20 “nguyên tắc vàng” để ăn uống lành mạnh nhất (P1)
Nếu bạn thực hiện được những nguyên tắc trong ăn uống như sau xem như bạn đã biết cách ăn uống lành mạnh. Nếu chỉ làm được dưới 5 điều, bạn cần phải chú ý để kịp thời điều chỉnh.
1. Ngồi thẳng lưng khi ăn: Khi ăn cơ thể quá thoải mái dễ bị gù lưng. Chúng ta đều biết, gù lưng sẽ gây áp lực lên thực quản và dạ dày, ảnh hưởng tới tiêu hóa. Ngoài ra, ăn cơm với một chiếc bàn thấp, ngồi trên sô pha hay ngồi xổm khi ăn cơm đều gây áp lực cho bụng, ảnh hưởng tới tuần hoàn máu của đường tiêu hóa, lâu dần có thể gây ra các vấn đề dạ dày, ảnh hưởng tới chức năng tim phổi. Tư thế ăn uống đúng là ngồi thẳng lưng, để dạ dày không chịu một áp lực nào.
2. Ăn đồ ăn dạng lỏng khi quá đói: Khi bị đói cảm giác thèm ăn cực kỳ mạnh, nhìn món gì cũng muốn ăn. Thực ra, lúc này chức năng tiêu hóa của dạ dày đã bị suy giảm, nếu ăn uống vội vã dễ dẫn đến tình trạng tiêu hóa kém.
Lúc quá đói, hãy ăn một ít đồ ăn dạng lỏng hoặc mềm như cháo, mỳ hoặc bún, rồi mới từ từ trở lại chế độ ăn uống bình thường. Cần đặc biệt lưu ý, khi đói quá không nên uống sữa, sữa đậu nành, sữa chua và khoai lang, vì có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa.
Ảnh minh họa
3. Hai bữa ăn cách nhau 4 – 6h: Thời gian giữa 2 bữa ăn quá lâu hoặc quá nhanh đều ảnh hưởng xấu tới cơ thể, quá lâu sẽ gây đói, ảnh hưởng tới hiệu quả lao động và làm việc. Ăn các bữa quá gần nhau khiến cơ quan tiêu hóa chưa kịp nghỉ ngơi, ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng và hoạt động tiêu hóa. Các thức ăn hỗn hợp thông thường thường lưu lại 4-5h trong dạ dày, do đó, thời gian giữa 2 bữa ăn khoảng 4 -6h là thích hợp.
4. Hãy chọn những món ưa thích: Những món ăn trên bàn chắc chắn có thứ bạn thích và không thích, vậy lúc này nên chọn món gì? Theo các chuyên gia, trước tiên hãy chọn món bạn thích, điều này sẽ giúp bạn hài lòng về mặt tâm lý, tâm trạng vui vẻ sẽ sinh ra cảm giác no bụng, tránh ăn quá nhiều. Đây cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong việc ăn uống lành mạnh.
5. Không dùng máy tính sau bữa ăn: Sau khi ăn cơm, máu trong cơ thể sẽ tập trung đồ về cơ quan tiêu hóa, não thường bị thiếu máu. Lúc này, hoạt động não bộ sẽ gây ra các vấn đề như căng thẳng tinh thần, trí nhớ giảm sút…, còn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, sau khi ăn cơm nhất định phải nghỉ ngơi trên nửa giờ rồi mới làm việc. Nghe nhạc, dạo bộ đều là những lựa chọn tốt.
Video đang HOT
6. Không nói chuyện buồn khi ăn: Khi ăn nói chuyện sẽ khiến số lần nhai giảm đi, nước bọt tiết ra cũng ít theo, từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Một nghiên cứu mới nhất của Mỹ cho biết, thảo luận những vấn đề phức tạp hoặc gây thất vọng trong lúc ăn sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ngon miệng và tiêu hóa, khi ăn cơm có thể nói những chủ đề đơn giản, vui vẻ.
Ảnh minh họa
7. Ăn đồ nóng vào buổi sáng: Vào sáng sớm, dây thần kinh và mạch máu của cơ thể đều bị co thắt, lúc này nếu ăn đồ lạnh, có thể khiến hệ tiêu hóa bị co thắt thêm. Theo Đông y, bữa sáng nên ăn đồ nóng, giúp bảo vệ dạ dày.
Bạn hãy uống một cốc sữa nóng, ngũ cốc nóng, sữa đậu nóng vào bữa sáng, rồi mới thưởng thức các thức ăn khô khác như bánh mỳ, bánh quy…
8. Uống trà sau khi ăn ít nhất là 30 phút: Sau khi ăn không nên lập tức uống trà, nếu không sẽ làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, tanin trong trà và hỗn hợp protein trong thức ăn sẽ sinh ra những chất rắn khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày. Uống trà sau bữa ăn nửa giờ có thể thúc đẩy tiêu hóa, hấp thụ thức ăn, có tác dụng sát khuẩn, tiêu độc và bảo vệ răng.
9. Đừng ăn đồ lạnh vào buổi tối: Sau 7h tối, sự trao đổi chất của các chất dịch trong cơ thể giảm xuống, lúc này mà ăn đồ lạnh, không những không giảm mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ.
10. Bớt ăn ngọt sau bữa ăn: Bữa chính đã được cung cấp đủ lượng đường, nếu ăn thêm đồ ngọt, cơ thể sẽ hấp thụ dư lượng đường và tinh bột. Sau khi ăn những món quá nhiều dầu mỡ thì không được ăn đồ ngọt nữa.
Theo VNE
Nguyên tắc vàng giúp bạn trẻ lâu, đẩy lùi lão hóa
Điều gì khiến cho chúng ta già đi và cơ thể bị lão hóa như vậy? Làm sao để giảm các dấu hiệu và tốc độ lão hóa? Hãy tham khảo nguyên tắc "vàng" sau đây nhé.
Lão hóa là một trong những biểu hiện của tuổi già. Nó là một quy luật tự nhiên của đời người nhưng đối với chị em phụ nữ nó lại là thứ không chị em nào mong muốn. Tuy nhiên, cho dù ai cũng trải qua quá trình lão hóa nhưng tốc đọ và thời gian lại không hề giống nhau cho dù chị em có cùng độ tuổi. Trong khi một số người trong chúng ta có thể trông rất trẻ trung cho dù đã 50 tuổi thì một số người khác lại trông đã già cho dù mới 30 tuổi.
Vậy điều gì khiến cho chúng ta già đi và cơ thể bị lão hóa như vậy? Làm sao để giảm các dấu hiệu và tốc độ lão hóa?
Trước hết, bạn cần biết những nguyên nhân nào khiến cho chúng ta già đi nhanh chóng.
Có ba yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của con người, đó là: gen, môi trường và chế độ ăn uống .
Lão hóa là một hiện tượng tự nhiên và có thể gặp ở tất cả các độ tuổi. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp lão hóa chỉ xảy ra khi tuổi tác của chúng ta tăng lên (ngoài 40 trở đi). Trường hợp xuất hiện lão hóa khi mới 20 tuổi hoặc trẻ hơn được coi là có sự bất thường ở gen.
Lối sống cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm, ví dụ như: chế độ ăn uống không cân bằng... Ảnh minh họa
Sự lão hóa của cơ thể là do các gốc tự do trong cơ thể gây ra. Các gốc tự do được sản xuất trong cơ thể của chúng tôi trong quá trình trao đổi chất khác nhau. Các yếu tố khác như thói quen, lối sống cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến lão hóa sớm, ví dụ như: chế độ ăn uống không cân bằng, bỏ bữa, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên căng thẳng, giấc ngủ bị quấy rầy, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, lười tập thể dục...
Các thói quen này làm cho các gốc tự do sđược sản sinh ra nhiều hơn, dẫn đến dư thừa trong các tế bào và gây hại cho các cơ quan trong cơ thể. Điều này gây ra sự oxy hóa, làm tổn thương tế bào kkhieens các cơ quan trong cơ thể già đi nhanh chóng, tốc độ lão hóa diễn ra cũng nhanh hơn.
Vì vậy, để làm chậm quá trình lão hóa từ trong ra ngoài, trước tiên chúng ta cần loại bỏ các gốc tự do dư thừa trong các tế bào. Bạn có thể dễ dàng làm được điều này thông qua việc bổ sung các loại dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể.
Việc bổ sung dinh dưỡng cũng có thể khác nhau tùy người vì DNA (hệ gen) của mỗi người có phản ứng khác nhau với các chất dinh dưỡng. Tức là để cung cấp đúng chủng loại và số lượng các chất dinh dưỡng cho mình, bạn cần biết DNA của mình phản ứng như thế nào với các chất dinh dưỡng.
Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, xét nghiệm DNA có thể giúp chúng ta xác định loại và số lượng các chất dinh dưỡng thích hợp cho một người để trì hoãn quá trình lão hóa của người đó.
Bằng cách cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu với số lượng tối ưu tùy thuộc vào DNA của con người, chúng ta có thể trì hoãn quá trình lão hóa của mình ở cấp độ tế bào. Vì DNA của mỗi người là duy nhất, nên mỗi giải pháp bổ sung dinh dưỡng cũng được tùy chỉnh để thích hợp với từng cá nhân, không có một giải pháp dinh dưỡng tiêu chuẩn.
Tập thể dục thường xuyên làm tăng quá trình lưu thông máu, giảm nguy cơ lão hóa. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, có những nguyên tắc chung trong việc đẩy lùi lão hóa mà bất kì ai cũng có thể áp dụng. Những nguyên tắc này bao gồm:
- Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa: Cơ thể bạn cần các chất chống oxy hóa để chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do phát triển mạnh sẽ gây tổn hại đến các tế bào. Khi các tế bào bị hư hại thì quá trình lão hóa bắt đầu tăng nhanh hơn.
- Ăn chất béo lành mạnh: Bạn nên bổ sung nhiều axit béo omega-3 để giảm tốc độ lão hóa. Omega-3 rất cần thiết cho chức năng trao đổi chất của cơ thể và có thể giúp làm chậm lại tốc độ lão hóa.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên làm tăng quá trình lưu thông máu, giúp bạn đốt cháy lượng mỡ dư thừa tích tụ trong cơ thể, cải thiện hệ cơ bắp và cơ xương khỏe mạnh... từ đó kìm hãm được sự phát triển của quá trình lão hóa.
- Loại bỏ độc tố trong cơ thể: Có nhiều cách để loại bỏ độc tố trong cơ thể, ví dụ như: uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, chăm chỉ thể dục... Với hiệu quả thải độc cho cơ thể, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, các gốc tự do sản sinh ra ít hơn, nhờ đó quá trình oxy hóa trong cơ thể bị ngăn chặn và bạn cũng không phải lo lắng đến nguy cơ lão hóa.
Mặc dù cách thực hiện các biện pháp trên có thể khác nhau phụ thuộc DNA của từng người nhưng nếu thực hiện tốt, chắc chắn bạn sẽ đạt được mục đích là trẻ trung lâu dài. Áp dụng các biện pháp trên dựa vào sự phản ứng DNA của mình chính là nguyên tắc "vàng" giúp bạn kéo dài sự trẻ trung, đẩy lùi nguy cơ lão hóa
Theo VNE
Nguyên tắc vàng bảo quản thực phẩm mùa nóng Thời tiết nắng nóng, việc bảo quản thực phẩm nhằm tránh vi khuẩn tấn công gây ngộ độc là rất quan trọng. Thực phẩm chín Theo bếp trưởng Huỳnh Như - Nhà hàng Abai, cần chú ý nấu sôi lại các loại thức ăn thừa và để nguội trước khi cất vào tủ lạnh. Để riêng từng loại thực phẩm, dùng màng bọc...