2014 Năm của liên tiếp những thảm họa hàng không kinh hoàng
Chỉ trong vòng 4 tháng, đã có 4 vụ tai nạn và mất tích máy bay thương mại thảm khốc, nâng số người thiệt mạng và mất tích lên đến con số hơn 700 người. Đây được xem là năm của thảm họa ngành hàng không thế giới.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích bí ẩn
Rạng sáng ngày 8/3/2014, Malaysia Airlines cho biết chiếc máy bay Boeing mang số hiệu MH370 của hãng này chở theo 239 hành khách cùng phi hành đoàn đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu vào lúc 2h40 sau khi xuất phát từ sân bay Kuala Lumpur trong hành trình tới Bắc Kinh.
Vụ MH370 mất tích trở thành bí ẩn trong ngành hàng không thế giới. Nỗ lực tìm kiếm tại khu vực biển Đông, phía Bắc và Nam Ấn Độ Dương liên tục kéo dài nhiều tuần sau đó với sự tham gia của hàng chục quốc gia cùng những thiết bị tìm kiếm hiện đại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một quốc gia nào tìm ra dấu vết của chiếc máy bay này.
Đến ngày 24/3, sau chưa đầy 1 tháng tìm kiếm, Thủ tướng Malaysia Najib Razk, bất ngờ dẫn một phân tích mới về các dữ liệu vệ tinh của 1 hãng vệ tinh Anh tuyên bố chuyến bay MH370 đã bị rơi ở phía Nam Ấn Độ Dương. Sau tuyên bố này, Malaysia cùng các nước vẫn kiên trì tiến hành chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH370, tuy nhiên, cho đến nay MH370 vẫn biến mất, không để lại dấu vết và trở thành 1 trong những bí ẩn lớn nhất của lịch sử hàng không.
Máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa bắn rơi
Nỗi đau về MH370 còn chưa dứt, ngày 17/7, một chiếc máy bay chở theo 298 hành khách, trong đó có 3 trẻ sơ sinh của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, cách không phận của Nga khoảng 60km. Chiếc máy bay mang số hiệu MH17 gặp nạn khiến toàn bộ hành khách và các thành viên tổ bay thiệt mạng khi đang trên đường đi từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia).Những hình ảnh tại hiện trường cho thấy chiếc máy bay bị vỡ nát, biến dạng, xác người nằm la liệt quanh khu vực có bán kính 15km. Vụ việc khiến cả thế giới chấn động bởi độ tàn khốc và số người thiệt mạng trên chuyến bay MH17, trong đó có rất nhiều trẻ em và chuyên gia về AIDS trên thế giới.
Hiện trường vụ máy bay MH17 gặp nạn ở Ukraine.
Video đang HOT
Hiện tại, chính quyền Ukraine đang cáo buộc lực lượng vũ trang ở miền Đông đã gây ra vụ việc kinh hoàng này. Tuy nhiên, các tay súng chống chính phủ ở Kiev lại cho rằng chính máy bay quân sự Ukraine mới là kẻ đứng sau vụ tấn công.
Thảm họa cũng là nguyên nhân khiến hãng hàng không Malaysia ngừng sử dụng số hiệu MH17 cho chặng bay Amsterdam (AMS) – Kuala Lumpur (KUL) để tưởng nhớ phi hành đoàn cùng các hành khách thiệt mạng. Đây là lần thứ hai MAS quyết định đổi số hiệu chuyến bay. Trước đó, hãng hàng không Malaysia rút các số hiệu chuyến bay MH370 và MH371 khỏi chặng Kuala Lumpur – Bắc Kinh và Bắc Kinh – Kuala Lumpur sau khi chiếc máy bay MH370 chở theo 239 hành khách mất tích một cách bí ẩn.
Máy bay rơi tại Đài Loan, 48 người chết
8 giờ tối 23/7 (giờ Việt Nam), một chiếc máy bay mang số hiệu GE 222 của hãng TransAsia Airway đã gặp nạn khi đang hạ cánh khẩn cấp xuống 1 hòn đảo nhỏ tại khu vực đảo Bành Hồ. Theo thông báo của giới chức Đài Loan, có 48 người thiệt mạng trong tổng số 58 người (gồm 54 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn) trên chiếc ATR-72 gặp nạn. Máy bay rơi còn khiến 5 người ở mặt đất bị thương.
Bản đồ cho thấy vị trí điểm xuất phát của máy bay ở Cao Hùng và nơi gặp nạn gần sân bay Mã Công.
Chuyến bay này xuất phát từ Cao Hùng vào lúc 17h43 (tức 16h43 giờ Hà Nội) và mất liên lạc với đài kiểm soát lúc 19h06 khi đang cố gắng hạ cánh khẩn cấp xuống thành phố Mã Công, trung tâm của đảo Bành Hồ. Trao đổi với báo giới, Tổng Giám đốc Cục Hàng không Dân dụng Đài Loan (CAA) ông Jean Shen cho biết chuyến bay mang số hiệu GE 222 yêu cầu được bay vòng khi cố gắng hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng sau đó “mất liên lạc” với tháp điều khiển. CNN dẫn lời một số hãng truyền thông địa phương cho biết, chiếc máy bay hạ cánh trong điều kiện gió mạnh vì cơn bão Matmo đổ bộ vào Đài Loan sáng hôm qua (23/7).
Máy bay GE 222 gặp nạn khi hạ cánh khẩn cấp xuống một hòn đảo nhỏ ở khu vực đảo Bành Hồ vào khoảng 8h tối 23/7 (giờ Việt Nam) – Ảnh: Reuters.
2 căn nhà bị phá tan sau vụ máy bay rơi.
Sau tai nạn, chiếc máy bay chỉ còn là một đống sắt vụn.
Do điều kiện thời tiết cùng ánh sáng kém nên lực lượng cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thi thể các nạn nhân cũng như thu dọn hiện trường.
Lực lượng cứu hộ làm việc liên tục từ tối qua cho đến sáng ngày hôm nay.
Máy bay chở hơn 100 hành khách của hãng hàng không Algeria bị mất tích
Cách đây hơn 1 giờ, hãng thông tấn quốc gia Algeria là APS đưa tin: Những nhà chức trách hàng không Algeria cũng như hãng bay Air Algeria đã xác nhận họ mất liên lạc với một chiếc máy bay thuộc đội bay Air Algerie, khởi hành từ Ouagadougou, Burkina Faso đến Algiers.
BBC đưa tin chiếc máy bay gồm 100 hành khách đến từ các quốc gia khác nhau và 6 thành viên tổ lái đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu sau 50 phút cất cánh từ Ouagadougou. Chiếc máy bay được hãng hàng không Air Algeria thuê đã cất cánh vào lúc 1h17phút giờ địa phương và dự định hạ cánh vào lúc 5h10 phút. Hãng hàng không này thông báo: “Chiếc máy máy bay mất tích khi đang trên đường bay từ Ouagadougou tới Algiers sau 50 phút cất cánh. Chúng tôi đã lên kế hoạch khẩn cấp để tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.”
Đường bay dự kiến từ Ouagadougou, Burkina Faso đến Algiers của chiếc máy bay mất tích.
AFP dẫn một nguồn tin cho biết chiếc máy bay AH5017 đã mất liên lạc trên không phận Mali, khi đang hướng về biên giới Mali – Algeria. Nguồn tin này cho biết “Chiếc máy bay cách không xa biên giới với Algeria. Tổ bay được yêu cầu bay chệch hướng do tầm nhìn bị hạn chế và tránh nguy cơ va chạm với một phi cơ khác bay theo lộ trình Algiers – Bamako. Liên lạc đã bị mất khi máy bay này chuyển hướng.”
Cho đến lúc này, rada vẫn chưa dò ra vị trí của AH5017. Hàng triệu người trên thế giới đang cùng nhau cầu nguyện để chuyến bay này hạ cánh an toàn.
Theo Tri Thức Trẻ
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Cú cắt điện bí ẩn của MH370
Các nhà điều tra Australia đã phát hiện dấu hiệu của 1 cú cắt điện bí ẩn trong chuyến bay mất tích mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Vụ máy bay Malaysia mất tích: Giai đoạn tìm kiếm mới của chiếc máy bay mất tích có thể mất hơn 1 năm
Phát hiện của Cục An toàn giao thông Australia làm dấy lên những câu hỏi về việc, liệu có phải thiết bị buồng lái của máy bay đã bị làm xáo trộn để tránh bị radar phát hiện.
Trong báo cáo này, các nhà điều tra tiết lộ, hệ thống quản lý dữ liệu vệ tinh của chiếc máy bay Boeing 777 đã cố gắng kết nối với một vệ tinh, khoảng 1 giờ rưỡi sau khi chiếc máy bay rời Kuala Lumpur hôm 8.3. Đề nghị này có khả năng xảy ra do việc mất điện trên máy bay, báo cáo dài 55 trang cho biết.
"Đề nghị kết nối vào giữa chuyến bay là không phổ biến và có thể xảy ra vì một số lý do", bao gồm, gián đoạn nguồn điện của hệ thống dữ liệu vệ tinh máy bay, lỗi phần mềm,...báo cáo cho hay.
Chuyên gia an toàn hàng không David Gleave đến từ Đại học Loughborough nói rằng, sự gián đoạn nguồn điện có thể do ai đó trong buồng lái gây ra, người này cố gắng để tắt các hệ thống liên lạc của máy bay để tránh bị radar phát hiện.
"Đây có thể là một hành động cố ý tắt cả hai động cơ trong một thời gian," ông Gleave nói với tờ Telegraph. Ông nói thêm: "Có thể nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, nhưng sau đó máy bay sẽ không thể bay tiếp hàng trăm dặm và rồi biến mất ở Ấn Độ Dương".
Công ty viễn thông Inmarsat của Anh xác nhận, có sự gián đoạn nguồn điện trên máy bay nhưng không thể lý giải nguyên nhân của pha cúp điện đó.
Theo các nhà điều tra vụ tai nạn này, máy bay đã hơn 6 lần cố gắng kết nối với các vệ tinh, trong đó có 1 lần lúc 2h25 sáng, chỉ 3 phút sau khi radar của Malaysia thu được tín hiệu của may bay khi nó bay về phía bắc của đảo Sumatra, thay đổi hướng so với kế hoạch ban đầu là đến Bắc Kinh. Nỗ lực kết nối lần cuối cùng được cho là gây ra khi máy bay đâm xuống Ấn Độ Dương.
Theo Xahoi
Sốc: Sự biến mất của MH370 đã được tính toán trước Trong một cuốn sách mới nhất được công bố về các thảm kịch, tác giả cho rằng sự biến mất của MH370 là "cố ý" và "được tính toán". Hai tác giả người Tờ Malaysia Chronicle cho biết, hai tác giả người New Zealand, Ewan Wilson, một phi công thương mại, Ủy viên Hội đồng Thành phố Hamilton, và nhà báo Geoff Taylor...