20 năm Chương trình 135- Dấu ấn đổi thay trên các vùng, miền
Trải qua 20 năm thực hiện, Chương trình 135 đã được cả hệ thống chính trị, các tổ chức quốc tế và nhân dân cả nước ghi nhớ như là một “thương hiệu” giảm nghèo, đồng hành với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
Tháng 3 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là Chương trình 135).
Nước sạch của Chương trình 135 lên với đồng bào Mông xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái
Xã Ka Lăng (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) trước đây vẫn được biết đến là một xã miền núi xa xôi với muôn vàn khó khăn. Đi từ trung tâm huyện Mường Tè vào Ka Lăng chỉ có cách là đi bộ, hoặc đi thuyền trên sông Đà, sau đó lên và đi bộ tiếp. Mọi thứ ở Ka Lăng khi đó đều là tự cung, tự cấp, thiếu thốn trăm bề. Người Hà Nhì ở Ka Lăng không biết từ khi nào đã hình thành thói quen ăn cơm tối lúc 5-6 chiều, trước khi trời kịp tối. Ánh sáng điện là giấc mơ đối với đồng bào dân tộc nơi đây…
Ka Lăng có lẽ sẽ khó có thể thay đổi mạnh mẽ như hôm nay nếu Chương trình 135 không đến với xã vùng cao này. Nhờ có Chương trình 135, đến năm 2016, 11 thôn, bản của Ka Lăng đã sáng điện, đường bê tông đã rút ngắn khoảng cách vào nhiều thôn, bản; đa số các bản ô tô đều có thể vào được đến trung tâm bản; mỗi ngày đã có 2 chuyến xe chạy thẳng từ trung tâm huyện Mường Tè vào Ka Lăng và từ Ka Lăng ra trung tâm huyện. Những ngôi trường mầm non, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng… đang từng bước nâng cao chất lượng sống của đồng bào Dao, Mông, La Hủ… ở nơi đây.
Câu chuyện của Ka Lăng chỉ 1 trong vô vàn những câu chuyện về sự đổi thay kì diệu của nhiều thôn, bản, xã, huyện vùng cao, vùng ĐBKK khi Chương trình 135 được triển khai ở các địa bàn này.
Video đang HOT
Từ nguồn vốn Chương trình 135, nhiều con đường dẫn vào các thôn, bản ở xã xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang, đã được bê tông hóa
Với các hoạt động như: Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng trung tâm cụm xã, đào tạo cán bộ, quy hoạch dân cư, hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở…, 20 năm qua, Chương trình 135 đã góp phần cơ bản vào việc thay đổi diện mạo của các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Trong đó, có hang ngan công trinh, mô hinh hô trơ phat triên san xuât va cach lam mơi đã giúp tao viêc lam, cai thiên sinh kê cho đông bao DTTS, giup ba con vươn lên thoat nghèo. Tư xuât phat điêm rât thâp, đên nay, hâu hêt cac xa ĐBKK đa co đây đu cac công trinh ha tâng. 100% cac xa co đương ô tô đên trung tâm xa; 99% trung tâm xa va 80% thôn co điên; trên 50% xa co tram y tê đat chuân…Ty lê hô ngheo, hô cân ngheo, nhât la đông bao DTTS trên đia ban giam nhanh theo tưng giai đoan (giai đoan 1999-2005, giam 4,5%/năm; giai đoan 2006 đên nay giam khoang 3,5%/ năm).
Phat biêu tai Hôi thao “Chương trinh 135 – dâu ân 20 năm đông hanh vơi đông bao DTTS va vung kinh tê – xa hôi ĐBKK”, tổ chức ngày 28/12 tại Hà Nội, Thư trương, Pho Chu nhiêm Ủy ban Dân tộc Y Thông đánh giá cao sự quan tâm của một số cơ quan Chính phủ và Tổ chức Quốc tế đã nhiều năm, nhiều giai đoạn tham gia hỗ trợ ngân sách, hỗ trợ kỹ thuật, góp phần đưa Chương trình 135 đạt hiệu quả, từng bước thay đổi đời sống cho người nghèo. Trong đó, gắn bó sâu sắc và thường xuyên với Chương trình 135 phải kể đến: Cơ quan viện trợ của Chính phủ Ailen, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan viện trợ của Chính phủ Phần Lan, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam, Liên minh Châu Âu, Tổ chức CARE quốc tế…
“Nhơ sư quan tâm cua ca hê thông chinh tri, sư ung hô cua cac cơ quan, tô chưc Quôc tê ma Chương trinh 135 trơ thanh “thương hiêu” cua Uy ban Dân tôc noi riêng, Viêt Nam noi chung trong công cuôc xoa đoi, giam ngheo’ – Thứ trưởng Y Thông nhấn mạnh.
Trẻ em vùng cao thích thú khi được xem tivi sau khi có điện lưới quốc gia
Thời gian tới, bên cạnh việc huy động nguồn lực đủ lớn để thực hiện được mục tiêu Chương trình 135 đặt ra; việc phân bổ nguồn lực hợp lý, phù hợp với đặc trưng, điều kiện của từng địa phương cũng là việc làm cấp thiết, cần được tính toán và rà soát cụ thể, khẩn trương. Có như vậy, Chương trình 135 mới đáp ứng được yêu cầu là Chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều với quyết tâm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”…
Hoàng Mai
Theo Congthuong
Triệu phú "thần dược" độc đáo ở bản Kháo Giống
Nhờ nghề nuôi dê kết hợp với trồng thảo quả, anh Giàng A Sông ở bản Kháo Giống, xã Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
A Sông chăm sóc đàn dê tại trang trại của gia đình ở bản Kháo Giống.
Hiện, mô hình phát triển kinh tế cuả A Sông đang trở thành mô hình mẫu và là điểm sáng ở Kháo Giống được nhiều thanh niên khắp trong và ngoài vùng đến học tập và làm theo.Nhớ lại những ngày đầu làm kinh tế, A Sông cho hay: Lúc đầu bắt tay vào làm thấy cái gì cũng mới mẻ nhưng mình chịu khó cập nhật thông tin từ các sách, báo để tìm hiểu và cuối cùng cũng đã chọn được cây, con phù hợp để làm. "Trong quá trình vừa làm vừa học hỏi, rồi đúc rút thêm kinh nghiệm. Có thời điểm cũng gặp thật bại, con nuôi, cây trồng bị chết nhiều nhưng mình không nản chí, càng thất bại mình càng phải cố gắng hơn để thành công".
Hàng năm gia đình A Sông có nguồn thu trên dưới 100 triệu đồng từ nghề trồng thảo quả.
Vừa đầu tư vào nuôi dê, trồng thảo quả, A Sông tập trung nghiên cứu sách báo, học hỏi thêm cách làm của những người đi trước; đặc biệt, anh rất tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng cây nông nghiệp tổ chức tại địa phương...
Nhờ thế mà A Sông nắm được nhiều kinh nghiệm hay áp dụng vào chăn nuôi giúp cho đàn dê, lợn, gà luôn phát triển tốt. Từ 7 con dê giống ban đầu, sau gần 2 năm chăm sóc, đàn dê của A Sông đã tăng lên 38 con. Hiện, trung bình mỗi năm trang trại của anh cung cấp cho khách hàng trong và ngoài địa phương hàng chục con dê thịt đặc sản.Bên cạnh đó, gia đình A Sông còn phát triển diện tích thảo quả trên núi cao để cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
Thảo quả còn được gọi là "nữ hoàng gia vị" và có mặt trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của Việt Nam.
"Do các sản phẩm của tôi được sản xuất ở trên núi cao nên thịt dê và thảo quả đều có chất lượng tốt và rất bổ dưỡng được khách hàng ở các thành phố rất thích, đặc biệt là các khách hàng nam giới đặt hàng mua nhiều, có thời điểm dê nuôi ra không đủ cung cấp cho thị trường", A Sông nói.
Theo Danviet
Được mùa dưa rẫy quả to, đặc ruột, giòn sần sật, bản Mông lãi to Dưa rẫy quả to, cùi dày, đặc ruột, ăn giòn ngọt là đặc sản của người dân các bản người Mông ở huyện Quế Phong. Mùa dưa rẫy năm nay, bà con phấn khởi vì dưa được mùa, được giá. Dưa rẫy được đồng bào Mông ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) trồng xen với lúa, ngô trên nương rẫy....