20 điểm đến hot của Hội An dịp Tết Nguyên Đán (1)
Tết Nguyên Đán là thời điểm lý tưởng để khám phá những địa điểm tâm linh đặc sắc của phố cổ Hội An.
Nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, Chùa Cầu Hội An, còn có tên gọi Cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều là công trình kiến trúc độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Di sản thế giới này. Cầu là nơi thờ Bắc Đế Trấn Võ – vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.
Nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đình Cẩm Phô được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 15 và được tu bổ lại như hiện nay vào năm 1817. Đây là ngôi đình cổ của Hội An. Khi mới được xây dựng, đình là nơi thờ Thành Hoàng, Bà Đại Càn, các vị thần sông nước cùng một số vị thần bảo hộ của làng. Đến lần tu bổ vào năm 1897, đình thờ thêm các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng nên người dân còn gọi Đình Cẩm Phô là “Cẩm Phô Hương Hiền”.
Miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố cổ, số 24 đường Trần Phú là công trình tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc đền miếu ở Hội An. Miếu được người Minh Hương và người Việt khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng nổi tiếng thời Tam Quốc, biểu tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu.
Nằm trên trục đường Trần Phú ở khu vực trung tâm đô thị cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến (hay Phước Kiến) là công trình nổi bật nhất bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và cổ kính. Tương truyền, tiền thân hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang như ngày nay.
Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú) còn gọi là Hội quán Quảng Triệu, được xây dựng vào năm 1885. Công trình thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán có kiến trúc khá đẹp bởi sự kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực cùng họa tiết trang trí công phu, chạm trổ tinh xảo… mang lại cho công trình một vẻ đường bệ, lộng lẫy, uy nghiêm.
Hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu) được cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và thờ thần Phục Ba – vị thần chuyên chế ngự sóng gió, giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được bình yên, thuận buồm xuôi gió. Đây là một trong những công trình có giá trị đặc biệt trong quần thể kiến trúc tại đô thị cổ Hội An.
Video đang HOT
Nằm ở số 10 Trần Phú, hội quán Hải Nam (hay còn gọi là Quỳnh Phủ hội quán) được Hoa kiều bang Hải Nam – Trung Quốc đóng góp tiền của xây dựng vào năm 1875. Hội quán thờ 108 thương nhân người Hoa bị chết oan do quan quân nhà Nguyễn tưởng nhầm là tàu của giặc cướp nên đã nã đại bác bắn chìm thuyền. Sau khi điều tra rõ sự tình, vua Tự Đức sắc phong họ là “Nghĩa Liệt Chiêu ứng”, cho phép xây đền thờ cúng để thờ cúng.
Nằm ở số 64 Trần Phú, Hội quán Dương Thương (hay còn gọi là hội quán Ngũ Bang, hội quán Trung Hoa) được xây dựng từ năm 1741 với sự đóng góp của các thương nhân 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Gia Ứng. Đây là nơi thờ Thiên Hậu Ngũ Bang và sinh hoạt đồng hương của người Hoa ở Việt Nam. Hội quán mang đậm phong cách kiến trúc Trung Hoa, trải qua nhiều lần trùng tu nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên gốc theo lối kiến trúc nguyên thuỷ ban đầu.
Tụy Tiên Đường Minh Hương (số 14 Trần Phú) còn gọi là Đình tiền hiền Minh Hương hay hội quán Minh Hương được cộng đồng người Minh Hương đến từ Trung Hoa dựng nên để thờ cúng các bậc tiền hiền khai lập làng Minh Hương, một trong những làng cổ ở Hội An. Công trình được xây dựng vào giữa thế kỷ 17 trên khu đất số 20 Phan Châu Trinh, năm 1905 thì được di dời về vị trí hiện nay. Sau nhiều lần trùng tu, ngôi đình vẫn giữ dáng vẻ cổ kính với nhiều chi tiết bằng gỗ tạo tác công phu bởi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.
Chùa Pháp Bảo tọa lạc tại số 7 đường Hai Bà Trưng là ngôi chùa có quy mô lớn nhất ở phố cổ Hội An. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông, được xây theo mô hình kiến trúc chùa Việt truyền thống, là nơi đón rất nhiều Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, lễ bái, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết.
Theo_Kiến Thức
Dân ta chưa thuộc sử ta Các ông 'tích hợp' bao la thôi rồi!
Xung quanh đề xuất xây dựng tượng Quan Công ở Sóc Trăng, đề án "tích hợp" môn lịch sử của Bộ GD&ĐT đang khiến dư luận xôn xao thời gian gần đây.
Dư luận báo chí mấy ngày gần đây đang xôn xao về đề xuất xây dựng tượng Quan Công (một danh tướng, anh hùng của Trung Quốc đời nhà Hán) cao 36m nhìn ra biển Đông tại Dự án khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng do một doanh nghiệp làm chủ đầu tư.
Dự án này có nhiều hạng mục, công trình quy mô để khai thác dịch vụ ăn uống, du lịch sinh thái dã ngoại, dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp, thể dục thể thao... có quy mô 17,7ha với tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỉ đồng.
Báo chí cũng đưa tin, dư luận tại Vĩnh Châu cho rằng, việc thờ cúng Quan Công là bình thường nhưng xây dựng tượng Quan Công "trấn" biển miền Tây trong thời điểm này là không phù hợp.
Đáng chú ý, khi trả lời báo chí, ông Trần Hoàng Thắng, Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết, địa phương đã bác bỏ ý tưởng của nhà đầu tư về việc muốn xây tượng Quan Công tại khu Du lịch tâm linh của thị xã ven biển này, và gợi ý doanh nghiệp xây tượng khác, phù hợp hơn, nếu họ không đồng ý thì chính quyền sẽ từ chối cho họ tham gia đầu tư.
Đến bao giờ thì môn Lịch sử mới trở thành niềm yêu thích (có định hướng) của học sinh? Ảnh minh họa: Ngọc Diệp.
Trước đó, ông Nguyễn Trung Hiếu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng khẳng định tại cuộc họp với các sở ngành xem xét về dự án khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, ông đã không đồng ý với đề xuất của chủ đầu tư về việc xây tượng Quan Công trong khu du lịch này.
Ban tôn giáo tỉnh Sóc Trăng cũng đã có ý kiến về công trình trên, cho rằng nên xây dựng thờ Quốc tổ như Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng hay những vị anh hùng của dân tộc, phù hợp với giá trị lịch sử, văn hóa đạo đức xã hội Việt Nam.
Từ câu chuyện xây dựng tượng đài ở khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng, người viết bài này thấy giật mình vì đã từng được nghe nhận xét khá hài hước của một nhà nghiên cứu: "Bấy lâu nay, có không ít người Việt Nam thuộc sử nước láng giềng hơn cả sử nước ta.
Từ nhỏ họ đã đọc "Tam quốc diễn nghĩa", "Thủy Hử", "Tây du ký"...và "nhập tâm" những câu chuyện về các anh hùng, danh tướng thời xưa của Trung Hoa như: Quan Công, Lưu Bị, Khổng Minh, Trương Phi, Triệu Tử Long, Tào Tháo, Tôn Quyền, Chu Du... rồi đến Võ Tòng, Lâm Sung, Lý Quỳ, Tống Giang...
Việc không ít người Việt ghi nhớ trong ký ức mình những câu chuyện về các nhân vật lịch sử đặc biệt của Trung Hoa thời xưa cũng không có gì lạ. Vì đấy là các nhân vật nổi tiếng trong những cuốn sách được coi là tài sản quý giá của văn hóa nhân loại. Nhưng việc người Việt không thuộc sử nước Việt bằng sử nước ngoài mới là điều đáng nói về cách viết sử, dạy sử, học sử của chúng ta hiện nay...".
Và cũng từ ý kiến của nhà nghiên cứu trên, tôi lại liên tưởng tới chuyện Bộ Giáo dục - Đào tạo vừa mới đây, có "sáng kiến" khá kỳ lạ là đề xuất đưa môn học lịch sử "tích hợp" với các môn "Giáo dục công dân" và "An ninh quốc phòng" thành môn mới là "Công dân với Tổ quốc".
Đề xuất này đã gây nhiều tranh luận và bị nhiều người phản đối, trong đó có không ít chuyên gia nghiên cứu về sử học, thậm chí có người cho rằng đây chính là đề xuất "khai tử" môn sử nước Việt (?!).
Vậy, trước tình trạng "Dân ta chưa thuộc sử ta" mà các ông còn định "tích hợp bao la" thế này thì mai đây, những người không thuộc sử Việt sẽ còn đề xuất xây dựng cả loạt các tượng danh tướng, anh hùng thời Tam Quốc, Thủy Hử... của Trung Hoa nữa cho các ông xem! Nên có thơ rằng:
Dân ta chưa thuộc sử ta
Các ông "tích hợp" bao la thế này
Rồi đây con cháu không hay
Nó thuộc "Tam quốc", nó bày "Tây Du"
Nó đòi dựng tượng lu bù
Ngộ Không, Tào Tháo, Chu Du, Tôn Quyền...
Các ông sẽ rất buồn phiền
Không ngờ bọn nó lại "điên" thế này
Sử ta chẳng thuộc, chẳng hay
Sử ngoại, nó thuộc là gay go rồi
Xin ông đừng "tích hợp" chơi
Hãy để môn sử như thời học xưa
Một người yêu sử Việt
Theo_Người Đưa Tin
Đã dỡ bỏ 1.746 biển báo hạn chế tốc độ dưới 50km/h Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết đã hoàn thành rà soát, tháo dỡ biển báo hạn chế tốc độ dưới 50km/h trên tất cả quốc lộ, tỉnh lộ, trục đô thị chính; trừ một số trường hợp đặc biệt đã có sự đánh giá, xem xét cụ thể, như cầu yếu, điểm đen tai nạn giao thông... Theo thống kê, trên...