20.11: Đừng tặng quà thầy cô như thế!
Cận kề ngày 20.11, nhiều phụ huynh đang phải “căng não” nghĩ việc tặng quà gì cho giáo viên. Tuy nhiên, nếu không thực sự hiểu biết, những món quà của cha mẹ vô tình sẽ trở thành vô duyên và khiến các thầy cô khó xử.
Hỏi chuyện tặng quà cho cô ngày 20.11, chị Phạm Thị Thu Trang có con học tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn Mỹ Đức (Hà Nội) cho biết, mấy năm nay, vì quá bận rộn, ngày 20.11 chị toàn mua thiệp, nhét tiền vào phong bì và bỏ vào balo cho con mang đến trường tặng cô.
Rất nhiều phụ huynh chọn cách tặng quà 20.11 cho cô bằng… tiền. Ảnh minh họa: IT.
Chị Trang kể: “Hiện ngoài các cửa hàng tạp hóa bán mấy loại thiệp chúc mừng tiện lắm, vừa có thiệp vừa có phong bì màu trắng. Mẹ chỉ cần bỏ tiền vào thiệp ghi chúc mừng cô này, cô kia rồi bỏ vào balo của con. Nếu ngại đưa cho cô trước lớp thì chỉ cần vào lớp gặp cô chúc mừng rồi nhắn cô là mẹ gửi quà tặng cô trong balo của con lát tiện cô lấy nhé”. Khi được hỏi như vậy có cảm thấy quá xuề xòa và hình thức không thì chị Trang tặc lưỡi: “Không biết ở trường khác thế nào chứ trường con mình phụ huynh toàn rỉ tai nhau làm thế, các cô cũng biết cả rồi, mình lại đỡ phải nghĩ quà cáp”.
“Của cho không bằng cách cho”, rất nhiều giáo viên chia sẻ, họ cảm thấy buồn vì món quà mình nhận được trong ngày 20.11 không thể hiện được sự tôn trọng của phụ huynh. Thầy cô cho rằng, nếu không thể tặng quà bằng tấm lòng chân thật thì xin cha mẹ đừng tặng quà.
Cô Nguyễn Thị T – giáo viên tiểu học tại TP.Hải Dương nhớ mãi về lần được một phụ huynh lớp 3 của con tặng quà. “Vì năm đó 20.11 trùng vào ngày nghỉ nên hôm 18 khi đi đón con, mình vừa tan lớp vào phòng hội đồng thì chị phụ huynh đó tìm đến. Không đợi gọi cô giáo ra ngoài, phụ huynh đó xông vào, đến chỗ mình ngồi dúi vào tay bông hoa và chiếc phong bì. Trong khi đó, phòng hội đồng còn rất nhiều cô giáo khác ngồi xung quanh, cô hiệu trưởng cũng ngồi đó nhưng không được một lời chúc. Mình từ nói rõ với phụ huynh là cảm ơn và chỉ xin phép được nhận bông hoa còn trả lại chiếc phong bì nhưng chị ấy đôi co mãi, nói rất to lý do và chạy theo đút chiếc phong bì vào cặp mình. Ngượng chín mặt, mình phải mời chị ra ngoài để nói chuyện và trả lại phong bì” – cô T kể.
Video đang HOT
Những món quà nhỏ nhưng thật lòng sẽ làm các thầy cô vui và hạnh phúc hơn nhiều. Ảnh minh họa: IT.
Sợ nhận quà của phụ huynh, cứ đến ngày 20.11, cô giáo Trần Thị H (Đông Anh – Hà Nội) phải tắt điện thoại, buổi tối cả nhà trốn lên nhà ngoại đến khuya mới về để tránh phụ huynh đến nhà tặng quà. Cô H kể: “Nhiều phụ huynh tặng quà, phong bì cho cô với tâm lý “hối lộ” ý rằng, cô nhận quà của tôi thì phải có trách nhiệm quan tâm đến con tôi, nâng đỡ cho nó nhiều hơn. Đến cuối năm học nếu con kết quả không tốt lại quay ra trách móc: “Tôi “đóng góp” đầy đủ tại sao con tôi vẫn học kém?” Chính vì vậy, tôi rất sợ những món quà tri ân kiểu đó của phụ huynh” – cô H tâm sự.
Lý do này cũng đã khiến nhiều giáo viên và các trường học, sở, phòng giáo dục phải đưa ra thông báo không nhận quà, hoa của phụ huynh, học sinh vào những ngày lễ, Tết, đặc biệt là ngày kỷ niệm 20.11.
Đăng tải trên Facebook cá nhân của mình, mới đây GS Phan Thanh Sơn Nam – ĐH Bách Khoa TP.Hồ Chí Minh (người được công nhận giáo sư trẻ tuổi nhất nước vào năm 2014) cũng nhắn nhủ sinh viên vui lòng không mua hoa, tặng quà mình trong ngày 20.11. Thay vào đó, GS Nam cho rằng, nếu có lòng, sinh viên nên gửi số tiền dùng để mua quà cáp đó vào Quỹ học bổng cựu sinh viên khoa Hóa để cùng chung tay chung sức với mọi người giúp đỡ cho các em sinh viên nghèo.
Thầy Nam khẳng định, không phải thầy là một người thanh cao hay cố làm ra vẻ thanh cao nhưng những món quà, hoa thực sự không cần thiết. Chia sẻ trên báo chí, thầy Nam cho biết: “Thỉnh thoảng cũng có bạn tìm mọi cách để tặng quà, có bạn bị mình từ chối thẳng, có bạn mình phải nhận trong hoàn cảnh rất khó xử, rồi sau đó mình phải mất công đi tặng lại cho các sinh viên có nhu cầu”.
Theo GS Nam, chỉ cần sinh viên của mình học tốt, ra trường có việc làm, tự lo được cho bản thân là thầy đã mừng lắm rồi, không cần phải lăn tăn gì cho ngày 20.11 nữa.
Theo Danviet
Vụ Đồng Tâm:PGĐ Công an Hà Nội giải đáp thêm vụ cụ Kình bị gãy chân
Theo Đại biểu Quốc hội Đào Thanh Hải - Phó GĐ Công an TP.Hà Nội, liên quan đến vụ ông Lê Đình Kình bị gãy chân, trong đoàn thanh tra có những điều tra viên cao cấp và có cả các cán bộ của Cơ quan điều tra cấp Bộ để thanh tra, kiểm tra lại việc chấp hành pháp luật của Công an TP.Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội Đào Thanh Hải. (Ảnh: VPQH)
Chiều nay (7.11), bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Đào Thanh Hải - Phó GĐ Công an TP.Hà Nội - có trao đổi thêm với báo chí để giải đáp một số thắc mắc xung quanh vụ ông Lê Đình Kình, ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội bị gãy chân.
Thưa ông, vụ việc ở Đồng Tâm đến nay đã nửa năm, sao sáng nay trong phát biểu ông mới báo cáo trước Quốc hội?
- Đây không phải là trách nhiệm báo cáo Quốc hội, sau khi vụ việc xảy ra Bộ Công an đã thành lập đoàn thanh tra và kết luận về việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân. Cụ thể, khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Lê Đình Kình, gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Kình bị gãy chân. Sau đó, ông Kình có tố giác một cán bộ công an đánh làm ông bị gãy chân. Qua xác minh thấy đồng chí này lại không tham gia việc bắt giữ.
Vụ việc giằng co này trong quá trình bắt ông Kình có được quay clip lại không, nếu có công an có kiểm tra lại không?
- Không có clip quay lại, nhưng trong đoàn thanh tra có cả những điều tra viên cao cấp và có cả các cán bộ của Cơ quan điều tra cấp Bộ để thanh tra, kiểm tra lại việc chấp hành pháp luật của Công an TP.Hà Nội.
Sau khi kiểm tra, đoàn thanh tra thấy rằng, việc thực hiện của lực lượng Công an TP.Hà Nội trong quá trình bắt giữ ông Kình là không sai. Còn sơ suất xảy ra việc đối với ông Kình là không lường trước được.
Ông có cho rằng nếu như kết luận thanh tra được công bố sớm hơn thì dư luận đỡ hoài nghi?
- Đây không phải là thanh tra của TP.Hà Nội nên không công bố cho toàn dân. Đây là thanh tra nội bộ về việc chấp hành pháp luật của Công an TP.Hà Nội trong thực thi nhiệm vụ tại Đồng Tâm.
Cụ thể, người có trách nhiệm chỉ công bố kết luận thanh tra xem những vấn đề đúng sai thế nào với Công an TP.Hà Nội, trong nội bộ lực lượng công an.
Kết luận được công bố trong nội bộ lâu chưa, thưa ông?
- Việc công bố kết luận thanh tra trong nội bộ đã được thực hiện khoảng 1 tháng nay.
Thời gian như vậy cũng là lâu bởi vụ việc xảy ra cách đây đã hơn nửa năm?
- Phải thấy rằng cần phải có thời gian thanh tra kết luận chứ không thể kết luận ngay được. Đối với những vụ việc phức tạp nếu không thành lập đoàn thanh tra thì phải giao cho Cơ quan điều tra làm rõ và cần thời gian mới kết luận được chứ. Kết luận thanh tra vụ việc này hoàn toàn khách quan.
Sáng nay, tại phiên thảo luận của Quốc hội, đại biểu Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội - đã nói về lý do cụ Lê Đình Kình bị gãy chân trong vụ ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội).Đại biểu Hải nói: "Ngay sau khi xảy ra vụ việc Bộ Công an đã rất nghiêm túc thành lập đoàn thanh tra do Thứ trưởng Bộ Công an làm trưởng đoàn, quá trình thanh tra cũng đã kiểm tra rất kỹ toàn bộ quy trình công tác, chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật của Công an TP.Hà Nội", Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội nói.Đại biểu Hải cho biết: "Sự việc xảy ra khi cơ quan điều tra tiến hành bắt ông Kình, gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành nhiệm vụ, giằng co và xảy ra việc ông Kình bị gãy chân. Sau khi ông Kình bị gãy chân, ông có tố giác một cán bộ đã đánh ông bị gãy chân. Thực tế trong quá trình điều tra, kiểm tra lại thấy người cán bộ công an đó tuy có mặt tại hiện trường nhưng không hề tham gia vào việc bắt giữ. Căn cứ vào kết luận thanh tra thì không có việc lực lượng thi hành nhiệm đánh gây thương tích cho ông Kình. Đây hoàn toàn là trong quá trình giằng co giữa lực lượng thực thi nhiệm vụ và người nhà ông Kình xông vào cản trở việc thực thi nhiệm vụ của cơ quan điều tra nên xảy ra việc đánh tiếc như vậy", Phó Giám đốc Công an TP.Hà Nội thông tin.
Theo Danviet
Người dân vùng ngập Mỹ Đức nhận gạo cứu trợ Gần 15 tấn gạo cứu trợ và nước sạch được đưa đến tay người dân Mỹ Đức (Hà Nội) sau những ngày bị nước lũ cô lập. Trong đợt mưa lũ vừa qua, xã An Phú, Hợp Thanh và Hợp Tiến của huyện Mỹ Đức (Hà Nội) là những nơi ngập sâu từ một đến hai mét, bị cô lập. Trong nhiều ngày,...