20 “nguyên tắc vàng” để ăn uống lành mạnh nhất (P2)
Dưới đây là 10 nguyên tắc còn lại giúp bạn luôn ăn uống lành mạnh. Hãy xem bạn thực hiện được bao nhiêu nguyên tắc nhé.
11. Ăn nhiều rau màu sẫm: Là những loại rau có màu xanh, đỏ hoặc tím sẫm. Mỗi ngày ăn 500gr rau xanh, trong đó rau màu sẫm chiếm hơn 1 nửa là tốt nhất, hàm lượng vitamin C trong đó cao gấp đôi so với rau màu nhạt. Chẳng hạn như giữa cà tím sẫm và cà tím nhạt, hành tím và hành trắng, bắp cải trắng và bắp cải tím, khoai lang tím và khoai tây, giá trị dinh dưỡng của những loại rau củ có màu sẫm đều cao gấp đôi so với những rau củ màu sáng (màu nhạt).
12. Ăn cả dầu động vật lẫn thực vật: Chỉ ăn dầu thực vật có thể sẽ làm gia tăng peroxit trong cơ thể, đẩy nhanh sự lão hóa, còn có thể ảnh hưởng tới sự hấp thụ vitamin, tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết. Trong khi đó dầu động vật lại chứa nhiều axit vigabatrin, lipoprotein có lợi cho tim mạch.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu muốn ăn uống lành mạnh, hãy dùng 1 phần dầu động vật, 1 phần dầu thực vật trong chế độ ăn uống của mình để có thể bổ sung cho nhau.
Ảnh minh họa
13. Ăn cơm trong môi trường yên tĩnh: Trường Đại học Manchester nghiên cứu rằng, tiếng ồn càng lớn, cảm giác về vị ngọt và vị mặn của người ăn cơm sẽ giảm xuống. Theo nghiên cứu, môi trường ăn uống ồn ào sẽ khiến vị giác bị giảm sút.
Các chuyên gia kiến nghị, khi ăn đừng chọn nơi quá ồn ào, những nơi có tiếng nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
14. Đừng ăn một mình: Ăn một mình dễ sinh ra tâm lý xấu, hơn nữa ăn uống đơn điệu còn gây mất cân bằng dinh dưỡng. Có thể ăn cơm cùng đồng nghiệp, người thân, tâm trang sẽ thư thái, dịch vị tiết ra cũng nhiều hơn, có thể giúp thức ăn nhanh chóng được tiêu hóa và hấp thu.
Ngoài ra, ăn cơm cùng nhiều người, các loại thức ăn sẽ đa dạng hơn, ăn mỗi thứ một ít sẽ dễ đạt được sự cân bằng dinh dưỡng.
Video đang HOT
15. Cho dấm vào canh xương: Sự hấp thụ canxi của cơ thể bị cản trở bởi nhiều nhân tố. Thực phẩm giàu canxi gồm có sữa, trứng, súp, cá, đậu… Nồng độ axit của đường tiêu hóa không đủ sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi.
Do đó, khi nấu đồ ăn hãy nêm vừa đủ một ít dấm, có thể giúp canxi trong thực phẩm chuyển hóa thành canxi axetat dễ được hấp thụ hơn.
16. Ăn một lần thực phẩm xơ mỗi ngày: Cơ thể đã nạp đủ chất béo và protein dư thừa, với tác dụng của khuẩn Escherichia coli,sẽ trở thành chất thối rữa có hại.Chất xơ có thể bao quanh chúng và bài tiết ra ngoài.
Vì vậy, tốt nhất hãy ăn một ít thực phẩm chất xơ thô như yến mạch, gạo nâu, lúa mạch, khoai lang, ngô…
Ảnh minh họa
17. Ăn thức ăn có độ cứng phù hợp: Theo độ tuổi khác nhau, có thể bổ sung vừa đủ một ít thực phẩm cứng như hoa quả, mía, dưa chuột sống… Khi ăn thức ăn cứng, số lần nhai tăng lên hoặc tần suất nhanh hơn, lưu lượng máu trong não bộ cũng tăng đáng kể, kích hoạt vỏ não, giúp ngăn chặn lão hóa não và phòng chống bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, hãy chọn thực phẩm có độ cứng vừa phải và phù hợp với sức khỏe của răng cũng như dạ dày của bạn.
18. Nhai kỹ: Động tác này sẽ hỗ trợ tiêu hóa, các chuyên gia kiến nghị, cứ nhai một miếng gác đũa xuống một lần, tập trung sự chú ý vào hoạt động nhai trong miệng, mỗi miếng nhai kỹ khoảng trên 30 lần là được.
19. Ăn ít muối: Sách hướng dẫn chế độ ăn uống mới của Mỹ khuyến cáo, lượng muối ăn hàng ngày nên giảm xuống mức 2300mg (khoảng 1 muỗng cà phê). Những người ở độ tuổi trên 52 và mắc bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường, lượng muối nạp vào cơ thể nên giảm xuống 1.500mg.
Ăn ít muối (chỉ vừa đủ cho cơ thể) sẽ giúp bạn phòng được nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.
20. Chớ lạm dụng gia vị: Theo nghiên cứu của Cục quản lý dược thực phẩm Mỹ (FDA), trong các loại gia vị tự nhiên như quế, thì là… đều chứa ít hoặc nhiều chất safrole, có thể gây ung thư gan. Ăn nhiều không chỉ gây khô miệng, đau họng, chán nản mà còn dễ khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị và đầy hơi. Vì vậy, khi nấu ăn bạn đừng dùng quá nhiều gia vị thì sẽ tốt nhất cho sức khỏe.
Theo VNE
20 "nguyên tắc vàng" để ăn uống lành mạnh nhất (P1)
Nếu bạn thực hiện được những nguyên tắc trong ăn uống như sau xem như bạn đã biết cách ăn uống lành mạnh. Nếu chỉ làm được dưới 5 điều, bạn cần phải chú ý để kịp thời điều chỉnh.
1. Ngồi thẳng lưng khi ăn: Khi ăn cơ thể quá thoải mái dễ bị gù lưng. Chúng ta đều biết, gù lưng sẽ gây áp lực lên thực quản và dạ dày, ảnh hưởng tới tiêu hóa. Ngoài ra, ăn cơm với một chiếc bàn thấp, ngồi trên sô pha hay ngồi xổm khi ăn cơm đều gây áp lực cho bụng, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu của đường tiêu hóa, lâu dần có thể gây ra các vấn đề dạ dày, ảnh hưởng tới chức năng tim phổi. Tư thế ăn uống đúng là ngồi thẳng lưng, để dạ dày không chịu một áp lực nào.
2. Ăn đồ ăn dạng lỏng khi quá đói: Khi bị đói cảm giác thèm ăn cực kỳ mạnh, nhìn món gì cũng muốn ăn. Thực ra, lúc này chức năng tiêu hóa của dạ dày đã bị suy giảm, nếu ăn uống vội vã dễ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém.
Lúc quá đói, hãy ăn một ít đồ ăn dạng lỏng hoặc mềm như cháo, mỳ hoặc bún, rồi mới từ từ trở lại chế độ ăn uống bình thường. Cần đặc biệt lưu ý, khi đói quá không nên uống sữa, sữa đậu nành, sữa chua và khoai lang, vì có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Ảnh minh họa
3. Hai bữa ăn cách nhau 4 - 6h: Thời gian giữa 2 bữa ăn quá lâu hoặc quá nhanh đều ảnh hưởng xấu tới cơ thể, quá lâu sẽ gây đói, ảnh hưởng tới hiệu quả lao động và làm việc. Ăn các bữa quá gần nhau khiến cơ quan tiêu hóa chưa kịp nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng và hoạt động tiêu hóa. Các thức ăn hỗn hợp thông thường thường lưu lại 4-5h trong dạ dày, do đó, thời gian giữa 2 bữa ăn khoảng 4 -6h là thích hợp.
4. Hãy chọn những món ưa thích: Những món ăn trên bàn chắc chắn có thứ bạn thích và không thích, vậy lúc này nên chọn món gì? Theo các chuyên gia, trước tiên hãy chọn món bạn thích, điều này sẽ giúp bạn hài lòng về mặt tâm lý, tâm trạng vui vẻ sẽ sinh ra cảm giác no bụng, tránh ăn quá nhiều. Đây cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong việc ăn uống lành mạnh.
5. Không dùng máy tính sau bữa ăn: Sau khi ăn cơm, máu trong cơ thể sẽ tập trung đồ về cơ quan tiêu hóa, não thường bị thiếu máu. Lúc này, hoạt động não bộ sẽ gây ra các vấn đề như căng thẳng tinh thần, trí nhớ giảm sút..., còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, sau khi ăn cơm nhất định phải nghỉ ngơi trên nửa giờ rồi mới làm việc. Nghe nhạc, dạo bộ đều là những lựa chọn tốt.
6. Không nói chuyện buồn khi ăn: Khi ăn nói chuyện sẽ khiến số lần nhai giảm đi, nước bọt tiết ra cũng ít theo, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Một nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho biết, thảo luận những vấn đề phức tạp hoặc gây thất vọng trong lúc ăn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và tiêu hóa, khi ăn cơm có thể nói những chủ đề đơn giản, vui vẻ.
Ảnh minh họa
7. Ăn đồ nóng vào buổi sáng: Vào sáng sớm, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể đều bị co thắt, lúc này nếu ăn đồ lạnh, có thể khiến hệ tiêu hóa bị co thắt thêm. Theo Đông y, bữa sáng nên ăn đồ nóng, giúp bảo vệ dạ dày.
Bạn hãy uống một cốc sữa nóng, ngũ cốc nóng, sữa đậu nóng vào bữa sáng, rồi mới thưởng thức các thức ăn khô khác như bánh mỳ, bánh quy...
8. Uống trà sau khi ăn ít nhất là 30 phút: Sau khi ăn không nên lập tức uống trà, nếu không sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, tanin trong trà và hỗn hợp protein trong thức ăn sẽ sinh ra những chất rắn khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày. Uống trà sau bữa ăn nửa giờ có thể thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, có tác dụng sát khuẩn, tiêu độc và bảo vệ răng.
9. Đừng ăn đồ lạnh vào buổi tối: Sau 7h tối, sự trao đổi chất của các chất dịch trong cơ thể giảm xuống, lúc này mà ăn đồ lạnh, không những không giảm mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
10. Bớt ăn ngọt sau bữa ăn: Bữa chính đã được cung cấp đủ lượng đường, nếu ăn thêm đồ ngọt, cơ thể sẽ hấp thụ dư lượng đường và tinh bột. Sau khi ăn những món quá nhiều dầu mỡ thì không được ăn đồ ngọt nữa.
Theo VNE
Nguyên tắc vàng giúp bạn trẻ lâu, đẩy lùi lão hóa Điều gì khiến cho chúng ta già đi và cơ thể bị lão hóa như vậy? Làm sao để giảm các dấu hiệu và tốc độ lão hóa? Hãy tham khảo nguyên tắc "vàng" sau đây nhé. Lão hóa là một trong những biểu hiện của tuổi già. Nó là một quy luật tự nhiên của đời người nhưng đối với chị em...