20 nhân vật phản diện được yêu thích nhất của Disney (phần 2)
Một bộ phim của nhà Chuột khi muốn gây ấn tượng sâu đậm với các khán giả đôi lúc lại phải nhờ đến sự giúp sức của các nhân vật phản diện độc ác. Sau đây là phần tiếp theo của bảng xếp hạng 20 nhân vật phản diện khét tiếng nhất thuộc Disney.
10. Cruella De Vil ( 101 Dalmations)
Nói đến các chị đại diêm dúa, chúng ta không thể nào không nhắc đến quý bà Cruella De Vil. Có lẽ cuộc chiến giữa Cruella, chú chó đốm Pongo, Perdita, và đàn con thơ chính là điểm hấp dẫn nhất của bộ phim. Khoảnh khắc quý bà Cruella suýt bỏ mạng và phá hỏng chiếc xe xa hoa của mình trong lúc đuổi bắt bầy chó đốm đã chứng minh cho các khán giả thấy sự độc ác tột cùng của nhân vật này.
Còn gì đáng sợ hơn chúa tể địa ngục? Hades là một vị thần đáng sợ của địa giới trong thần thoại Hy Lạp thế nhưng Hades của nhà Chuột lại có chút… ngớ ngẩn. Được góp giọng bởi diễn viên James Woods, “Diêm Vương Hy Lạp” đã trở thành phiên bản độc ác của Thần Đèn ( Aladdin). Hades của Disney chỉ thích nói chuyện hệt như “bắn rap”, sử dụng thuật ngữ thời hiện đại và thần thái tràn đầy năng lượng. Cùng với sự hài hước của James Wood, Hadeschính là nhân vật phản diện ấn tượng nhất của Disney.
8. Dr. Facilier ( The Princess and the Frog)
Tuy tác phẩm The Princess and the Frog không được các nhà phê bình đánh giá cao nhưng nhân vật phản diện đầy bí ẩn Dr. Facilier của bộ phim lại nhận được rất nhiều nhận xét tích cực. Dr. Facilier (được góp giọng bởi Keith David) ôm tham vọng thống trị vương quốc New Orleans và để thực hiện âm mưu của mình, Facilier cần dẫn dụ chàng hoàng tử đào hoa vào bẫy nhằm trục lợi từ anh ta. Điểm ấn tượng nhất của nhân vật này có lẽ chính là lúc Dr. Facilier thể hiện nét ma mị, bí ẩn nhưng không kém phần nguy hiểm khi hát vang khúc ca Friends on the Other Side.
7. Frollo ( The Hunchback of Notre Dame)
Đây chính là bộ phim phản ánh rõ nét nhất những đặc điểm nổi bật của nhân vật thẩm phán Claude Frollo. Được lồng tiếng bởi diễn viên Tony Jay, Frollo là một trong những nhân vật phản diện “nức tiếng” với tính cách tàn nhẫn được thể hiện qua những phân cảnh giữa ông và thằng gù Quasimodo (người mà ông đã bị ép buộc nhận nuôi sau khi ra tay hại người mẹ vô tội và suýt dìm chết cậu). Sự ác độc của ông không chỉ dừng lại ở đó, nó còn được thể hiện ở cách ông đối xử với nàng vũ nữ Esmeralda. Dù đã hơn 20 năm trôi qua nhưng tác phẩm The Hunchback of Notre Dame vẫn giữ vững ngôi vị huyền thoại của mình với bài nhạc phim Hellfire quen thuộc.
Video đang HOT
6. Ursula ( The Little Mermaid)
Có thể bạn đang tự hỏi vì sao phù thủy Ursula lại không nằm trong top 5 ở bảng xếp hạng các nhân vật phản diện nhà Disney nhưng có một sự thật đắng lòng mà bạn nên biết: Ursula (được lồng tiếng bởi Pat Carroll) chính là nhân vật thất bại nhất của bộ phim. Bà ta là một đứa em gái ngỗ nghịch của vua Triton, thường sử dụng tà thuật của hòng thống trị cả đại dương. Ariel, thiếu nữ mang khát vọng bước chân vào thế giới loài người, quả là một con mồi quá đơn giản với Ursula. Vì vậy, dù thủ vai phản diện chính trong phim nhưng phù thủy Ursula lại sở hữu đất diễn quá ít.
5. The Coachman ( Pinocchio)
The Coachman tuy chỉ là một nhân vật phụ nhưng sự đáng sợ của ông ta thì chẳng thua kém gì các chị đại, anh lớn khác. Ông ta đã thành công trong việc bỏ trốn vào cuối phim, đây chính là lí do khiến ông ta trở nên kinh khủng trong mắt khán giả. Ông đã dụ dỗ những đứa trẻ hư hỏng rơi vào tay mình rồi biến bọn chúng thành những con lừa ngu ngốc và bán chúng cho những người ở mỏ muối. Câu nói “Bọn chúng sẽ không bao giờ trở về trong hình dạng con người!” của The Coachman đã gây ám ảnh cho nhiều thế hệ khán giả. Cá voi Monstro hung hăng đã phải trả cái giá đắt cho sự xấu xa của mình, nhưng gã Coachman thì vẫn sống sót cho đến giây phút cuối cùng.
4. Gaston ( Beauty and the Beast)
Một phiên bản trái ngược của Prince Charming, gã thợ săn Gaston chính là một trong những nhân vật phản diện đẹp trai và quyến rũ nhất của nhà Chuột. Gã có hẳn một bài hát mang tên của mình với giai điệu réo rắt sự kiêu ngạo nhằm nói lên sự ngưỡng mộ của đám đông vây xung quanh gã, cho thấy lý tưởng sống hợm hĩnh và tính cách đầy tự phụ của Gaston. Nửa sau bộ phim đã chứng minh cho khán giả thấy rằng Gaston quả là một nhân vật đê tiện và hèn hạ, một người sẵn sàng lợi dụng vẻ ngoài điển trai của mình để đạt được thứ mà gã muốn. Khi gã không chiếm hữu được thứ gã mong muốn – ví dụ như nàng Belle – gã sẽ hóa điên như một con mãnh thú. Cùng với chất giọng trầm ấm đầy ấn tượng của Richard White, Gaston đã trở thành một nhân vật phản diện đáng nhớ trên màn ảnh.
3. Scar ( The Lion King)
Điều đã khiến ngài sư tử Scar trở nên tuyệt vời và kỳ quặc chính là giọng lồng tiếng của nam diễn viên Jeremy Irons. Nam diễn viên đã lột tả thành công Scar với một tâm hồn bị tổn thương nặng nề, một người em hài hước chẳng bao giờ có tham vọng kế vị ngôi vương của Pride Rock. Tuy nhiên, khi Jeremy Irons rời khỏi vị trí lồng tiếng của mình, nam diễn viên Jim Cummings đã thay thế anh và tạo nên sự khập khiễng lớn giữa giọng lồng tiếng, khiến ngài sư tử Scar mất đi nét ấn tượng vốn có.
2. Maleficent ( Sleeping Beauty)
“Bây giờ, các ngươi sẽ phải đối mặt với ta – và sức mạnh của địa ngục!” – đây chính là câu thoại kinh điển của phù thủy Maleficent khi bà ta hóa thành con rồng khổng lồ và ngăn chặn hoàng tử Philip giải cứu công chúa Aurora. Sleeping Beauty là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời và nhân vật phản diện của bộ phim lại càng tuyệt vời hơn nữa. Phụ tá của bà ta, con quạ đen đúa, cũng không kém phần đáng sợ khi hết lòng trung thành phò tá phù thủy Maleficent, giúp bà thể hiện được uy quyền của mình trước mọi người. Thế nhưng, vào khoảnh khắc bà ta hóa thành rồng, hình tượng phù thủy khôn khéo của Maleficent đã sụp đổ trong nháy mắt.
1. Man ( Bambi)
Các bạn không nhìn lầm đâu. Đúng vậy, nhân vật phản diện tàn độc nhất chính là Man – con người chúng ta. Khi nhắc đến các ông trùm máu mặt ở Disney, nhân vật Man trong Bambi luôn luôn được xếp ở vị trí đầu bảng. Tác phẩm hoạt hình kinh điển năm 1942 nói về quá trình trưởng thành của chú nai Bambi từ lúc chào đời cho đến lúc trở thành vua của khu rừng. Đồng thời, bộ phim cũng đề cập đến mối thù giữa Bambi và Man khi hắn lấy mạng mẹ của Bambi – một trong những phân cảnh đáng nhớ của bộ phim.
Theo saostar
Điều gì sẽ xảy ra nếu Disney hết phim hoạt hình gốc để làm lại?
Phải chăng gã khổng lồ Disney đang dần cạn ý tưởng khi liên tục làm lại những bộ phim hoạt hình kinh điển từ hàng chục năm trước?
Trong vài năm vừa qua, Disney đã bắt đầu kế hoạch làm lại hàng loạt tác phẩm hoạt hình nổi tiếng của hãng như Cinderella (2015), The Jungle Book (2016) và Beauty and the Beast (2017),... Trong năm sau, "nhà chuột" có thêm 3 phim làm lại chuẩn bị công phá các rạp chiếu gồm Dumbo (2019), Aladdin (2019) và The Lion King(2019). Nhưng Disney sẽ ra sao nếu không còn phim hoạt hình gốc để làm lại nữa?
1. Tiếp tục... làm lại những bộ phim hoạt hình ít nổi tiếng hơn
Trên thực tế, Disney đã thực hiện tổng cộng 57 phim hoạt hình kể từ Snow White and the Seven Dwarves (1937) cho tới Ralph Breaks the Internet (2019). Tuy nhiên, không phải tất cả các tác phẩm đều thành công và được khán giả biết đến. Nếu cứ tiếp tục làm lại phim hoạt hình thành người đóng thì sẽ tới lúc hãng buộc phải sử dụng tới những bộ phim ít tiếng hơn.
Loạt phim như Hercules (1997), The Rescuers (1977) hay Robin Hood (1973) dù không nổi tiếng nhưng vẫn có một lượng fan nhất định. Thậm chí, nhiều bộ phim bị đánh giá thấp như Treasure Planet (2002) hay Atlantis: The Lost Empire (2001) cũng xứng đáng có một phần người đóng.
Nếu chọn làm lại những bộ phim thuộc hàng kém nhất như The Fox and the Hound(1981) thì Disney vẫn có thể tạo nên sự mới lạ nếu biết thay đổi cốt truyện một cách hợp lý. Trường hợp của The Black Cauldron (1985) khá thú vị khi được xem là bộ phim tệ nhất của Disney. Tuy nhiên, "nhà chuột" vừa có được bản quyền loạt tiểu thuyết gốc The Chronicles of Prydain và nhiều khả năng đưa vào khai thác trong tương lai.
2. Tạo các phần phim tiếp theo từ thương hiệu cũ
Một cách khác để Disney có thể tạo ra thêm nhiều tác phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng thay vì tìm đến những tựa phim ít khán giả hơn chính là làm các phần tiếp theo. Đơn cử như Maleficent (2014) - tác phẩm làm lại từ Cinderella (1950) - đang trong quá trình thực hiện phần thứ hai và dự kiến ra mắt khán giả năm 2020.
The Jungle Book với doanh thu lên đến gần 1 tỷ USD cũng đã được hãng bật đèn xanh cho phần hậu truyện. Đây là một chiến lược dễ hiểu khi các phần tiếp theo vẫn được hưởng lợi thế từ thương hiệu của phim gốc cũng như thành công của người tiền nhiệm.
Thú vị ở chỗ, Disney buộc phải tạo ra những câu chuyện hay chuyến phiêu lưu mới cho các tác phẩm hậu truyện. Đây là lúc họ thể hiện tài năng sáng tạo dựa trên những chất liệu cũ. Khán giả hẳn sẽ hào hứng muốn xem tiếp những gì sẽ xảy đến với nữ phù thủy Maleficent (Angelina Jolie) cùng nàng công chúa Aurora (Elle Fanning) trong tương lai.
Loạt phim như Aladdin (1992), Mulan (1998), The Little Mermaid (1989), Peter Pan (1953) hay The Sword in the Stone (1963),... đều chứa đựng những thế giới thần thoại, đầy màu sắc mà "nhà chuột" có thể khai thác sâu hơn với nhiều câu chuyện mới thú vị.
3. Chuyển thể những tác phẩm khác
Ai cũng biết rằng Disney ngày nay chính là một đế chế phim ảnh với doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm. Hãng đã mua lại nhiều tài sản và thương hiệu từ nhiều studios khác. Pirates of the Caribbean là một ví dụ điển hình. Vốn chỉ là một trò chơi thuộc Disneyland, "nhà chuột" đã biến thương hiệu này thành loạt phim điện ảnh ăn khách trên toàn cầu và chuẩn bị một kế hoạch tái khởi động trong tương lai gần.
Sắp tới đây, Jungle Cruise cũng là một trò chơi khác ở Disney chuẩn bị bước lên màn ảnh rộng trong năm 2020. Và dĩ nhiên ai cũng biết công viên giải trí khổng lồ này còn vô số trò chơi khác đang xếp hàng chờ được chuyển thể. Sau đó, họ có thể dễ dàng tạo ra các phần tiếp theo như trước đây.
Ngoài ra, hãng cũng còn vô số nhân vật hoạt hình trên màn ảnh nhỏ nổi tiếng như chuột Mickey, vịt Donald hay hai chàng sóc Chip và Dale,... Jordan Peele - đạo diễn tác phẩm kinh dị Get Out (2017) đình đám - đang ngõ ý muốn làm phim về Gargoyles dựa trên series cùng tên của Disney năm 1994-1996.
Có vẻ như đế chế Disney vẫn sẽ còn kéo dài và hãng dư sức làm lại phim hoạt hình trong nhiều năm nữa trước khi tính đến phương án dự phòng vốn còn đồ sộ hơn nữa. Dumbo dự kiến công chiếu ngày 23/03/2019, Aladdin ngày 24/05 còn The Lion King là ngày 19/07.
Theo Trí thức trẻ
5 phản diện màn ảnh ban đầu chỉ muốn cho ăn vả nhưng càng xem lại càng mê Ghét thì vẫn ghét, nhưng bạn không thể không thừa nhận chính những nhân vật phản diện đáng ghét trong phim lại tạo nên một sức hút khó cưỡng. Nếu có ít nhất một lần trong đời bạn cảm thấy nghiện... ghét một nhân vật nào đó trong một bộ phim, thì xin chúc mừng, bạn đã đến với hội fan cạ cứng...