20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Nhân dịp 20 năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh có bài viết nhìn lại chặng đường đã qua với nhiều dấu ấn đáng tự hào.

Cách đây đúng 20 năm, ngày 14 tháng 11 năm 1998, tại thủ đô Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Giây phút lịch sử này đánh dấu bước triển khai mạnh mẽ chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, tạo động lực cho tiến trình đổi mới và hội nhập của đất nước trong hai thập kỷ qua.

Kỷ niệm 20 năm đồng hành cùng APEC, chúng ta nhìn lại chặng đường đã qua với những dấu ấn đáng tự hào, từ đó nỗ lực đóng góp hơn nữa cùng vun đắp tương lai chung về một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam - Hình 1

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. (Ảnh: VGP)

APEC – Tầm nhìn chiến lược của hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam

Thành tựu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của nước ta trong 20 năm qua đã khẳng định chủ trương tham gia APEC là hoàn toàn đúng đắn và đúng thời điểm, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Tiếp theo việc trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á – Âu ( ASEM) năm 1996, việc tham gia APEC năm 1998 đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là tiền đề để nâng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta lên tầm toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) vào năm 2007. Tham gia APEC cũng thể hiện quyết tâm của chúng ta đóng góp tích cực thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.

20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam - Hình 2

Việt Nam gia nhập APEC và các năm tổ chức Hội nghị cấp cao APEC. (Ảnh: Zing.vn)

Là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu tại Châu Á – Thái Bình Dương, nơi hội tụ các trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ lớn toàn cầu, chiếm 39% dân số, đóng góp 59% GDP, hơn 49% thương mại của thế giới, APEC đã mang lại nhiều lợi ích về chiến lược, kinh tế, thương mại và đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện của đất nước.

Trước hết, APEC là diễn đàn quy tụ 14 trên 28 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta, chiếm 75% kim ngạch xuất nhập khẩu, 78% tổng vốn đầu tư trực tiếp và 79% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam. 14 trong 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà ta đã, đang đàm phán và ký kết là với 17 trên 20 thành viên APEC. Những con số này minh chứng rõ nét tầm quan trọng của APEC đối với phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.

Thứ hai, tham gia APEC góp phần quan trọng nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Là thành viên APEC, Việt Nam có vai trò, tiếng nói ngang hàng với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới trong việc xây dựng, định hình các luật lệ, quy tắc về kinh tế, thương mại khu vực. Điều này có ý nghĩa quan trọng để chúng ta đẩy mạnh triển khai chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại đa phương.

Thứ ba, Diễn đàn APEC là kênh quan trọng để chúng ta thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần tạo đan xen lợi ích dài hạn và đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đất nước. Nổi bật là với vai trò chủ nhà năm APEC 2006, chúng ta đã thúc đẩy thực chất quan hệ song phương với nhiều đối tác chủ chốt, đặc biệt là qua các chuyến thăm của các nhà Lãnh đạo Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Chi-lê trong dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2006. Thành công của các chuyến thăm song phương mang tính lịch sử và hàng chục cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tiếp tục đặt nền móng nâng tầm quan hệ song phương của ta với nhiều đối tác trong khu vực.

Video đang HOT

Thứ tư, tham gia APEC và thực hiện các cam kết về mở cửa thương mại, đầu tư, thuận lợi hóa kinh doanh góp phần tạo động lực thúc đẩy cải cách trong nước, từng bước hoàn thiện thể chế chính sách, quy định phù hợp với các cam kết quốc tế. Tham gia sân chơi APEC tạo tiền đề để Việt Nam tham gia vào những sân chơi rộng lớn và có mức độ cam kết hơn hơn như WTO, các FTA, trong đó có những FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao. Việc thực hiện các cam kết quốc tế cũng là đòn bẩy để hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm khiết, kiến tạo, hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thứ năm, là thành viên APEC, Việt Nam được hưởng những hỗ trợ nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Một trong ba trụ cột chính của APEC là hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH), hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển nâng cao năng lực cải cách kinh tế và hội nhập khu vực, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển. Việc triển khai các cam kết, đồng bộ hóa chính sách, cùng các dự án hỗ trợ của APEC đã góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, tăng cường kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập. Các chương trình hợp tác về tăng cường trao đổi sinh viên, thúc đẩy du lịch, giao lưu nhân dân,… thực sự đem lại nhiều cơ hội lớn đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Cuối cùng và cũng là điều khác biệt của hợp tác APEC so với nhiều cơ chế khác chính là APEC mang đến những tiềm năng và cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo APEC với Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) và Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp APEC hàng năm là dịp quan trọng để cộng đồng doanh nghiệp đề xuất khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo, chủ động tham gia đóng góp xây dựng chính sách liên kết kinh tế khu vực, đồng thời tạo khuôn khổ để doanh nghiệp Việt Nam kết nối với các tập đoàn hàng đầu thế giới. APEC cũng hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong tiếp cận thị trường, hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh và điều kiện đi lại thuận lợi, tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược, tiếp cận công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến.

Hai thập kỷ tham gia APEC và những dấu ấn Việt Nam

Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, chúng ta có thể tự hào về những đóng góp tích cực, chủ động của Việt Nam đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương.

20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam - Hình 3

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC chụp ảnh lưu niệm tại APEC 2017.

Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.

Với vai trò chủ trì của Việt Nam, tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại thủ đô Hà Nội, lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực. Cùng với đó, Chương trình Hành động Hà Nội nhằm thực hiện các Mục tiêu Bô-go, Gói biện pháp tổng thể cải cách APEC, các cam kết hợp tác về an ninh con người, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ cấu, hỗ trợ các thành viên đang phát triển nâng cao năng lực hội nhập… cũng được đánh giá là những giải pháp kịp thời, hữu hiệu cho những vấn đề APEC phải đối mặt tại thời điểm đó. Kết quả của Năm APEC 2006 với tinh thần ‘Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng” đã góp phần tạo thêm xung lực đẩy mạnh hợp tác APEC theo hướng hiệu quả và năng động hơn.

Sau 11 năm, chúng ta tiếp tục được các thành viên tín nhiệm lựa chọn đăng cai APEC lần thứ hai. Trọng trách này đặt chúng ta trước nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh năm 2017 được đánh giá là một trong những thời điểm khó khăn nhất đối với Diễn đàn, với sự nổi lên mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ, dân túy, chống toàn cầu hóa cũng như các thách thức về biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội, già hóa dân số…Trong bối cảnh khó khăn như vậy, với bản lĩnh và trí tuệ, với quyết tâm và sự đồng lòng, chúng ta đã tổ chức thành công xuất sắc Năm APEC 2017 với gần 250 sự kiện, đỉnh cao là Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 25 tại thành phố biển Đà Nẵng năng động và hiện đại.

Với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, chúng ta đã chủ trì, phối hợp với các thành viên thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác lớn, khơi dậy những động lực mới cho tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và kết nối khu vực, củng cố vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế thương mại toàn cầu và ứng phó với các thách thức chung. Tuyên bố Hội nghị Cấp cao APEC 25 và Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế cùng các văn kiện kèm theo đã góp phần giữ vững đà hợp tác, liên kết, duy trì giá trị cốt lõi APEC về thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do và mở và ủng hộ hệ thống thương mại đa phương. Vai trò và đóng góp của Việt Nam được đặc biệt đề cao khi chúng ta chủ trì khởi xướng thảo luận về xây dựng Tầm nhìn mới cho Diễn đàn APEC sau năm 2020.

Bên cạnh đó, dấu ấn Việt Nam còn thể hiện qua thành công của Đối thoại lần đầu tiên giữa Lãnh đạo APEC với ASEAN và việc chúng ta đóng góp tích cực thúc đẩy hình thành Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong dịp Tuần lễ Cấp cao Đà Nẵng.

Thành công và sức hút Việt Nam cũng được thể hiện qua những kỷ lục về sự tham gia và đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong dịp Tuần lễ Cấp cao, nổi bật là Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC, với sự tham dự của hơn 2.100 doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực, và Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Có thể nói, thành công và những dấu ấn của hai lần đăng cai APEC khẳng định đóng góp chủ động, tích cực và hết sức trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia định hình liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của châu Á – Thái Bình Dương là động lực của liên kết và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Hai là, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đê xuât các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do nước ta đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, MSMEs xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…

Ba là, chúng ta đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 – 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp… Riêng trong giai đoạn 2016 – 2018, ta đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.

Bốn là, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC ngày càng được đề cao. Doanh nghiệp của chúng ta đã tham gia và đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC. Đặc biệt, trong Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh tế khu vực.

APEC – Diễn đàn trọng điểm triển khai chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương

Trong một thế giới siêu kết nối, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là một trung tâm phát triển năng động hàng đầu thế giới, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị chiến lược quan trọng, là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu, một trung tâm chính trị trọng yếu của thế giới. Là cơ chế liên kết kinh tế quan trọng hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương, APEC tiếp tục tiên phong thúc đẩy thương mại, đầu tư, kết nối, phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo trong quản trị kinh tế toàn cầu, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 và ứng phó với các thách thức chung. Bước sang thập kỷ phát triển thứ tư, trước những chuyển biến nhanh chóng và sâu sắc của cục diện thế giới và khu vực, dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, APEC đang chuyển mình căn bản, ngày càng mở rộng nội hàm hợp tác theo hướng thiết thực hơn, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Sau hơn 30 năm Đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển chiến lược với vị thế và tầm vóc mới, tiếp tục đổi mới toàn diện, hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương. Châu Á – Thái Bình Dương và APEC tiếp tục là một trong những trọng điểm trong triển khai chủ trương đối ngoại của nước ta trong thời kỳ mới.

Với hành trang là 20 năm tham gia APEC, chúng ta sẽ tiếp tục nâng tầm đóng góp của Việt Nam tại Diễn đàn. Chúng ta sẽ cùng các thành viên đẩy mạnh triển khai các cam kết và chiến lược dài hạn về hoàn thành các Mục tiêu Bô-go vào năm 2020, các chiến lược tăng trưởng, kết nối tổng thể,… đồng thời thúc đẩy hiện thực hóa các kết quả của Tuần lễ Cấp cao APEC 2017. Trên cương vị Phó Chủ tịch Nhóm Tầm nhìn APEC, chúng ta sẽ đóng góp tích cực triển khai ý tưởng do chính chúng ta khởi xướng trong năm 2017 – xây dựng những tầm nhìn mới cho Diễn đàn trong giai đoạn phát triển sau năm 2020.

Triển khai chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ 12 về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đóng góp định hình các thể chế đa phương và Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng APEC trên chặng đường phát triển sắp tới, chung tay xây dựng tầm nhìn chiến lược về cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, sáng tạo, gắn kết và thịnh vượng.

(Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao )

PHẠM BÌNH MINH

Theo VTC

Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ

Việt Nam đang tích cực vận động để lần thứ hai trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị này.

Việt Nam đã sẵn sàng đảm nhiệm cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ - Hình 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 73. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chuyên trang quan sát và phân tích địa chính trị Geopolitical Monitor vừa đăng bài phân tích của chuyên gia James Borton có tựa đề "Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm một ghế tại Hội đồng Bảo an LHQ" (Vietnam Ready for a Seat at the UN Security Council).

Chuyên gia James Borton đánh giá Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực và quốc tế, nhất là từ sau Hội nghị Cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) hồi năm ngoái ở Đà Nẵng, sự kiện có sự tham dự của hàng loạt nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong ba thập niên vừa qua, Việt Nam đã được công nhận trên toàn cầu như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Việt Nam thông qua các cơ chế thị trường để từ đó dẫn đến hơn 2 thập kỷ tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Đáng chú ý, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế, ví dụ như việc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và APEC năm 1998.... Các nỗ lực đáng chú ý của Việt Nam thời gian qua còn bao gồm việc mở ra những cơ hôi hợp tác với các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... Tất cả thành tựu đó đạt được trong bối cảnh Việt Nam luôn giữ được nền kinh tế và chính trị ổn định.

Tháng 10/2007, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales (Australia), cho biết: "Trong nhiệm kỳ đầu tiên năm 2008-2009, Mỹ đã đánh giá cao Việt Nam vì những đóng góp tích cực và sự hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố".

Với tư cách thành viên không thường trực của HĐBA LHQ, Việt Nam cũng đã thực hiện cam kết đóng góp cho hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ tại Nam Sudan. Trọng tâm của sự cởi mở và hội nhập với thế giới là việc Việt Nam sẵn sàng đóng góp tiếng nói và vị trí nổi bật hơn tại LHQ. Đây là bằng chứng rõ rệt nhất trong những nỗ lực thành công của Việt Nam tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ từ đầu năm 2014.

Tháng 8/2018, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý đã có bài phát biểu trước HĐBA trong một phiên tranh luận mở về "hòa giải và giải quyết tranh chấp". Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định chính sách ngoại giao và hiến chương hòa bình của LHQ, trong đó bao gồm việc thúc đẩy các biện pháp giải quyết hòa bình đối với các xung đột. Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng thiết yếu của các tổ chức khu vực trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh quốc tế.

Sự kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73 gửi một thông điệp rõ ràng tới Hội đồng Bảo an rằng Việt Nam cam kết hợp tác, chủ động thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, cũng như tăng cường môi trường hợp tác và hữu nghị trong khu vực cũng như trên thế giới.

Từng trải qua nửa thế kỷ chiến tranh, Việt Nam luôn ủng hộ các sáng kiến của LHQ nhằm đề cao những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ trong việc giải quyết hòa bình các xung đột quốc tế.

Việt Nam cũng đã thông qua "Sáng kiến một Liên hợp quốc" năm 2006: Một kế hoạch, một ngân sách, một lãnh đạo và một bộ thực hành quản lý. Việt Nam đồng thời được đánh giá là đạt được nhiều mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo, mở rộng giáo dục tiểu học, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em...

Bài viết trên Geopolitical Monitorl nhận định, bất chấp viêc Trung Quốc tăng cường quân sự hóa trên các đảo và bãi đá tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam kiên định quan điểm giải quyết mọi tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình và trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế. Chuyên gia Borton đánh giá Việt Nam đã đóng vai trò là "Người kiến tạo hòa bình" ở Biển Đông.

HĐBA LHQ có 5 nước ủy viên thường trực là Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp, Mỹ và 10 nước ủy viên không thường trực. 10 nước ủy viên không thường trực được bầu luân phiên tại Đại hội đồng LHQ cho nhiệm kỳ 2 năm, mỗi năm có 5 ủy viên bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia theo cùng một khu vực địa lý, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng LHQ.

Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu bầu ủy viên không thường trực HĐBA vào tháng 6/2019. Các ứng viên được chọn từ 1 trong 5 khối địa lý. Theo bài viết trên trang mạng Geopolitical Monitor đăng ngày 27/9, Việt Nam là ứng cử viên thuộc nhóm 54 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Hỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinhHỏa hoạn tại Tháp Eiffel ngay trước thềm Giáng sinh
19:33:55 24/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Ông Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước MỹÔng Trump muốn đặt lại tên cho ngọn núi cao nhất nước Mỹ
23:44:25 23/12/2024
Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?Vì sao nhiều ông trùm công nghệ Mỹ quay sang ủng hộ ông Trump?
23:23:32 23/12/2024
Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?Iran yêu cầu Syria trả 30 tỷ USD: Thực tế hay chiến lược chính trị?
05:40:12 25/12/2024
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?
15:41:45 25/12/2024
Thách thức và rạn nứt nội bộ ở châu Âu trong khủng hoảng năng lượngThách thức và rạn nứt nội bộ ở châu Âu trong khủng hoảng năng lượng
03:21:26 24/12/2024

Tin đang nóng

Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?Hot nhất đêm Giáng sinh: 1 cặp sao hạng A bí mật kết hôn sau 7 năm yêu?
20:26:55 25/12/2024
Bị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốnBị bắt sau 12 năm hiếp dâm con riêng của vợ rồi bỏ trốn
16:14:35 25/12/2024
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắn gì cho tỉ phú Mỹ?
20:06:14 25/12/2024
Chàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây TạngChàng trai "nhàu" như ông lão sau nửa năm đi bộ 3.300km đến Tây Tạng
18:30:00 25/12/2024
Cô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kếtCô gái mắc 2 căn bệnh ung thư từ chối chàng trai tỏ tình mình 9 lần và cái kết
20:02:22 25/12/2024
Phương Lan - Phan Đạt xuất hiện trên show truyền hình hậu ồn àoPhương Lan - Phan Đạt xuất hiện trên show truyền hình hậu ồn ào
16:24:50 25/12/2024
Sốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu ÁSốc với hình ảnh mới nhất của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á
20:56:57 25/12/2024
Diễn viên Thanh Trúc trải lòng hành trình 5 lần thụ tinh ống nghiệm để có conDiễn viên Thanh Trúc trải lòng hành trình 5 lần thụ tinh ống nghiệm để có con
18:08:34 25/12/2024

Tin mới nhất

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Chuyên gia phân tích những lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

21:41:32 25/12/2024
Ông Yolcu giải thích điều đó sẽ giúp ổn định khu vực biên giới, với ít mối nguy hiểm hơn từ lực lượng dân quân người Kurd (YPG) của Syria, tránh gây bất ổn và áp lực từ vấn đề di cư khi người Syria tràn vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hàn Quốc chính thức trở thành 'xã hội siêu già'

Hàn Quốc chính thức trở thành 'xã hội siêu già'

21:37:54 25/12/2024
Theo phân loại của Liên Hiệp Quốc, quốc gia có trên 7% dân số từ 65 tuổi được coi là xã hội già hóa , trên 14% là xã hội già và trên 20% là xã hội siêu già .
Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần

Aceh của Indonesia hồi sinh sau 20 năm thảm họa sóng thần

21:37:24 25/12/2024
Tại Bảo tàng Sóng thần Aceh ở trung tâm thành phố Banda Aceh, những ngày lịch sử này luôn đông khách tham quan. Trong đó có cả những người dân Banda Aceh tìm đến để nhắc nhớ về ký ức và để thấy mình may mắn.
Vua Felipe VI tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt Valencia trong bài phát biểu đêm Giáng sinh

Vua Felipe VI tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt Valencia trong bài phát biểu đêm Giáng sinh

21:34:24 25/12/2024
Trong bài phát biểu, nhà vua nhấn mạnh rằng đây là một thảm họa cần được rút kinh nghiệm sâu sắc. Ông kêu gọi đất nước củng cố các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và đoàn kết hơn để vượt qua những thử thách tương tự t...
Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

Tổng thống Putin lên tiếng về vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

21:31:07 25/12/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc điện đàm cùng ngày đã bày tỏ lời chia buồn với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev về vụ rơi máy bay.
Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập

Tổng thống Yoon Suk Yeol tiếp tục không chấp hành lệnh triệu tập

21:26:31 25/12/2024
Ngoài ra, nhà lãnh đạo này cũng chưa nộp thông báo chỉ định luật sư. CIO dự kiến sớm nhất là ngày 26/12, sẽ quyết định các biện pháp tiếp theo, như ra lệnh triệu tập lần thứ ba hoặc xin lệnh bắt giữ.
'Giáng sinh tại Cung điện' - Hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại bảo tàng ở châu Âu

'Giáng sinh tại Cung điện' - Hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại bảo tàng ở châu Âu

21:24:25 25/12/2024
Đây không chỉ là hội chợ Giáng sinh lớn nhất tổ chức tại một bảo tàng ở châu Âu mà còn là một biểu tượng cho sự kết nối cộng đồng và sự sáng tạo văn hóa.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tiếp Đặc phái viên của Tổng thống Palestine

21:17:51 25/12/2024
Đặc phái viên khẳng định Việt Nam là tấm gương, nguồn cảm hứng bất tận cho nhân dân Palestine tiếp tục đấu tranh giành các quyền bất khả xâm phạm, quyền tự quyết và quyền thành lập Nhà nước Palestine độc lập.
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

21:09:54 25/12/2024
Trong khi đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev, bày tỏ chia buồn với người dân và chính phủ nước này sau vụ rơi máy bay.
Giáng sinh vắng tuyết tại Anh

Giáng sinh vắng tuyết tại Anh

20:30:28 25/12/2024
Met Office dự báo càng gần ngày 30/12, thời tiết chuyển lạnh hơn và mưa nhiều hơn trên khắp cả nước. Khi bước vào Năm mới, khả năng tuyết rơi sẽ tăng dần. Hiện còn quá sớm để dự đoán nơi nào sẽ có tuyết.
Tìm thấy ít nhất 4 thi thể trong vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

Tìm thấy ít nhất 4 thi thể trong vụ rơi máy bay tại Kazakhstan

20:26:00 25/12/2024
Theo hãng Azerbaijan Airlines, thông tin sơ bộ cho thấy chiếc máy bay Embraer 190 (loại phản lực dân dụng cỡ vừa) đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi va phải một đàn chim.
Thêm một Giáng sinh trầm lặng ở thánh địa Bethlehem

Thêm một Giáng sinh trầm lặng ở thánh địa Bethlehem

20:21:50 25/12/2024
Ông Jiries Qumsiyeh, người phát ngôn của Bộ Du lịch Palestine, cho biết số lượng du khách đến Bethlehem đã giảm mạnh từ khoảng 2 triệu người mỗi năm vào năm 2019 xuống dưới 100.000 người trong năm nay.

Có thể bạn quan tâm

Thu Ngọc (Mây Trắng) thừa nhận từng mất lửa nghề, đi hát chỉ vì tiền

Thu Ngọc (Mây Trắng) thừa nhận từng mất lửa nghề, đi hát chỉ vì tiền

Sao việt

22:18:58 25/12/2024
Theo đuổi nghệ thuật từ khi còn nhỏ và trải qua gần 30 năm làm nghề, Thu Ngọc thừa nhận từng đánh mất đam mê, đi hát chỉ vì tiền trước khi quyết định ngừng hoạt động hơn chục năm qua.
Song Joong Ki hạnh phúc gấp nghìn lần khi được làm bố

Song Joong Ki hạnh phúc gấp nghìn lần khi được làm bố

Sao châu á

22:09:48 25/12/2024
Xuất hiện trên chương trình Perfect Day with Lee Sang Soon hôm 24.12, Song Joong Ki chia sẻ cởi mở về hai con nhỏ và niềm hạnh phúc khi được làm cha.
'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

'Kính vạn hoa: Bắt đền con ma': Hoài niệm nhưng còn nhiều tiếc nuối

Phim việt

22:07:29 25/12/2024
Phần phim điện ảnh Kính vạn hoa chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, lấy cảm hứng từ hai tập phim truyền hình Bắt đền hoa sứ và Con mả con ma .
Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Người đàn ông rơi từ tầng cao chung cư xuống đất tử vong ở TPHCM

Tin nổi bật

22:05:03 25/12/2024
Gần 20h hôm nay (25/12), Công an quận Bình Tân (TPHCM) mới hoàn tất khám nghiệm hiện trường vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1, phường Bình Hưng Hòa B. cao xuống.
Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Cựu nhân viên cáo buộc Sean 'Diddy' Combs xóa bằng chứng phạm tội

Sao âu mỹ

21:58:44 25/12/2024
Theo đơn kiện, một cựu nhân viên của Sean Diddy Combs cáo buộc ông trùm âm nhạc đã giao cho nhân viên này tổ chức các bữa tiệc tình dục và chịu trách nhiệm dọn dẹp sau đó.
Xây dinh thự 500 tỷ nhưng không ở, Ronaldo và bạn gái rạn nứt?

Xây dinh thự 500 tỷ nhưng không ở, Ronaldo và bạn gái rạn nứt?

Sao thể thao

21:34:28 25/12/2024
Xuất hiện tin đồn về việc Ronaldo và Georgina đang gặp vấn đề liên quan đến việc sinh sống ở Bồ Đào Nha hay Saudi Arabia. Ronaldo cùng bạn gái Georgina chuyển đến Saudi Arabia sinh sống để tiện cho việc thi đấu vào tháng 12/2022.
Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Bắt đối tượng cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không

Pháp luật

21:32:27 25/12/2024
Tối 25/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, vừa khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (21 tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu) vì vận chuyển trái phép 2kg ma túy.
Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Bài toán Olympia khiến nhiều người nghi ngờ về khả năng học toán của mình, nghe cách giải của MC mới ngã ngửa

Netizen

21:29:18 25/12/2024
Olympia là chương trình hàng đầu dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê với tri thức. Một đặc điểm của cuộc thi này là có rất nhiều câu hỏi hóc búa
Toàn cảnh vụ music producer đấu tố Trang Pháp "cướp công, ăn cắp chất xám": Dân mạng "quay xe" sau 1 đêm

Toàn cảnh vụ music producer đấu tố Trang Pháp "cướp công, ăn cắp chất xám": Dân mạng "quay xe" sau 1 đêm

Nhạc việt

21:06:16 25/12/2024
Dù Trang Pháp đã lên tiếng rõ ràng ngay dưới bài đăng của Nemo, thì nam music producer vẫn tiếp tục đăng đàn tấn công nữ ca sĩ.
BTS tổ chức World Tour vào năm 2026, fan lo lắng vì một lý do

BTS tổ chức World Tour vào năm 2026, fan lo lắng vì một lý do

Nhạc quốc tế

21:00:57 25/12/2024
Mới đây, ông Lee Hwa Jung - nhà nghiên cứu tại NH Investment & Securities đưa ra dự đoán về thời gian trở lại của BTS sau khi các thành viên xuất ngũ.
Kazakhstan điều tra vụ rơi máy bay chở khách khiến hàng chục người thương vong

Kazakhstan điều tra vụ rơi máy bay chở khách khiến hàng chục người thương vong

20:14:59 25/12/2024
Theo hãng hàng không Azerbaijan Airlines, thông tin sơ bộ cho thấy chiếc máy bay Embraer 190 (loại phản lực dân dụng cỡ vừa) đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi va phải một đàn chim.