20 câu nói hay và đau xót nhất về vụ chặt cây tại Hà Nội
Việc chặt hạ 6.700 cây xanh khiến rất nhiều giáo sư, tiến sĩ đầu ngành, các nghệ sĩ trong mọi lĩnh vực không thể im lặng.
Theo Trí Thức Trẻ
Chặt cây xanh Hà Nội và ước mơ đổi đời của lâm tặc
Mấy ngày nay, nghe tin Hà Nội có kế hoạch chặt hạ 6.700 cây xanh, công hạ mỗi cây xà cừ có giá hơn 35 triệu đồng, đã làm cho những lâm tặc "sống mòn" trên các ngọn núi cứ nhấp nhổm.
Video đang HOT
Nữ cửu vạn gỗ nghiến ở xã Lương Thông huyện Thông Nông - Cao Bằng
Bởi lẽ họ hy vọng rằng, với "kinh nghiệm" đốn hạ nhiều cây rừng ngàn năm tuổi, khi về đến Hà Nội sẽ sớm được tuyển mộ vào đội chặt hạ mấy gốc cây mặt phố giá cao, biết đâu lại có cơ hội đổi đời.
Từ trước đến nay, những lâm tặc phải kiếm cơm nơi rừng sâu, núi thẳm rất nguy hiểm, vì họ phải đối mặt với cái chết thường trực ở phía trước như: Rắn độc, bọ cạp, rết xanh, lở đá, cây đổ, gỗ đè, trượt ngã,... rình rập với những tấm thân cò nhỏ bé trong đêm tối nơi rừng sâu.
Để né tránh lực lượng Kiểm lâm, Công an tuần tra các khu rừng để bảo vệ lâm sản, họ phải lần mò đi vào rừng từ lúc trời tối, đi ra khỏi rừng trước lúc mặt trời mọc.
Quá trình di chuyển trong rừng là đi mò tối theo thói quen, không dùng ánh sáng, tránh sự phát hiện của lực lượng bảo vệ rừng. Trong quá trình chặt cây rừng, xẻ lấy gỗ, cũng hạn chế dùng đèn pin, đuốc lửa để tránh sự phát hiện của Kiểm lâm, Công an.
Không những thế, giá cả lao động khổ sai nơi rừng sâu cũng rất bèo bọt, mỗi lâm tặc lao động cực nhọc và nguy hiểm trong cả đêm như thế, với các việc như: Chặt hạ cây gỗ, xẻ phanh theo thanh, tấm hoặc cục, hay vận chuyển ra cửa rừng cũng chỉ được khoảng 100 nghìn đồng/đêm lao động.
Số tiền đó, chỉ đủ mua gạo và rau cháo nuôi con, chẳng còn đồng nào tích luỹ nữa.
Nghề lâm tặc rất khó nhọc, hiểm nguy, nhưng không thể có tích luỹ, bởi hết mồ hôi là hết tiền. Nếu không may mắn, còn bị lực lượng bảo vệ rừng bắt, sẽ bị xử lý về tội tàn phá rừng, buộc phải ngồi tù,...
Một lâm tặc đã nhiều năm kinh nghiệm nghề rừng, từng tham gia vận chuyển, đến xẻ thịt gỗ nghiến tại huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn lập luận: "Chặt hạ một cây gỗ xà cừ ở Hà Nội, đường kính 120 cm có giá hơn 35 triệu đồng là quá cao, vì xà cừ là loại cây gỗ mềm, cưa xăng chỉ nổ máy tăng ga 10 phút là hạ xong.
Nếu chi phí chặt hạ bằng xe nâng càng đơn giản, kể cả là chặt hạ xong, thu gom, cắt xếp thành đốn và vận chuyển đến kho bãi tập kết trong Hà Nội, thì với giá hơn 35 triệu đồng/cây sẽ có lãi lớn. Công lao động phổ thông ở các TP chỉ khoảng 200 nghìn đồng/ngày, như vậy chặt hạ, đào gốc 1 cây xà cừ chẳng lẽ phải mất đến 175 ngày công lao động?"
Cây mới được trồng thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh - Hà Nội
Chính vì món lời lãi đối việc chặt hạ cây gỗ ở Hà Nội quá cao, đã làm cho đám lâm tặc trên núi cao nghe được tin đã không thể ngủ được? Còn những lâm tặc có cách tính toán cẩn thận hơn lại cho rằng; Đường Hà Nội đông người, phương tiện, dây điện chằng chịt, nên giá thuê chặt hạ cao hơn nơi rừng sâu.
Tuy nhiên, hầu hết các lâm tặc đều cho rằng; chặt cây có thể diễn ra ban đêm, bởi ánh sáng điện đường thừa sức cắt hạ. Bởi ở trên rừng núi đá tai mèo sắc nhọn, những người chặt phá rừng trái phép chỉ dùng chiếc đèn pin, bó đuốc nhỏ còn cắt hạ những cây gỗ nghiến có đường kính gốc rộng từ 2 đến 3 mét, cao khoảng 50 mét.
Còn khi xẻ gỗ, chỉ dùng ánh sáng mập mờ của mấy con đom đóm trong chiếc lọ, cũng có thể cắt xẻ, đẽo gọt thân gỗ quý thành những tấm sập dày 10 hoặc 20 cm, rộng từ 80 cm đến 1 mét, chiều dài mỗi tấm khoảng 3 mét...
Chính vì giá thuê cắt hạ mỗi cây gỗ cao ngất ngưởng, đã làm cho những lâm tặc trên non cao nhấp nhổm tìm đường về Hà Nội, với hy vọng sẽ được tham gia chặt cây xanh, để có cơ may đổi đời.
Theo Nông Nghiệp Việt Nam
"Tôi lấy đầu mình để khẳng định đó không phải cây vàng tâm" Ông Lê Huy Cường (Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp) dám lấy đầu ra để khẳng định 100% cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải vàng tâm. Chuyên gia lâm nghiệp Lê Huy Cường và cây mới trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh. 100% không phải cây vàng tâm Sở Xây dựng Hà Nội vừa có văn bản chính thức trả...