20 tựa game 3DS thú vị mà bị đánh giá thấp nhất trong lịch sử (P2)
“Shadow Wars” có thể mang cái tên “Ghost Recon” trên tựa đề, nhưng cam đoan là nó không hề giống các game bắn súng mà bạn từng chơi trên console đâu. Thay vào đó, nó có cách chơi đậm tính chiến thuật kiểu “XCOM”, mỗi màn chơi đều được thiết kế tốt, số lượng binh lính có kỹ năng đa dạng, kẻ địch thông minh và một phần chiến dịch chính kéo dài tới hơn 30 giờ trải nghiệm.
Sau gần 6 năm có mặt trên thị trường, có vẻ như những tháng ngày cuối cùng của Nintendo 3DS đang sắp đến gần khi Nintendo chuẩn bị phát hành Switch, một hệ thống lai tạo console-handheld. Cuộc chia tay sẽ ngọt đắng, nhưng chắc chắn cuộc đời đáng tự hào của 3DS sẽ còn được game thủ ghi nhớ mãi.
Tương tự với bất cứ hệ thống Nintendo nào khác, 3DS là mái nhà cho rất nhiều game “Mario”, “Zelda” và “Pokémon” tuyệt vời. Đồng thời, nó còn là nền tảng mang đến sự phục sinh mãnh liệt các thương hiệu hạng hai của Nintendo như “Kid Icarus”, “Kirby” và “Fire Emblem”. Nhưng thực tế số lượng đầu game được phát triển cho 3DS còn lớn hơn thế rất rất nhiều bên ngoài những thương hiệu nổi tiếng của Nintendo.
Sau đây, ta sẽ cùng đến với phần còn lại của danh sách gồm 20 tựa game 3DS thú vị nhưng bị đánh giá thấp và đáng được hưởng một cơ hội thứ hai từ người chơi.
Series “Dead or Alive” luôn được biết đến nhờ phương diện đồ họa hơn là cơ chế gameplay, và điều đó khiến nó rất thích hợp với 3DS. Trong khi đây không phải là tựa game đối kháng có chiều sâu nhất trên 3DS, nhưng có thể nói là nó sở hữu chất lượng hình ảnh tuyệt nhất, đặc biệt là nếu bạn bật hiệu ứng 3D không cần kính, đảm bảo là mọi thứ đều trở nên chân thực và rất đã mắt.
9. Pinball Hall of Fame: The Williams Collection
Video đang HOT
“Pinball” là một thể loại hoàn hảo dành cho các hệ thống chơi game cầm tay, và tuyệt nhất trên 3DS phải kể đến bản “The Williams Collection”. Nhà phát hành Crave Entertainment đã tái tạo lại những trải nghiệm đáng nhớ của các hệ thống Pinball cổ điển và gói gém hết vào tựa game mang tính tổng hợp này, đồng thời ứng dụng khéo léo công nghệ 3D, giúp mang đến những giây phút giải trí cực vui vẻ.
“Cave Story” có khởi đầu từ trên PC và đã từng xuất hiện trên một vài hệ thống của Nintendo, nhưng phiên bản 3DS chắc chắn là xuất sắc nhất. “Cave Story 3D” tiếp tục gìn giữ yếu tố cốt truyện hay và một cơ chế điều khiển thú vị tương tự các phiên bản cổ điển, nhưng có tăng cường rõ ràng trên khía cạnh đồ họa và khiến mọi hình ảnh trở nên đẹp hơn bao giờ hết.
7. Final Fantasy Explorers
Gọi “Final Fantasy Explorers” là một tựa game nhái “Monster Hunter” không phải là sai, nhưng điều đó cũng không phải là một chuyện quá xấu xa. Lí do là bởi nó vẫn có một cơ chế gameplay đặc biệt gây nghiện và một hệ thống chế tạo trang bị phong phú mà cả triệu người yêu thích, chỉ khác cái là sử dụng phong cách thiết kế đậm chất “Final Fantasy” mà thôi. Điểm trừ lớn nhất ở trò chơi này là nó có phần đơn giản hơn, casual hơn “Monster Hunter”.
6. River City: Tokyo Rumble
“River City Ransom” là một tựa game cổ điển vốn được phát hành trên NES vào năm 1989 mà không mấy ai để tâm tới, nhưng qua năm tháng, nó ngày càng có một lượng fan đông đảo. Sau một thời gian rất dài chờ đợi, phiên bản sequel mang tên “River City: Tokyo Rumble” đã được phát hành năm 2016 và tiếc là nó cũng chịu chung số phận như người tiền nhiệm. Thực tế đây là game rất chất lượng, đánh đấm đã tay, đồ họa đẹp với những tình huống cốt truyện hài hước.
5. Code Name: S.T.E.A.M.
Thật không may, khi sự sáng tạo không phải lúc nào cũng nhận được phần thưởng xứng đáng trong thế giới game. Với cơ chế gameplay hỗn hợp yếu tố chiến thuật đi theo lượt và bắn súng góc nhìn thứ ba lẫn một bối cảnh thế giới giả tưởng cực độc đáo, “Code Name: S.T.E.A.M.” là một sản phẩm đầy sức sáng tạo nhưng tiếc rằng doanh số bán hàng của nó phải nói là rất thấp.
4. Rune Factory 4
“Rune Factory” là một series dành cho những chơi luôn cảm thấy “Harvert Moon” có phần quá chậm rãi đối với họ. “Rune Factory 4″ có sự mở rộng nội dung gameplay so với những phần trước đó, bao gồm cả khía cạnh làm nông trại, khám phá hầm ngục, chiến đấu quái vật và phát triển khu thị trấn nhỏ bé của mình lên đến quy mô hoàng gia.
3. Heroes of Ruin
Về cơ bản, “Heroes of Ruin” chính là một game “Diablo” dành cho hệ máy 3DS. Người chơi sẽ có 4 lớp nghề nghiệp khác nhau để lựa chọn, vô số dạng trang bị để thu lượm và một phần chiến dịch đi theo cốt truyện chính tương đối dài. Thậm chí, nó còn hỗ trợ chế độ chơi online 4 người, có công năng chat âm thanh tiện lợi và cả những phần thưởng đặc biệt mà không thể tìm thấy ở phần chơi đơn.
2. Fantasy Life
“‘Skyrim’ gặp gỡ &’Anime Crossing’” là lời không ít người chơi sử dụng để miêu tả về “Fantasy Life”. Trò chơi này xây dựng nên một thế giới quan giả tưởng khổng lồ, và người chơi có thể tự do làm những gì mà họ muốn, cho dù đó là hoàn thành chuỗi nhiệm vụ chính trong vai trò một người hùng hay chỉ đơn giản là ở lại thành phố để xây dựng danh tiếng của mình trên danh nghĩa một anh đầu bếp. Để khám phá hết những điểm kỳ thú của “Fantasy Life”, người chơi sẽ phải đầu tư kha khá thời gian đấy.
1. Tom Clancy’s Ghost Recon: Shadow Wars
“Shadow Wars” có thể mang cái tên “Ghost Recon” trên tựa đề, nhưng cam đoan là nó không hề giống các game bắn súng mà bạn từng chơi trên console đâu. Thay vào đó, nó có cách chơi đậm tính chiến thuật kiểu “XCOM”, mỗi màn chơi đều được thiết kế tốt, số lượng binh lính có kỹ năng đa dạng, kẻ địch thông minh và một phần chiến dịch chính kéo dài tới hơn 30 giờ trải nghiệm. Hãy chơi thử đi và chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy thất vọng với “Tom Clancy’s Ghost Recon: Shadow Wars” đâu.
Theo Denofgeek