20 triệu liều vắc-xin COVID-19 bị vứt sọt rác? Bài học từ chính nước Mỹ, và điều may mắn của Việt Nam
Bài viết dưới đây của chuyên gia giúp bạn hiểu hơn về nguy cơ hao hụt vắc xin COVID-19 và những bài học rút ra từ nước Mỹ.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến khó lường ở nhiều nơi, tiêm vắc-xin phòng bệnh đang được kỳ vọng là cách giải quyết triệt để và hiệu quả. Theo WHO, trên toàn thế giới hiện tại có đến hơn 250 loại vắc-xin đang được nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm. Trong số đó, nhiều vắc-xin đã thử nghiệm thành công, được cấp phép và đưa vào tiêm chủng đại trà cho người dân.
Tuy nhiên theo số liệu được công bố mới đây tại Hoa Kỳ, trong số hơn 88 triệu liều đã phân phối, chỉ mới hơn 66 triệu liều vắc-xin đến được với người dân. Số phận hơn 20 triệu liều vắc-xin kia đi đâu? Liệu có phải chúng đã bị bỏ vào sọt rác?
Trong bối cảnh dịch bệnh bùng nổ và khan hiếm vắc-xin, điều này thật khó chấp nhận.
Nhưng tại sao lại như vậy?
Những vấn đề có thể gặp phải khi triển khai tiêm chủng
Theo một đánh giá của WHO, hằng năm có đến 50% toàn bộ lượng vắc-xin trên toàn cầu bị quăng ra bãi rác, một phần không nhỏ là do vấn đề về chuỗi cung ứng. Vấn đề này cũng đúng đối với vắc-xin COVID-19.
Trước khi tiến hành tiêm chủng, người ta sẽ ước tính và thông báo số lượng vắc-xin cần chuẩn bị cho một khu vực. Việc ước tính quá mức sẽ tăng nguy cơ lãng phí nguồn vắc-xin. Khâu vận chuyển, bảo quản cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều tổn thất. Một số vắc-xin ngừa COVID-19 đòi hỏi vận chuyển bằng xe lạnh chuyên dụng và bảo quản trong kho đặc biệt với nhiệt độ cực lạnh -70 độ C, và những sự cố về bảo quản cũng có thể làm hỏng vắc-xin. Vì thế, chọn những vắc-xin dễ bảo quản và có công hiệu tương đương thường được cho là quyết định khôn ngoan.
Hình 1: Có rất nhiều nguyên nhân gây hao hụt nguồn vắc-xin ngay cả khi chúng chưa được mở hộp: hết hạn sử dụng, nứt vỡ, không đảm bảo nhiệt độ bảo quản khi vận chuyển,… Nguồn: BBC, Việt hoá bởi Y học Cộng đồng.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác có thể nằm ở chính sách tiêm chủng của Hoa Kỳ. Học viện Khoa học, Kỹ thuật và Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra một chiến lược gồm 4 giai đoạn để đảm bảo công bằng và tối ưu hoá hiệu quả của việc tiêm chủng cho toàn dân. Trong đó, pha 1 ưu tiên tiêm vắc-xin cho những nhân viên y tế và những người lớn tuổi có nhiều bệnh đi kèm vì họ có nguy cơ bệnh nặng và tử vong cao. Điều này hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên quy định này lại nghiêm ngặt và cứng nhắc đến mức ngăn cản những phương pháp ứng biến linh hoạt tùy theo tình huống.
Hãy tưởng tượng, bạn vừa mở một lô vắc-xin Moderna gồm 10 liều, chỉ mới 5 người đến để tiêm trong khi 30 phút nữa là hết giờ làm việc. Bạn sẽ làm gì với 5 liều còn lại? Theo ABC News, nhiều nhân viên y tế tại Hoa Kỳ cho biết họ đành phải vứt chúng vào sọt rác thay vì cố gắng tiêm 5 liều này cho những người không thuộc đối tượng ưu tiên, chẳng hạn người lao công đến dọn phòng sau giờ làm hay bác bảo vệ trước cổng. Họ bắt buộc phải làm theo chính sách của Chính phủ để không gặp rắc rối.
Trong câu chuyện “lỡ hẹn” nói trên, nhiều người có thể tự hỏi “Vì sao hẹn mà không tới?” Thật ra, có hàng trăm lý do để bệnh nhân hay nhân viên y tế không thể đến đúng giờ. Từ chuyện tắc nghẽn giao thông, bận việc quan trọng đột xuất, cho đến việc tự nhiên bị sốt. Một vài trường hợp đến tận nơi rồi mới biết là có lý do sức khỏe không thỏa mãn các tiêu chí an toàn để chủng ngừa.
Theo một đánh giá của WHO, hằng năm có đến 50% toàn bộ lượng vắc-xin trên toàn cầu bị quăng ra bãi rác, một phần không nhỏ là do vấn đề về chuỗi cung ứng.
Hiện nay, chưa có dữ liệu cụ thể về số lượng vắc-xin COVID-19 đã khui ra nhưng không được tiêm hằng ngày tại từng trung tâm tiêm chủng. Điều này cũng dễ hiểu vì những báo cáo như vậy chẳng khác nào việc “lạy ông tôi ở bụi này” hay “tự bóp cổ mình”. Trong thời điểm dịch bệnh đang rất nóng như hiện tại, thậm chí chỉ một liều vắc-xin bị vứt đi cũng có thể gây phẫn nộ đến toàn dân, đặc biệt là những người muốn tiêm nhưng chưa được tiêm chủng.
Ngoài ra, tâm lý lo lắng về những tác dụng phụ của vắc-xin đã ảnh hưởng đến không ít người. Giả sử bạn đang ở phòng tiêm chủng, đã đến lượt tiêm của mình nhưng lại có một người ngay trước bạn gặp phản ứng phụ do tiêm (đau, sưng tấy, nổi mẩn đỏ, khó thở,…). Liệu bạn vẫn sẽ tiêm, hay sẽ đổi ý và… bỏ về luôn? Đơn cử như vắc-xin của AstraZeneca sắp về, cứ 10 người tiêm thì có khoảng 1 người gặp tác dụng phụ, và nếu có gặp phải thì cũng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Dù biết là vậy, việc tiêm số lượng nhiều vào cùng một thời gian sẽ có thể làm tăng khả năng người đi sau tình cờ nhìn thấy hiện tượng và lo lắng quá mức. Đó là chưa kể có thể có người “livestream” chia sẻ trực tiếp hình ảnh gặp tác dụng phụ lên facebook, làm khuếch đại lo lắng trong cộng đồng.
Những liều vắc-xin được đặt hẹn kỹ lưỡng nhưng bị “cho leo cây” như vậy sẽ được thu xếp để kịp tiêm cho ai khác hay phải vứt đi vì không thể để sang ngày hôm sau?
Thuận lợi và khó khăn
Vừa qua, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra chiến lược rõ ràng và hệ thống giám sát chặt chẽ hoạt động tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 trên cả nước. Chiến lược này khuyến khích từng trung tâm tiêm chủng báo cáo hằng ngày, định kỳ và cả báo cáo đột xuất về tình hình sử dụng vắc-xin và cả những tác dụng phụ sau tiêm. Đơn vị đầu mối là Cục Y tế Dự phòng từng địa phương. Những báo cáo như vậy rất quý giá, giúp đánh giá tình hình và đưa ra những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình thế. Quyết định mới còn cho phép các Sở Y tế tự linh hoạt xây dựng nhu cầu và kế hoạch tiêm chủng riêng phù hợp với tình hình địa phương.
Để giải quyết nguy cơ bỏ phí vắc-xin vì không có người đến tiêm đúng hẹn, một số chuyên gia đang đề xướng việc tạo và quản lý “danh sách chờ” ở các trung tâm. Danh sách này có thể gồm những người thuộc mức ưu tiên kế tiếp được lựa chọn bởi cơ quan quản lý tiêm chủng, hoặc cho phép đăng ký tự nguyện theo địa phương.
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa The Lancet, người Việt Nam có tỉ lệ sẵn sàng tiêm vắc-xin rất cao. Đây có thể là một thuận lợi để các nhà quản lý vượt qua vấn đề thừa vắc-xin trong ngày.
Hình 2: Tiêm vắc-xin COVID-19 cho người cao tuổi có thể là một thách thức Nguồn: DW
Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng vẫn chưa có cách giải quyết triệt để về tổ chức tiêm chủng. Như tại Nhật Bản, những người già yếu, gặp khó khăn di chuyển sẽ cần người tới tận nhà để chủng ngừa. Việc này đang là một thử thách với nhóm chăm sóc tại nhà, vì sau khi tiêm cần phải chờ thêm 30 phút để theo dõi và xử lý tác dụng phụ nếu không may gặp phải (nhất là sốc phản vệ dù cực kỳ hiếm xảy ra). Điều này sẽ làm chậm lịch trình khám bệnh của các bác sĩ và điều dưỡng, thậm chí là bất khả thi.
Theo số liệu năm 2019, tỉ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Việt Nam đã hơn 11% dân số, tức khoảng gần 11 triệu người. Trong khi kế hoạch cụ thể về tiêm chủng cho nhóm người cao tuổi vẫn chưa được công bố, có thể nói rằng Việt Nam có may mắn hơn vì nhiều người già vẫn sống cùng con cái và được hỗ trợ di chuyển.
Dù vậy, chúng ta vẫn cần tính tới các phương án khả thi để hỗ trợ những người khó di chuyển hoặc đang sống neo đơn.
Y học cộng đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.
Sinh vật lạ ngoài đời thực giống 'đống dây thừng' nằm trên bãi biển
Thứ trông giống như rác thải là một loại san hô ven biển đầy màu sắc.
Một đám rối trông giống như sợi dây màu vàng bỏ đi trôi dạt vào bãi biển ở Texas, Mỹ, nhưng đống nút đặc biệt này không phải là rác. Đó là một "trùng roi biển', san hô biển mềm, dẻo đầy màu sắc.
Rebekah Claussen, 39 tuổi, hướng dẫn viên tại Công viên quốc gia (NPS), Bờ biển Quốc gia Đảo Padre gần Vịnh Mexico, đã tìm thấy một trong những "quả cầu dây" này chôn vùi trong cát.
Rebekah cho biết: "Tôi đã làm việc ở đây được 5 năm, khi mới chuyển đến đây, tôi thực sự không biết roi biển là gì. Tôi nghĩ giống như hầu hết những người mới nhìn thấy lần đầu đó giống như dây điện hoặc dây thừng, nhưng thực ra đó là một loại san hô mềm".
Sinh vật lạ ngoài đời thực giống 'đống dây thừng' nằm trên bãi biển
Loại san hô biển này có màu đỏ, vàng, cam, tím, tuy nhiên, đại diện của NPS chia sẻ rằng: "Chúng tôi chủ yếu nhìn thấy các loại màu vàng và đỏ đang trôi dạt trên các bãi biển".
Thuật ngữ "trùng roi biển" đề cập đến một số chi san hô mềm trong bộ Gorgonacea, loài sinh vật dạt vào các vùng ven biển Bắc Mỹ là trùng roi biển nhiều màu sắc, tên khoa học là Leptogorgia virgulata.
Màu sắc rực rỡ của roi biển bắt nguồn từ các đàn polyp, loài động vật nhỏ, thân mềm với tám xúc tu tạo thành một vòng quanh miệng. Theo Trung tâm khoa học hàng hải Đảo Tybee (TIMSC), khi chúng tụ lại với nhau, tiết ra các protein tạo thành bộ xương màu sẫm, phân nhánh thành những thân cây hình cái roi cao khoảng 0,9 mét.
Nhưng khi những con roi biển thoát khỏi môi trường sống ở đại dương, dạt vào các bãi biển, chúng rất dễ nhầm với dây câu, lưới hoặc dây cáp bỏ đi.
Một số cư dân mạng bình luận về bài chia sẻ về sinh vật lạ trên trang Facebook của NPS cho biết họ đã bắt gặp roi biển khi đang dọn dẹp các bãi biển ở địa phương và đã thu thập nhầm vì cho rằng đó là rác thải.
Rebekah Claussen cho biết: "Nói chúng, khi dạt vào bờ, hầu hết roi biển đã chết. Chúng tôi khuyên mọi người nên để chúng lại trên bãi biển vì đó là tự nhiên và sẽ phân huỷ, giúp ích cho hòn đảo".
Tảng băng trôi khổng lồ chưa từng có tách khỏi Nam Cực Một tảng băng trôi khổng lồ, có kích thước gấp 20 lần khu vực Manhattan, New York, Mỹ, vừa tách ra khỏi thềm băng Brunt của Nam Cực. Sự chia tách đầy kịch tính xảy ra sau khi hình thành một khe nứt lớn ở thềm băng vào tháng 11/2020 và tiếp tục phát triển cho đển khi tách hẳn. Khe nứt lớn...