2.000 tỷ thâu tóm nước sông Đuống, Hà Nội tăng giá đại gia Thái hưởng lợi
Nhà máy Nước sông Đuống đi vào hoạt động, bán nước với mức giá cao và nhà nước phải bù lỗ khi mua lại để bán lẻ cho dân. Mới đây, người Thái đã bỏ 2.000 tỷ thâu tóm DN này
Xuất hiện đại gia Thái
Thông tin từ Ủy ban chứng khoán Thái Lan cho biết, một doanh nghiệp của Thái đã chi 2,76 tỷ baht (khoảng 2 ngàn tỷ đồng) để mua 34% cổ phần của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống (SDWTP).
Cụ thể, hồi đầu tháng 8/2019, Sở GDCK Thái Lan đã được CTCP đại chúng điện và nước WHA (WHA) thông báo về việc một công ty con là WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) ký thỏa thuận đầu tư vào một doanh nghiệp tiện ích ở Hà Nội. Giao dịch hiện đã hoàn tất.
Theo đó, WHAUP mua gần 34 triệu cổ phiếu (tương đương 34%) cổ phần từ ông Do Tat Thang, một cổ đông của Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống (SDWTP) với trị giá tổng cộng hơn 2.073 tỷ đồng.
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống nằm ở Khu vưc xã Phù Đổng & Trung Mầu, huyên Gia Lâm, TP.Hà Nội có vốn đầu tư giai đoạn 1 là 5 ngàn tỷ đồng với cổ đông sáng lập là Công ty nước sạch Hà Nội 10%; Công ty TNHH MTV ứng dụng công nghệ mới và du lịch (Newtaco) 5%; CTCP Đầu tư Việt Nam – Oman (Nhà đầu tư ủy thác góp vốn) 27%; CTCP Nước Aqua One (Nhà đầu tư ủy thác góp vốn) 58%.
Cổ đông sáng lập của Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống.
Sự xuất hiện của nhà đầu tư Thái cũng đã được ghi nhận. Theo Aqua One, danh sách cổ đông hiện hữu của CTCP Nước mặt Sông Đuống đã có sự thay đổi. Theo đó, WHAUP (SG) 2DR PTE. LIMITED của Thái Lan nắm giữ 34%. Các cổ đông còn lại là: Aqua One 51%; Newtaco 5%; Công ty nước sạch Hà Nội 10%.
Còn theo Sở GDCK Thái Lan, giao dịch được thực hiện theo tỷ giá 0,0013 THB/VND, dựa trên tỷ giá trung bình của các ngân hàng thương mại được công bố bởi Ngân hàng Thái Lan công bố hôm 7/8/2019.
WHAUP của Thái Lan đã nắm giữ 34% cổ phần Nước mặt sông Đuống.
Video đang HOT
Theo WHA, SDWTP được thành lập năm 2016 và trở thành nhà cung ứng nước chính của Hà Nội. Dự án có công suất cung cấp 54,75 triệu mét khối nước sạch mỗi năm cho giai đoạn 1A và đã đi vào hoạt động trong quý 1/2019.
Đại gia Thái mua 34% cổ phần Nước sông Đuống.
SDWTP đang triển khai giai đoạn 1B với công suất mở thêm tương ứng cũng 54,75 triệu mét khối nước và dự kiến đi vào hoạt động trong quý 4/2019, nâng tổng công suất lên 109,5 triệu mét khối nước mỗi năm.
Trước khi người Thái mua cổ phần, cơ cấu SDWTP là Tập đoàn nước Aqua One khoảng 41%, Quỹ đầu tư chứng khoán Sài Gòn khoảng 10%, Công ty nước sạch Hà Nội 10%; Công ty TNHH MTV ứng dụng công nghệ mới và du lịch gần 5%.
Hơn 2 ngàn tỷ cho 34% cổ phần.
Giá nước Hà Nội tăng, đại gia Việt – Thái hưởng lợi
Cơ hội cho khoản đầu tư của doanh nghiệp Thái vào dự án này là rất lớn trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới đóng cửa các nhà máy nước ngầm trong vòng một thập kỷ tới. Trong năm 2018, WHAUP và các chí nhánh đã có 17 nhà máy sản suất nước công nghiệp và 13 nhà máy xử lý nước thải.
Cơ hội kiếm lời của người Thái là rất lớn và có thể còn gia tăng bởi giá nước Sông Đuống hiện ở mức cao so với nước Sông Đà và giá có thể tăng tiếp trong thời gian tới.
Nhà máy Nước mặt sông Đuống với những kỷ lục: lớn nhất và giá cao nhất.
Được biết, lãnh đạo Hà Nội vừa giao Sở Tài chính phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh giá nước sạch. Giá có thể tăng còn tăng tiếp trong thời gian tới trong bối cảnh Hà Nội cho biết đang bù lỗ tiền tỷ mỗi ngày cho Nha may Nươc măt Sông Đuông.
Từ 7/2017, Hà Nội tạm tính giá nước sạch của nhà máy nước sạch sông Đuống là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT) với lộ trình tăng giá tối đa 7%/năm.
Mức giá mua nước của nhà máy nước Sông Đuống hiện cao hơn nhiều so với mức giá mua của nhà máy nước sạch Sông Đà (hiện ở mức khoảng 5 ngàn đồng/m2). CTCP Nước sạch sông Đà hiện đang cấp nước sạch cho các đơn vị Viwaco và Hà Đông với giá bán 5.069,76 đồng/m3 và đang có lãi lớn hàng ngàn tỷ.
Nhà máy Nước sông Đuống đi vào hoạt động mới đây nhưng ngay lập tức nổi tiếng với giá bán đắt kỷ lục và việc vận hành khi chưa được nghiệm thu trùng với thời điểm nước sông Đà bị nhiễm dầu thải.
Lãnh đạo chính quyền và DN tại lễ khánh thành nhà máy nước sông Đuống.
Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.
Đây là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng, tổng diện tích 65ha với mức đầu tư giai đoạn 1 gần 5.000 tỷ đồng, với công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm. Cung cấp nước sạch cho khoảng 3 triệu người – chiếm 1/3 dân số Hà Nội và một số địa phương phụ cận như Bắc Ninh, Hưng Yên.
Đây là nhà máy do thuộc Tập đoàn AquaOne do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên). Bà Đỗ Thị Kim Liên hiện cũng là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch HĐQT Nhà máy Nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nước Xuân Mai – Hoà Bình, Chủ tịch Quỹ Môi trường xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund), kiêm Hiệu trưởng trường Đào tạo quản lý doanh nghiệp (CBAM).
Trước đó, nhà máy nước Sông Đà được đầu tư khoảng 1,5 ngàn tỷ đồng cho công suất tương tự, 300.000m3/ngày đêm.
H. Tú
Theo Vietnamnet.vn
Công bố BAV, mã cổ phiếu giao dịch OTC của Bamboo Airways
Hãng hàng không Bamboo Airways vừa ra thông báo liên quan đến giao dịch cổ phần của hãng, nhằm tạo thuận lợi cho cổ đông và khách hàng trong trường hợp giao dịch.
Máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giữ vai trò chủ lực trong hoạt động khai thác dài hạn của Bamboo Airways.
Cụ thể, Bamboo Airways cho biết, tổng vốn điều lệ của hãng là 4.050 tỷ đồng, tương đương 405 triệu cổ phần. Điều lệ của hãng ghi nhận và đảm bảo quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông theo đúng quy định của pháp luật.
Cổ đông được thực hiện quyền và chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần của Bamboo Airways theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của hãng.
Đáng chú ý, mã giao dịch cổ phiếu Bamboo Airways trong suốt quá trình giao dịch và thực hiện các thủ tục liên quan được thống nhất là BAV.
Như vậy, đây cũng sẽ là mã giao dịch của cổ phiếu Bamboo Airways trên thị trường phi tập trung (OTC).
Hãng tin Bloomberg mới đây cho biết, Bamboo Airways đang lên kế hoạch niêm yết khoảng 400 triệu cổ phiếu trên một trong hai sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM hoặc Hà Nội, sớm nhất là vào tháng 1/2020. Hãng dự kiến đưa ra mức giá chào bán khởi điểm 60.000 VND (2,59 USD)/cổ phiếu.
Theo ông Nguyễn Khắc Hải, Phó Tổng Giám đốc Bamboo Airways, hãng kỳ vọng đạt vốn hóa 1 tỷ USD sau khi niêm yết vào quý 1/2020. Sau khi thu về 2.200 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO), vốn điều lệ của Bamboo Airways dự kiến tăng thành 6.000 tỷ đồng.
Đợt gây quỹ này sẽ góp phần giúp Bamboo Airways mở rộng đội máy bay, hướng tới chiếm lĩnh 30% thị phần trong năm 2020, theo thông tin mà Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết trao đổi với Bloomberg.
Bamboo Airways thành lập ngày 31/5/2017. Hãng đang nắm giữ khoảng 10% thị phần thị trường hàng không Việt Nam chỉ sau 10 tháng cất cánh chính thức.
BẢO VY
Theo Bizlive.vn
Lộ danh tính 4 cá nhân chi 88 tỷ đồng cùng ôm trọn hơn 94% vốn cổ phần của Điện lực Dầu khí Bắc Kạn Có 4 cá nhân đã chi mỗi người hơn 22 tỷ đồng mua hơn 8 triệu cổ phần Điện lực Dầu khí Bắc Kạn do PV Power thoái vốn. Theo tin từ Sở GDCK Hà Nội, 4 cá nhân mua hơn 8,1 triệu cổ phiếu PBK của CTCP Điện lực Dầu khí Bắc Kạn do PV Power thoái vốn đã báo cáo kết...