20/10 nấu nồi lẩu cua đồng cùng cả nhà sum vầy thật vui nhé!
Lẩu cua đồng làm không quá khó, quan trọng là phần nấu nước dùng sao cho ngọt thơm và nguyên liệu tươi ngon là đã đạt tới 80% thành công của món ăn rồi!
Để nấu lẩu cua đồng cho 4 người ăn, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
1kg cua đồng sống
1kg rau mồng tơi
2 quả mướp
Rau muỗng bào và bắp chuối bào
Đậu hũ (nếu muốn)
200g thịt bò
200g tôm sống
Gia vị, hành tím, màu điều hoặc cà chua.
Cua mua về để ngăn đông hoặc ngâm nước đá cho cua bị lạnh co cứng, rửa sạch cua sau đó tách phần mai để riêng.
Tách xong rửa lại phần thân cua cho sạch, cho vào cối sinh tố, thêm nước xay thật nhuyễn.
Dùng thìa cafe lấy phần gạch cua để riêng.
Video đang HOT
Đeo găng tay bóp phần xác đã xay nhiều lần cho ra hết thịt cua, lọc nước cua qua rây để loại bỏ cặn. Lọc đến khi thấy xác cua trong là được khoảng 2 lít nước.
Dùng nồi nước cua đã được lọc, cho vào thêm nửa muỗng cafe muối, bật bếp lửa vừa.
Dần dần cua sẽ nổi lên trên mặt nước từng tảng to nhìn rất thích. Sau khi nước sôi thì tắt bếp.
Dùng 1 nồi khác cho 1 thìa canh dầu ăn và hành tím vào phi thơm, sau khi hành tím vàng đều vớt riêng ra chén và cho hạt màu điều rang qua cho ra hết màu rồi vớt hạt ra bỏ.
Cho gạch cua vào xào cho thơm. Từ từ đổ nước riêu cua đã nấu vào nồi. Nêm thêm 1 thìa canh hạt nêm, 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa cafe muối, 2 – 3 viên đường phèn bằng ngón tay, nêm nếm cho hợp khẩu vị gia đình rồi tắt bếp.
Nếu có thời gian bạn có thể băm thịt 3 chỉ với hành tím và gia vị trộn với giò sống và ít nấm mèo rồi nhồi vô mai cua ăn rất ngon và đẹp mắt.
Sắp xếp tôm thịt và rau ra đĩa, ăn kèm bún rất ngon.
Theo Afamily
Đến Hải Phòng nhớ thưởng thức 7 món ăn nức tiếng của đất Cảng
Có vô vàn những món ăn làm nên niềm tự hào của người dân thành phố hoa phượng đỏ.
Bánh đa cua, bún tôm, nem cua bể, bánh mì que... là những món ăn hấp dẫn với hương vị đậm đà, cách chế biến riêng biệt và dễ chinh phục thực khách.
Bánh đa cua
Bánh đa cua là món ăn làm nên tên tuổi cho ẩm thực đất Cảng. Mỗi bát bánh đa là sự tổng hòa các màu sắc phong phú: màu đỏ sậm của bánh đa, nâu hồng của gạch cua, đỏ tươi của cà chua, xanh non của rau rút và rau muống, xanh đậm của chả lá lốt chiên, thêm sắc vàng của chả cá và hành phi.
Bánh đa cua muốn ngon phải dùng chính bánh đa đặc sản của làng Dư Hàng Kênh (quận Lê Chân, Hải Phòng) nổi tiếng dẻo dai, ngâm nước lâu cũng không nát. Tương ớt ăn kèm tuy chỉ là yếu tố phụ nhưng cũng phải thuộc loại đặc biệt, được chế biến theo một vài cách thức gia truyền.
Bánh đa cua đối với người Hải Phòng cũng phổ biến như phở ở Hà Nội, bún bò ở Huế hay hủ tiếu ở Sài Gòn.
Từ những nguyên liệu gần gũi và giản đơn là cua đồng, bánh đa, các loại rau như rau cần, rau rút hợp nhau một cách đặc biệt tạo nên hương vị vừa thanh khiết lại đậm đà cho món ăn.
Bánh mì que
Bánh mì que hay còn gọi là bánh mì cay là chiếc bánh nổi tiếng của Hải Phòng. Hình dạng bánh thuôn dài, nhỏ chỉ độ 1/3 hay 1/5 chiếc bánh mì thông thường nhưng có vị giòn ngon độc đáo.
Bánh mì que đúng kiểu thường ăn với pate gan và rau thơm thái nhỏ, nướng bằng lò để lớp mỡ tan ra, quyện với pate tạo thành mùi thơm hấp dẫn.Yếu tố quyết định và làm nên độ cay nổi tiếng là Chí chương - một loại tương ớt đặc biệt, cay nồng và đỏ tươi.
Đây là món ăn lót dạ được yêu thích của tất cả mọi lứa tuổi. Bánh mì cay được bán phổ biến tại các phố Đinh Tiên Hoàng, Minh Khai, Hàng Kênh, quán Hồng Quân đường Cát Cụt hoặc Khánh Nạp ở Chợ Con...
Nem cua bể
Nếu đã được một lần nếm thử nem cua bể Hải Phòng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên hương vị đặc biệt của nó. Ngoài những nguyên liệu thông thường của món nem miền Bắc, món ăn này có thêm cái ngọt thanh của thịt cua bể - một trong những đặc sản của vùng biển quê hương.
Nem cua bể được xem là món đặc trưng của thành phố Cảng, không thể lẫn với nơi nào khác. Khác với kiểu cuốn nem dài truyền thống ở miền Nam hay của người Hà Nội, nem cua bể Hải Phòng được gói vuông, nên còn được gọi là nem vuông.
Chiếc bánh đa nem tuy giản đơn nhưng cũng phải là loại bánh tráng sản xuất theo phương pháp truyền thống địa phương, gói bọc nhân nem rồi gấp thành miếng vuông vức đẹp mắt, khi rán lên vẫn còn nguyên hương vị đặc trưng của cua bể.
Nhân nem gồm có thịt cua tươi, thịt nạc vai, tôm, nấm hương, trứng, giá... tẩm ướp gia vị vừa miệng. Khi ăn, người ta kèm với bún và rau sống, nước chấm có vị chua cay ngọt. Vị ngọt của thịt cua bể, giòn của vỏ bánh đa cuốn rán vừa chín tới, thêm chút đậm đà của mắm chấm... làm hài lòng ngay cả những người khó tính nhất
Bún tôm
Bún tôm có nguyên liệu chủ đạo là bún và hải sản (thông thường là tôm). Bún phải là loại bún sợi to, tôm là tôm sú hoặc tôm giảo tươi, tùy khẩu vị mà có thể thêm sườn non, chân giò. Rau ăn kèm thường là rau cần, rau cải xanh, mộc nhĩ, nấm hương, thì là, hành lá.
Tuy mỗi nơi có cách biến tấu khác nhau nhưng nguyên liệu nhất thiết phải có một vài món xuất xứ từ vùng biển Hải Phòng thì mới được coi là bún tôm chuẩn.
Lẩu cua đồng
Tuy không phải đặc sản vùng biển, nhưng lẩu cua đồng chế biến theo kiểu Hải Phòng vẫn có những đặc trưng không thể trộn lẫn.
Nước dùng lẩu cua Hải Phòng rất đậm đà và nhiều gạch, ăn kèm với bánh đa đỏ và chả cá biển đều là "chính hãng" đất Cảng. Ngoài vị ngon, lẩu cua Hải Phòng còn khá rẻ so với món tương tự ở Hà Nội hay một vài nơi khác.
Nguyên liệu chính của món này là cua đồng loại tươi, đồ nhúng phong phú, gồm thịt bò, giò sống, lòng non, chả cá, rau sống, hoa chuối, mồng tơi và ăn kèm bánh đa đỏ.
Bánh bèo
Bánh bèo không chỉ hấp dẫn với người Hải Phòng mà còn cả với du khách thập phương.
Bánh được làm từ thịt nạc băm nhuyễn, xào với mộc nhĩ và củ đậu, hành phi băm nhỏ... khi xào lên bánh có vị thơm nồng rất hấp dẫn. Món này ăn kèm nước chấm làm từ nước ninh xương, lúc ăn đun nóng nước chấm với ớt bột, hạt tiêu, vài miếng thịt viên...
Cơm cháy hải sản
Nhắc đến cơm cháy, nhiều người thường nghĩ đến Ninh Bình. Nhưng người Hải Phòng không nhất thiết phải đến tận Ninh Bình để thưởng thức món cơm cháy đặc biệt đó. Ngay tại đất Cảng cũng có món cơm cháy, nhưng mang đặc trưng của Hải Phòng: cơm cháy hải sản.
Cơm cháy không phải là món ăn quá khó làm. Cơm được nấu ép lại, sấy khô rồi rán giòn, nhưng thứ tạo nên dư âm cho món ăn là ở nước sốt.
Cái lạ của cơm cháy là nếu ăn với loại nước sốt nào sẽ có hương vị của nước sốt ấy, nên nước sốt càng ngon thì ăn với cơm cháy càng ngon. Vì vậy, đầu bếp ở Hải Phòng đã kết hợp giữa cơm cháy của Ninh Bình với nước sốt hải sản- món ăn quen thuộc của người Hải Phòng, để trở thành nét đặc trưng riêng của ẩm thực đất Cảng.
Thơm ngon, không ngán và đặc biệt, có thể ăn đến no, đó là những điều ẩn chứa trong món ăn lạ miệng nhưng rất bình dân này.
Theo Dân trí
Về miền Tây đừng quên thưởng thức cá lóc đồng nướng rơm Con cá lóc đồng nướng rơm có mùi thơm đặc biệt. Khi cạo sạch lớp vảy cháy khét, người ăn chỉ cần lấy một miếng thịt cá, rau xanh và dùng bánh tráng cuốn lại, chấm với nước mắm thì ngon hết ý. Món cá lóc đồng nướng trui tuy dân dã nhưng được giới sành ăn ca tụng là món ngon bấc...