo, làm giàu bằng hình thức cấp con giống, cho ứng vốn, bao tiêu sản phẩm và hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Năm 2014, được sự tư vấn, hỗ trợ của Hội ND tỉnh, tôi đã tập hợp hội viên, nông dân thành lập HTX Chăn nuôi Tân Tiến.
Lúc đầu HTX có 28 thành viên song đến nay đã có 40 thành viên, 90 lao động thường xuyên có việc làm. Quy mô chăn nuôi của toàn HTX hiện nay có 700 lợn nái ngoại, mỗi năm xuất ra thị trường 700 tấn thịt lợn hơi, 7.000 con lợn giống. Để giúp các hộ thành viên có vốn sản xuất, tôi mạnh dạn mang tài sản của gia đình thế chấp vay vốn cho HTX, giúp HTX hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển.
Việc liên kết trong chăn nuôi sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Đặc biệt là việc tiêu thu sản phẩm sẽ thuận lợi hơn, không bị thương lái ép giá, chèn ép. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tôi phần lớn các hộ trong HTX còn chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún. Mong rằng, sang năm 2017, Nhà nước sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ cho nông dân chúng tôi đầu tư áp dụng công nghệ cao vào nuôi lợn, đặc biệt là việc xây dựng chuồng lạnh, xứ lý phân thải… là những việc nông dân đang rất cần.
Riêng với bản thân tôi, trong dịp tết đến xuân về này, tôi cũng cầu mong cho gia đình mình sang năm mới gặt hái được nhiều thành công hơn trong sản xuất, chăn nuôi. Đặc biệt tôi rất hy vọng sang năm 2017, Nhà nước sẽ hỗ trợ trang trại của tôi nhiều hơn, cụ thể là về mặt bằng và cho vay vốn ưu đãi để tiếp tục mở rộng quy mô chăn nuôi lên trên 300 nái và 3.000 lợn thịt siêu nạc, nhằm cung cấp thịt thương phẩm cho thị trường cả nước.
Theo Danviet
PGS-TS. Võ Trí Hảo: Nhà nước nên chấm dứt 'đánh bạc' với dân
"Nhà nước cần chấm dứt việc góp phần vào tình trạng gia tăng bệnh ung thư và trò chơi may rủi với nhân dân thông qua việc nắm giữ cổ phần tại hai lĩnh vực này," PGS-TS. Võ Trí Hảo nói.
Trao đổi với Infonet, PGS-TS. Võ Trí Hảo - Phó Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh - cho rằng gần đây Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc bán vốn nhà nước cũng như thúc ép các "ông lớn" nhà nước như Habeco và Sabeco lên sàn. Tuy nhiên, hai lĩnh vực mặc dù đem lại nguồn thu khổng lồ nhưng lại gây tác hại đến xã hội là thuốc lá và xổ số, nhà nước cần thoái vốn toàn bộ khỏi hai lĩnh vực này.
Nhà nước có cần tham gia vào thuốc lá và xổ số?
Tại phiên họp của Thường trưc Chính phủ ngày 29/8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: "tinh thần bán vốn nhà nước tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đưa lên sàn chứng khoán, đấu giá quốc tế trong nước, công khai cả nhà đầu tư để chống tiêu cực, lợi ích nhóm, bảo toàn tối đa tài sản nhà nước".
Tại Habeco, cổ đông nhà nước nắm giữ 81,79% vốn điều lệ, còn tại Sabeco, cổ phần do Nhà nước hiện nắm giữ là 89,59% vốn điều lệ. Thủ tướng giao Bộ Công Thương xây dựng phương án bán tiếp cổ phần tại Habeco và Sabeco, bảo đảm hiệu quả cao nhất, từ đó rút bài học kinh nghiệm cho việc bán vốn tại các doanh nghiệp khác..
PGS-TS. Võ Trí Hảo cho rằng chính sách đẩy mạnh bán vốn nhà nước tại các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước của Chính phủ là chủ trương đúng đắn và cần thiết. Đây không phải là chủ trương hoàn toàn mới, mà đã có từ thời Thủ tướng Phan Văn Khải, nhưng cái mới ở đây là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tỏ rõ quyết tâm thực sự và chỉ rõ phương thức thực hiện.
"Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có chủ trương thúc ép các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành IPO, phải lên sàn trước rồi mới bán phần vốn còn lại do nhà nước nắm giữ, ví dụ đối với Sabeco và Habeco đã được Thủ tướng chỉ đạo đích danh. Nếu làm được điều này sẽ tránh được tình trạng định giá tài sản DNNN quá rẻ; các nhóm lợi ích cấu kết mua rẻ DNNN như đã từng xảy ra trong 2 thập niên vừa qua," PGS-TS. Võ Trí Hảo nhận định.
Tuy nhiên, theo quan điểm của PGS-TS. Võ Trí Hảo, sau rượu bia, nhà nước cũng nên thoái vốn ra khỏi hai ngành nhạy cảm là thuốc lá và xổ số. Đây là hai lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước nhưng mặt trái của hai ngành này đối với sức khỏe và đời sống xã hội là điều không cần phải bàn cãi.
"Nhà nước cần chấm dứt việc góp phần vào tình trạng gia tăng bệnh ung thư và trò chơi may rủi với nhân dân thông qua việc nắm giữ cổ phần tại hai lĩnh vực này," PGS-TS. Võ Trí Hảo nói.
Nhà nước có nên bán hết những "mỏ vàng" ngàn tỷ?
Cần tránh cổ phần hóa nửa vời
Theo ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCKNN, 7 tháng đầu năm 2016 đã có 58 DNNN được cổ phần hóa, thu về cho nhà nước 5.291 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số đợt IPO gần đây cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư như IPO đối với Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Dược Việt Nam, Tổng Công ty Viglacera, và Tổng Công ty Chăn nuôi...
Giá trị cổ phần bán được trong 8 tháng đầu năm 2016 cũng tăng hơn 60% so với thực hiện của cả năm 2015 nhờ vào giá trị lớn của các Tổng công ty này.
Mặc dù vậy, tiến trình tái cơ cấu DNNN chưa đáp ứng kỳ vọng của NĐT ở 3 yếu tố: Tốc độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước ở những doanh nghiệp lớn và có vị thế trong ngành kinh doanh; Sự minh bạch và cải tiến của doanh nghiệp sau cổ phần hóa; Sở hữu nhà nước không thực sự thu hẹp.
Điểm nổi bật nhất trong thời gian qua là việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại Vinamilk, bước đầu cho việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp số 1 trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, nếu không thay đổi phương thức tiến hành và tốc độ hiện tại, việc bán vốn nhà nước tại Vinamilk được các chuyên gia cho rằng có thể sẽ mất thêm một vài năm nữa.
Cuối cùng, PGS-TS. Võ Trí Hảo cho rằng để thực hiện thành công lộ trình thoái vốn nhà nước, Thủ tướng Chính phủ cần phải vượt qua được lực cản của các nhóm lợi ích liên quan.
Theo Infonet
Thoái vốn Sabeco và Habeco: "Đủ tiền xây 2 đường tàu điện ngầm" Ông Nguyễn Hoàng Hải - Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, nếu bán cổ phần của nhà nước tại hai doanh nghiệp Habeco và Sabeco thì có thể thu về khoảng 5 tỷ USD, đủ xây 2 đường tàu điện ngầm cho thủ đô Hà Nội. Ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng, quan...