20 nhà đầu tư Hàn Quốc tìm cơ hội hợp tác tại TP. Hồ Chí Minh
Thông tin từ Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HEPZA), ngày 15/10/2018 HEPZA có buổi đối thoại đón tiếp 20 nhà đầu tư thuộc Hiệp hội phát triển công nghiệp quang tử học Hàn Quốc ( KAPID) tham gia đối thoại tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư mở nhà máy và đào tạo nhân lực tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện HEPZA giới thiệu tổng quan về đơn vị, môi trường đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh cũng như các đặc điểm nổi bật, những cơ hội đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp tại đây với đoàn Hàn Quốc tại buổi gặp mặt.
Theo ông Trần Việt Hà – Trưởng Phòng Quản lý Đầu tư – đại diện HEPZA, trong quá trình làm việc, các thành viên trong đoàn rất quan tâm đến các vấn đề hỗ trợ cho doanh nghiệp, cũng như các chính sách về thuế và ưu đãi kèm theo. HEPZA và đại diện Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ doanh nghiệp các khu chế xuất và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (JESC) đã giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp và giới thiệu về dịch vụ “một cửa” tại Ban Quản lý, dịch vụ hỗ trợ về đầu tư, lao động, môi trường, xây dựng cũng như đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang và sẽ hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh.
Đại diện JESC, Bà Nguyễn Ngọc Điệp – Giám đốc JESC và ông Hoàng Bửu Quốc cho biết, thành phần đoàn lần này của KAPID đều là các doanh nghiệp đến từ ngành sản xuất năng lượng, đèn chiếu sáng LED, thiết bị cáp quang và thiết bị giàn khoan biển có nhu cầu tìm hiểu về môi trường đầu tư của TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt trong các khu chế xuất, khu công nghiệp.
Ông Hoàng Bửu Quốc thông tin các lĩnh vực hoạt động của JESC về dịch vụ cung ứng nguồn nhân lực, đào tạo và tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp tại buổi gặp mặt.
Các thành viên mong muốn sau khi khảo sát sẽ nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của Ban Quản lý để hướng dẫn, tư vấn đầu tư và xúc tiến đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ông Hoàng Bửu Quốc cho biết thêm.
Nhật Thư
Tho TPO
Họp báo thường kỳ: Những tín hiệu tích cực từ Bộ Công Thương
Người thuê nhà được hưởng đúng giá điện quy định của Nhà nước; 26 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD; Nhiều dự án đã giảm lỗ, giảm nợ; tiếp tục cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh... đó là những thông tin đáng chú ý được lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin đến báo chí trong buổi họp báo thường kỳ hôm 17/10/2018.
Video đang HOT
Tiếp tục cắt giảm trên 72% điều kiện kinh doanh
Thông tin về phương án cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh tại buổi họp báo, ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho biết, trong giai đoạn 2019 - 2020, Bộ sẽ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%).
Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%, tập trung vào các lĩnh vực như: an toàn thực phẩm, kinh doanh thuốc lá, kinh doanh , hóa chất...
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh những kết quả đạt được của Bộ Công Thương trong thời gian qua cũng như những báo cáo tại cuộc họp này cho thấy sự nỗ lực của Bộ Công Thương
Cũng theo ông Nguyễn Anh Sơn, thưc hiên chu trương cua Đang, Nha nươc trong xây dưng và kiên tao, thời gian qua Bô Công Thương đa tao điêu kiên thuân lợi cho cac doanh nghiêp, tô chưc, ca nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do vậy, Bô đa trinh Chinh phu ban hanh tông công 9 Nghi đinh, căt giam 677 điêu kiên kinh doanh. Đông thai nay nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của các chuyên gia, công đông doanh nghiêp và người dân, đặc biệt là sự ghi nhận và biểu dương của Thu tương Chính phủ.
Ông Nguyễn Anh Sơn nhấn mạnh, cùng với việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, Bộ Công Thương cũng đang đẩy nhanh tiến độ triển khai Chính phủ điện tử theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương và thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử quy định.
Trước đó, ngày 12/10, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Phương án rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019 - 2020.
Nhiều dự án đã giảm lỗ, giảm nợ
Thông tin về tình hình xử lý 12 dự án, ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết các dự án được xem xét đều có chuyển biến tích cực, nhiều dự án đã giảm lỗ, giảm nợ.
Cụ thể, theo ông Dương Duy Hưng, các dự án đều có chuyển biến tích cực. Đã có 2 nhà máy từng bước hoạt động hiệu quả (trong 8 tháng đầu năm 2018, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng đã có lãi 147,68 tỷ đồng và Nhà máy Thép Việt - Trung có lãi 527,2).
Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ đang hồi sinh
Sau 2 năm, tổng dư nợ của 12 dự án đều giảm (đến thời điểm hiện tại, đã giảm thêm 124 tỷ so với đầu năm 2018). Dẫn chứng về con số, song Vụ trưởng Vụ Kế hoạch vẫn nhấn mạnh, quan trọng hơn là các dự án này đã hoạt động ổn định, đi vào nề nếp. Đến năm 2020 xử lý dứt điểm được các dự án thua lỗ theo đúng lộ trình Chính phủ đã đề ra, Vụ trưởng Dương Duy Hưng kỳ vọng.
Với tình hình trên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch thẳng thắn cho rằng, 12 dự án này, các vấn đề khó khăn vướng mắc rất nhiều (bởi vì có dự án kéo dài hơn chục năm). Vụ trưởng cũng chỉ ra nhiều khó khăn trong việc xử lý các dự án, trong đặc biệt là vấn đề liên quan tới việc xử lý các tranh chấp tại các hợp đồng EPC. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc sát sao của Chính phủ, các Bộ, ngành, 12 dự án yếu kém từng bước được cải thiện, bên cạnh đó, còn xử lý được các vấn đề liên quan đến môi trường, an sinh xã hội... tạo tiền đề để xử lý hiệu quả các vấn đề còn tồn đọng, yếu kém.
Tổng cục Quản lý thị trường không làm tăng biên chế
Ngày 12/10, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã chính thức đi vào hoạt động. Việc nâng cấp từ Cục lên Tổng cục, đồng thời các Chi cục QLTT địa phương được đưa về trực thuộc Bộ Công Thương khiến không ít người lo ngại biên chế của Bộ Công Thương sẽ tăng lên, đi trái với mục tiêu cắt giảm đầu mối quản lý.
Về vấn đề này, ông Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho hay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, vi phạm, gian lận thương mại, hàng nhái hàng giả ở nước ta ngày càng tăng lên. Vài năm trước, các vụ vi phạm này chỉ cục bộ ở địa phương nhưng những năm gần đây ngày càng diễn ra trên diện rộng, liên tỉnh, liên vùng. Thực tiễn đó đòi hỏi phải tổ chức lại lực lượng QLTT để quản lý tốt hơn.
Tuy nhiên, để Tổng cục QLTT được thực hiện theo mô hình mới thì phải sắp xếp, đưa các Chi cục QLTT đang ở địa phương về trực thuộc Bộ Công Thương. Như vậy, dù Bộ Công Thương tăng biên chế nhưng các địa phương lại giảm.
Bên cạnh đó, trước khi thành lập Tổng cục QLTT, Bộ Công Thương đã giảm nhiều đầu mối QLTT và đặt mục tiêu đến hết 2020 sẽ giảm 305 đội. Riêng trong năm 2019, kiện toàn 38 cơ quan QLTT cấp tỉnh thành 19 cơ quan QLTT liên tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Rà soát, sắp xếp 25 Cục QLTT cấp tỉnh theo hướng khu vực liên tỉnh.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng được giao nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu, có phương án sắp xếp cho giai đoạn sau 2021 để tổ chức bộ máy của lực lượng quản lý thị trường tinh gọn, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Khẳng định thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, trước đây, lực lượng QLTT có 63 đầu mối địa phương và 1 đầu mối ở Bộ Công Thương là 64. Tuy nhiên con số này sẽ dần giảm còn 38 đầu mối liên tỉnh. Số đầu mối giảm đi nên không có gì mâu thuẫn giữa việc thành lập Tổng cục QLTT với việc giảm đầu mối quản lý. Biên chế không những không tăng mà còn giảm.
Nhờ quỹ bình ổn mà giá xăng không tăng cao
Trả lời câu hỏi của báo chí về việc giá xăng dầu tăng cao nhất từ đầu năm đến nay hôm 6/10, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, từ đầu năm đến nay, liên bộ có 18 lần điều hành giá xăng dầu, trong đó có 2 lần điều chỉnh giảm, 6 lần điều chỉnh tăng giá, 10 lần giữ ổn định giá.
Tuy nhiên, để giữ ổn định giá xăng dầu tổng cộng 10 lần, Bộ Công Thương đã phải trích quỹ bình ổn để bù, đảm bảo không tăng giá. Tổng cộng là hơn 18.466 đồng/lít cho 10 lần.
Tổng cộng đến ngày 25.9, quỹ bình ổn giá phải chi 5.500 tỷ đồng. Đến ngày 31.8, quỹ còn 3.100 tỷ đồng. "Lần gần đây nhất, Bộ đã quyết định không trích lập quỹ bình ổn nữa", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.
Theo quy định, Liên bộ sẽ trích quỹ 300 đồng/lit từ quỹ bình ổn giá, nhưng do vừa qua, giá xăng dầu thế giới tăng rất cao nên Liên bộ Công thương Tài chính quyết định ngừng trích quỹ.
Theo Thứ trưởng, lẽ ra lần điều chỉnh giá gần đây, xăng phải tăng hơn 1.500 đồng/lít nhưng chúng ta đã có quỹ xăng dầu bù lại hơn 800 đồng/lít nên xăng dầu chỉ tăng có gần 700 đồng/lít.
"Đây là lợi ích rõ ràng của quỹ bình ổn giá xăng dầu. Nếu không có quỹ này thì giá xăng dầu thế giới tăng bao nhiêu thì ta tăng bấy nhiêu, giảm bao nhiêu thì giảm bấy nhiêu", Thứ trưởng nói.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, ở Việt Nam có hiện tượng "lạm phát kỳ vọng", tức là giá xăng tăng thì nhiều mặt hàng không liên quan cũng tăng theo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, đầu vào của các doanh nghiệp, cao hơn nữa là ảnh hưởng đến GPI. Do vậy việc sử dụng quỹ bình ổn đã phát huy tác dụng của nó.
Trước mắt, chúng ta thực hiện không trích quỹ bình ổn giá, trong thời gian tới, việc điều chỉnh xăng dầu như thế nào còn phụ thuộc vào tình hình thực tiễn, giá xăng dầu thế giới và quỹ bình ổn giá còn lại bao nhiêu.
Ngoài ra, từ ngày 1/1/2019, thực hiện nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thuế môi trường cho xăng dầu tăng theo trần từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng, có nghĩa 1 lít xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng. Khi đó vai trò của quỹ bình ổn sẽ hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ông Hải cũng cho biết, điều này còn phụ thuộc vào việc quỹ còn bao nhiêu.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc thực hiện cam kết của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trước Quốc hội tại những kỳ họp trước, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, những kết quả đạt được của Bộ Công Thương trong thời gian qua cũng như những báo cáo tại cuộc họp này cho thấy sự nỗ lực của Bộ Công Thương mà đứng đầu là đồng chí Bộ trưởng.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, những việc Bộ Công Thương đã hoàn thành về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, ổn định thị trường trong nước, tăng cường quản lý thị trường và rất nhiều kết quả khác đạt được đã minh chứng cho những điều mà Bộ trưởng đã cam kết trước Quốc hội và cử tri cả nước.
Hồng Hà
Theo tapchicongthuong
Hơn 550 tỷ đồng xây dựng nút giao thông 3 tầng tại Đà Nẵng Dự án Cải tạo cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý, quận Hải Châu, Đà Nẵng có tổng diện tích sử dụng đất 79.218 m, tổng mức đầu tư 550,255 tỷ đồng. Ngày 16/10, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, UBND TP vừa có Tờ trình 7754 gửi HĐND TP đưa ra kỳ họp thứ 8 (bất thường)...