20 năm nghe lại vẫn bồi hồi với nhạc phim Hoa Cỏ May, tiếc nhất là sự “mất tích” của dàn diễn viên nhí
Dù hơn 20 năm trôi qua nhưng Hoa Cỏ May vẫn là tác phẩm truyền hình khó quên với thế hệ 8x – đầu 9x.
Với những thế hệ 8x – đầu 9x hẳn sẽ khó có thể quên phim truyền hình Hoa Cỏ May từng gây sốt hơn 20 năm trước. Ra mắt vào năm 2001, Hoa Cỏ May là bộ phim hiếm hoi quy tụ dàn diễn viên nhí cho đến trưởng thành để kể về câu chuyện quãng thời gian 7 người bạn cùng nhau lớn lên.
Thời điểm cách đây 20 năm, việc xuất hiện những diễn viên nhí tài năng, diễn xuất hồn nhiên và lay động trái tim khán giả không hề là điều đơn giản. Trong khi đó, dàn diễn viên lớn cho đến nay đều là những nghệ sĩ quen mặt trong làng giải trí nước nhà. Chính vì vậy dù lên sóng đã lâu nhưng Hoa Cỏ May vẫn luôn là phim truyền hình khó quên với người hâm mộ.
Nhạc phim Hoa Cỏ May
Cũng vì Hoa Cỏ May đổ bộ và gây bão màn ảnh nhỏ nên giai điệu ca khúc nhạc phim cũng trở nên đáng nhớ hơn bao giờ hết. Ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Dương Đức Thuỵ và thể hiện bởi ca sĩ Hằng Nga. Nhiều người thừa nhận chỉ cần giai điệu mở đầu của Hoa Cỏ May vang lên, những kỷ niệm cách đây 20 năm đều ùa về.
Hoa Cỏ May là phim truyền hình hiếm hoi 20 năm trước quy tụ dàn diễn viên từ thiếu niên đến trưởng thành
Những diễn viên nhí xuất hiện trong phần 1…
… tất cả đều làm nên thành công của Hoa Cỏ May
Dàn diễn viên lớn của Hoa Cỏ May đều là những diễn viên khá quen mặt, trong đó không thể không nhắc đến ca sĩ Hồ Ngọc Hà
Tuy nhiên, điều gây tiếc nuối cho khán giả đó chính là, dù từng gây sốt là thế nhưng dàn diễn viên nhí của Hoa Cỏ May lại hoàn toàn “mất tích”. 7 diễn viên nhí từng làm nên thành công của Hoa Cỏ May hiện tại đều không xuất hiện bất kỳ thông tin nào vì tất cả đều không theo đuổi nghiệp diễn xuất.
Chỉ duy nhất anh chàng Minh Đức – chàng hot boy nhí đảm nhận vai Thái năm nào nay vẫn khiến các fan girl “truy lùng” thông tin. Thế nhưng hiện tại, anh chàng đã là người đàn ông của gia đình nhỏ và hiện tại không theo đuổi nghệ thuật.
Minh Đức – diễn viên nhí từng đảm nhận vai Thái khi nhỏ
Hiện tại đã là một người đàn ông trưởng thành
Và có mái ấm riêng. Anh chàng hiện cũng không theo đuổi nghệ thuật
Dàn diễn viên nhí gây sốt của Hoa Cỏ May cách đây 20 năm
Hóa ra nhạc phim Việt Nam 70 năm trước nghe như thế này, phim hot đến mức thuê máy bay lượn khắp Hà Nội để quảng cáo!
Bạn có muốn thử nghe giai điệu nhạc phim ra mắt từ năm 1953 không?
Ngày nay, khi xem xong một bộ phim chiếu rạp, hẳn không ít khán giả cũng sẽ chú ý đến ca khúc nhạc phim. Ca khúc nhạc phim là một "chất xúc tác" khiến cảm xúc của khán giả thăng hoa, đóng một phần không nhỏ trong sự thành công của một bộ phim. Nhiều dự án điện ảnh hiện nay cất công mời những cái tên "mát tay" trong việc hát nhạc phim như Phan Mạnh Quỳnh, Bùi Lan Hương, Lê Cát Trọng Lý... để thể hiện ca khúc chủ đề, càng làm cho khán giả thêm ấn tượng.
Vậy bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi, nhạc phim Việt Nam 70 năm về trước nghe sẽ ra sao? Có khác biệt nhiều so với các ca khúc nhạc phim hiện đại hay không? Vậy thì mời bạn trở về năm 1953 khi bộ phim Việt Nam có âm thanh đầu tiên được công chiếu tại Hà Nội - Kiếp Hoa.
Kiếp Hoa là một dự án điện ảnh đạo diễn bởi soạn giả cải lương Trần Lang, đánh dấu bộ phim Việt Nam đầu tiên có âm thanh. Từ những năm 20 của thế kỉ trước, Việt Nam đã có một số tác phẩm điện ảnh đầu tiên như Kim Vân Kiều (dựa trên Truyện Kiều của Nguyễn Du) , Đồng Tiền Kẽm Tậu Được Ngựa (dựa trên truyện ngụ ngôn La Fontaine),... nhưng tất cả đều chỉ là phim câm. Thế nên việc một bộ phim có âm thanh như Kiếp Hoa ra mắt là một sự kiện "chấn động" vào thời bấy giờ.
"Ngày đó, Kiếp Hoa thực sự là một sự kiện nghệ thuật đình đám của đất Thăng Long. Tôi vẫn nhớ cảm giác choáng ngợp khi nhìn thấy người ta quảng bá bộ phim này bằng cách thuê nguyên một máy bay trực thăng rải các tờ bướm quảng cáo quanh hồ Gươm" - Ông Mai Văn Minh, một khán giả của Kiếp Hoa kể lại. Kiếp Hoa chính là một "bom tấn" của thời điểm bấy giờ, một "kì tích" khi điện ảnh Việt Nam lần đầu sản xuất được một bộ phim có âm thanh.
Tờ bướm quảng cáo phim Kiếp Hoa năm 1953
Ở Hà Nội, phim chiếu ở cả rạp Đại Nam và rạp Bắc Đô. Ở Sài Gòn, phim chiếu ở Nam Quang và Nam Việt, mỗi rạp cách nhau 30 phút. Mỗi suất chiếu rạp đều đông kín người, doanh thu lên đến 10 triệu đồng - con số doanh thu khổng lồ cách đây gần 7 thập kỉ.
Công chúng khắp nơi người ta tìm mọi cách để đến rạp chiếu bóng xem Kiếp Hoa như một "mốt thời thượng", họ bàn tán rôm rả các tình tiết xoay quanh Kiếp Hoa, và ca khúc nhạc phim Kiếp Hoa cũng trở thành "hiện tượng" được đông đảo quần chúng cực kì yêu thích.
Dư Âm - nhạc phim Kiếp Hoa (1953)
Câu chuyện xoay quanh đoạn tình cảm nhiều bi kịch của 2 cô gái Ngọc Lan (Kim Chung) và Ngọc Thủy (Kim Xuân) với một kịch bản éo le cùng cái kết đầy ám ảnh. Mặc dù so với thời điểm hiện tại, kịch bản trên là motif "drama" khá quen thuộc nhưng đặt vào bối cảnh 68 năm về trước, đó thực sự là một "cuộc cách mạng" về phim ảnh, khiến cho hàng triệu khán giả Việt Nam lúc bấy giờ phải say mê.
Ở một trong những phân đoạn cuối cùng của Kiếp Hoa, hai chị em Ngọc Lan và Ngọc Thủy đã cất giọng thể hiện ca khúc Dư Âm của NS Nguyễn Văn Tý, vốn là một ca khúc cực kì nổi tiếng trong thời điểm đó bởi giai điệu dịu dàng cùng ca từ tuyệt đẹp. Ca khúc được sáng tác năm 1950 và được mang vào bộ phim với giọng hát thánh thót của hai nhân vật Ngọc Lan và Ngọc Thủy.
Dư Âm qua đó có thể xem là một trong những bản nhạc phim đầu tiên của nền điện ảnh Việt Nam. Qua bản Dư Âm trong phim Kiếp Hoa, công chúng có một cái nhìn rõ nét hơn về nét thanh lịch của người Hà Nội xưa, trong cung cách cư xử hằng ngày cũng như nét đẹp của người con gái lúc bấy giờ. Giọng hát của các nhân vật cũng có đôi chút khác biệt so với âm sắc Hà Nội hiện tại.
Trong bộ phim Kiếp Hoa còn có sự xuất hiện của các ca khúc Làng Tôi sáng tác bởi NS Văn Cao, Giọt Mưa Thu của NS Đặng Thế Phong, Cây Đàn Bỏ Quên của NS Phạm Duy - tất cả đều là những ca khúc kinh điển của nền âm nhạc Việt Nam và do những nhạc sĩ "cây đa cây đề" sáng tác. Chỉ riêng phần âm nhạc của bộ phim Kiếp Hoa cũng đã đủ khiến bộ phim trở thành một kho tư liệu quý giá về nền nghệ thuật Việt Nam thập niên 50 của thế kỉ trước.
Phần trình diễn ca khúc Dư Âm trong Kiếp Hoa qua đó trở thành một đoạn tư liệu quý, thể hiện nét tài hoa của người xưa
Giọng ca bản hit "Bỗng dưng muốn khóc" giờ ra sao? Sau thời gian "ở ẩn", gần đây ca sĩ Minh Thư đã xuất hiện trở lại thị trường giải trí. Cô vốn được yêu mến từ ca khúc"Bỗng dưng muốn khóc". Minh Thư là một trong những tên tuổi từng được nhiều khán giả yêu âm nhạc biết đến. Cô nàng gắn liền với vai trò là người sáng tác và thể hiện...